Mạch điện Cầu Thang: Sơ đồ Mạch điện, Nguyên Lý Và Cách Lắp đặt

Mạch điện cầu thang được biết đến là một trong những mạch điện khá đơn giản và được áp dụng rất nhiều trong các hộ gia đình. Đối với, những người thợ có kinh nghiệm thì việc lắp đặt mạch này khá đơn giản. Nhưng đối với người lần đầu thực hiện lắp đặt thì sẽ gặp khá nhiều những khó khăn. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn sơ đồ mạch điện và cách lắp đặt sao cho đạt hiệu quả tốt nhất.

Sơ đồ lắp đặt mạch điện cầu thang

Sơ đồ mạch điện cầu thang được biết đến là một trong những sơ đồ mạch điện đơn giản và được áp dụng rất nhiều tại Việt Nam. Mạch được lắp ở hầu hết những nhà có từ 2 tầng trở lên và dùng để bật tắt đèn chiếu sáng cầu thang ở các tầng khác nhau.

Sơ đồ lắp đặt mạch điện cầu thang
Sơ đồ lắp đặt mạch điện cầu thang

Dưới đây là một số các thiết bị cần thiết để bạn có thể thực hiện lắp đặt thành công  mạch điện cầu thang 2 công tắc 1 bóng đèn: 2 công tắc 3 cực, 1 bóng đèn, 1 cầu chì.

Bạn có thể hình dung mạch sẽ được thiết kế như sau: Một công tắc sẽ được đặt ở chân cầu thang tầng 1, công tắc còn lại sẽ được đặt ở đầu cầu thang tầng 2, bóng đèn chiếu sáng sẽ được lắp ở vị trí chính giữa để có thể chiếu sáng lối lên cầu thang của cả 2 tầng.

Tác dụng chính của các thiết bị trong mạch như sau:

  • Công tắc 3 cực: Đây được biết đến là một thiết bị thường thấy nhất trong việc sử dụng lắp đặt mạch cầu thang. Công tắc này có một cực chung và 2 cực đầu ra. Trong một khoảng thời điểm nhất định thì chỉ có 1 cực của đầu ra được nối thông với đầu vào.
  • Cầu chì: Thiết bị này có tác dụng giúp bảo vệ các thiết bị điện khác trong mạch trong trường hợp xảy ra sự cố chập điện. Tùy thuộc vào công suất của tải để có thể lựa chọn loại cầu chì cho phù hợp nhất, ở đây tải là bóng đèn.
  • Bóng đèn: Là thiết bị chiếu sáng bạn có thể lựa chọn các loại bóng đèn tùy thuộc theo sở thích và phong cách thiết kế ngôi nhà của bạn. Có 2 loại bóng thường được sử dụng là bóng đèn sợi đốt và đèn compact.

Nguyên lý hoạt động mạch điện cầu thang

Nguyên lý hoạt động

Nguyên lý hoạt động mạch điện cầu thang
Nguyên lý hoạt động mạch điện cầu thang

Đối với sơ đồ mạch 1: Khi bạn sử dụng bật hoặc tắt 1 trong 2 công tắc sẽ xảy ra một số trường hợp như sau:

  • Trường hợp 1: Nếu công tắc T1 ở vị trí A1 và công tắc T2 ở vị trí B2. Hoặc ngược lại, T1 ở vị trí A2 và T2 ở vị trí B1. Lúc này điện áp đi qua đèn sẽ bằng điện áp nguồn nên đèn sẽ sáng.
  • Trường hợp 2: Nếu T1 ở vị trí A1 và T2 ở vị trí B1. Hoặc ngược lại, T1 ở vị trí A2 và T2 cũng ở vị trí B2. Lúc này điện áp đi qua đèn sẽ bằng 0V dẫn đến việc đèn không sáng.

Đối với sơ đồ mạch điện cầu thang 2: Khi bạn sử dụng bật hoặc tắt 1 trong 2 công tắc sẽ xảy ra một số trường hợp như sau:

  • Trường hợp 1: Nếu công tắc T1 tiếp xúc với dây dẫn D1 và công tắc T2 tiếp xúc với dây dẫn D2 hoặc công tắc T1 tiếp xúc với D2 và T2 với D2 thì mạch điện lúc này được khép kín. Lúc này đèn sẽ sáng. Mạch điện lúc này ở trạng thái hở, bóng đèn ở trạng thái tắt.
  • Trường hợp 2 nếu T1 tiếp xúc với D1 và T2 tiếp xúc với dây D2. Hoặc T1 tiếp xúc với dây dẫn D2 và T2 tiếp xúc với dây dẫn D1

Cách lắp đặt mạch điện cầu thang

Những thiết bị điện cần phải chuẩn bị: 1 cầu chì, 2 công tắc 3 cực, 1 bóng đèn, dây điện, kìm cắt dây, tô vít và một số dụng cụ cần thiết cho quá trình lắp đặt và đấu nối.

Bạn có thể lắp đặt mạch điện cầu thang nhà bạn theo sơ đồ hình dưới. Nếu trường hợp nhà bạn có nhiều hơn 2 tầng thì bạn lại thực hiện lắp đặt các mạch ở trên các tầng tiếp theo giống như mạch ở bên dưới. Cần lưu ý, mua loại hộp công tắc có thể đặt được 2 công tắc để giúp nâng cao tính thẩm mỹ.

Trên đây là một số thông tin về sơ đồ mạch điện, nguyên lý hoạt động và cách lắp đặt mạch điện cầu thang mà bạn có thể tham khảo. Chúc các bạn thành công.

Từ khóa » Nguyên Lý Mạch điện Cầu Thang