Mạch Công Suất TDA2030 - Cùng Chơi Nhạc

IC TDA2030 thường thấy ráp trong các loa vi tính . Loa kéo cũng có khi xài loại IC nầy .

IC nầy có thể cấp nguồn đơn từ 3vdc ( hai cục pin 1v5) cho đến 32vdc . Loa kéo thì accu 12v . Ghim loa kéo vào điện đường thì có khi số volt nguồn cấp cao hơn 12vdc nhiều .

IC nầy , nếu cấp nguồn đôi thì từ +-1,5vdc cho đến +-16vdc .

Sơ đồ đơn giản . Vì IC chỉ có 5 chân , nên linh kiện kết nối sẽ ít .

Sau đây là sơ đồ ráp TDA2030 bằng nguồn đơn ...

Mạch CS ráp bằng TDA2030

Chân 1 là ngõ vào không-đảo . Khi xài nguồn đơn thì phải phân cực 1/2Vcc cho chân nầy . Số volt 1/2Vcc ở đây là 2 con trở 100k + 22uf , nối vào +Vs và GND . Mối giữa sẽ là 1/2Vcc ( đo bằng đồng hồ số mới đúng ; đo bằng đồng hồ kim thì thấy "không đủ" 1/2Vcc ) .

Còn con 100k ở giữa nối vào chân 1 là ....đưa số volt 1/2 Vcc vào . Lúc nầy , trở kháng vào của chân 1 sẽ là 100k .

Con trở 150k ( ô đỏ) là con trở hồi tiếp âm . Bất cứ ráp Opamp nào ( 741,4558,082,...) đều phải có con trở hồi tiếp âm ( dù nguồn đôi hay nguồn đơn cũng vậy) . Vì sao ? Vì không có con trở hồi tiếp âm thì ...gọi là "vòng hở" . Hskđ sẽ lớn khủng khiếp ( cả mấy trăm ngàn lần ) , không có xài sụn gì được cả .

Con trở hồi tiếp âm nầy cũng là yếu tố để tính hskđ cho Ic . Trên hình , 150k cùng với con trở 4k7 là 2 con trở tính hskđ . Lấy 150 mà chia cho 4,7 , ra là 32 lần . Tụ 2uf là xài cho volt Ac . Là sao ? Đối với tín hiệu AC sin thì hskđ là 32 lần , vào 1mVac , cho ra 32mVac . Đối với Dc thì hskđ vẫn là 1 lần , tức không có kđ Dc. Bây giờ , bỏ tụ 2uf ra thì hskđ sẽ là 32 lần đối với tín hiệu Ac hoặc DC . Khi bỏ tụ ra , thì mạch sẽ kđ tần số thấp từ 0Hz trở lên 20KHz , tức hát rất ngon (Hifi) . Nhưng ...thực tế , xài không được . Vì chỉ cần có chút xíu volt Dc ở ngõ vào là ...ngõ ra sẽ lệch " điểm giữa" , tức méo rè . Người ta chỉ cần kđ AC , không kđ DC để IC ổn định . Tất nhiên , tiếng bass sẽ không "nặng".

Sau đây là sơ đồ ráp TDA2030 bằng nguồn đôi ...

Mạch CS ráp bằng TDA2030

Ráp nguồn đơn thì tương đối ổn định , dễ lắp ráp . Nhưng ráp nguồn đôi thì có khi gặp sự cố .

-- Trước hết là tụ C2 . Nó "phải" không có volt DC nạp vào nó ! Nếu có một chút volt DC thì ...mạch bị lệch ngõ ra !  Đây là lý do tại sao ...ta nên xài tụ Nonpolar cho các mạch nguồn đôi . Dùng 2 tụ 47uf/50v nối tiếp lại thành tụ 23.5uf/NP/100v . Tụ NP thì nó không "trữ điện" . Vì ...nó luôn nạp và xả . Còn tụ DC thì ...khi nó nạp mà muốn nó xả thì ...phải "ngược" dấu , nó mới xả . Còn "cùng" dấu ( cộng trừ) ...thì nó càng nạp thêm .

-- Lúc nào cũng phải có tải ( loa) ở ngõ ra . Vì sao ? Vì nếu chưa câu loa mà cái tay ta chạm vào In ...thì có thể làm 2 sò CS trong IC "dẫn" một lượt , làm hư IC . Có tải loa thì đỡ hơn .

-- Một anh bạn nước ngoài đã "thêm" con trở vài trăm kí , nối từ -Vcc nối vào đầu + của tụ 22uf/16v ( tụ C2) . Đó là làm đường xả cho tụ C2 . Khi ráp BTL thì các bạn có thể bắt chước .

Làm sao làm , ráp nguồn đôi , đo chân 1, chân 2 , chân 4 ...bằng 0v . Còn chân 3 và chân 5 là chân nguồn .

 

Từ khóa » Sơ đồ Mạch Ampli 2030