Mạch Lạc Trong Văn Bản Là Gì? - TopLoigiai
Có thể bạn quan tâm
Câu hỏi: Mạch lạc trong văn bản là gì?
Trả lời:
Mạch lạc trong văn bản là các câu, các ý, các phần, các đoạn trong văn bản đều phải hướng về một sự thống nhất, một ý hay một chủ đề nào đó. Hay nói một cách đơn giản thì mạch lạc là sợi dây vô hình gắn kết các phần, các ý, các đoạn trong văn bản.
Cùng Top lời giải tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Mục lục nội dung 1. Mạch lạc trong văn bản2. Những điều kiện để văn bản có tính mạch lạc3. Luyện tập4. Một số bài trắc nghiệm1. Mạch lạc trong văn bản
Trong văn bản, mạch lạc là sự tiếp nối các ý theo một trình tự hợp lí. Sự tiếp nối hợp lí giữa các ý thể hiện ra ở sự tiếp nối hợp lí của các câu, các đoạn, các phần trong văn bản
Ví dụ: Cấu tạo một chiếc điện thoại thông minh thì bố cục là các phần như màn hình, camera, bàn phím, thẻ nhớ… còn mạch lạc là các vi mạch giúp các bộ phận trên điện thoại hoạt động được.
2. Những điều kiện để văn bản có tính mạch lạc
Các phần, các câu, các đoạn trong văn bản đều nói hoặc mô tả về một đề tài cụ thể, xuyên suốt trong đoạn văn bản đó.
Các đoạn, các câu, các ý phải được trình bày tiếp nối nhau theo một trình tự rõ ràng, hợp lý, logic, trước sau hô ứng nhau làm cho chủ đề liền mạch và gây hứng thú cho người đọc, người nghe.
Các trình tự này có thể là trình tự thời gian, không gian, diễn biến tâm lý hay các môi quan hệ tương đồng, tương phản, quan hệ nhân quả…
3. Luyện tập
Câu 1
Trả lời câu 1 (trang 32, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
Tính mạch lạc của:
a) Văn bản “Mẹ tôi”
- Chủ đề xuyên suốt: ca ngợi lòng yêu thương, đức hi sinh của mẹ dành cho con.
- Trình tự văn bản xoay quanh thể hiện chủ đề một cách liên tục, rất mạch lạc:
+ bố đau lòng vì con thiếu lễ độ với mẹ.
+ bố nói về mẹ.
+ bố khuyên con xin lỗi mẹ một cách thành khẩn.
b)
(1) Lão nông và các con
- Chủ đề chính: ca ngợi lao động là vàng.
- Bố cục ba phần nhất quán, rõ ràng:
+ Mở bài (2 câu đầu ): giá trị của lao động.
+ Thân bài (Tiếp … đến “bội thu”): hành trình lao động.
+ Kết bài (Còn lại): kho vàng có được là nhờ sức lao động của con người.
(2)
- Chủ đề xuyên suốt: Sắc vàng trù phú ở làng quê.
- Bố cục ba phần:
+ Mở bài (Câu 1): giới thiệu về màu vàng khác nhau của làng quê.
+ Thân bài (Tiếp … đến “vàng mới”): thể hiện phong phú của màu vàng ở các sự vật.
+ Kết bài (2 câu còn lại): cảm nhận và nhận xét về sắc vàng đó.
Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 33, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
Trong truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê”, tác giả đã không thuật lại tỉ mỉ nguyên nhân dẫn đến sự chia tay của người lớn. Theo em, như vậy câu chuyện không thiếu mạch lạc vì:
- Vấn đề xuyên suốt tác phẩm là sự chia tay của anh em Thành Thủy và những con búp bê.
- Thêm chuyện của người lớn vào thì nội dung truyện sẽ bị phân tán làm giảm đi sự thống nhất chủ đề.
4. Một số bài trắc nghiệm
Câu 1: Dòng nào sau đây không phù hợp khi so sánh với yếu tố mạch lạc trong một văn bản?
A. Dòng nhựa sống trong một cái cây
B. Mạch máu trong một cơ thể sống
C. Mạch giao thông trên đường phố
D. Trang giấy trong một quyển vở
Câu 2: Điều kiện để một văn bản có tính mạch lạc?
A. Các sự kiện, sự việc phải xoay quanh những sự kiện trọng tâm
B. Các phần, các đoạn trong văn bản được tiếp nối theo một trình tự rõ ràng, hợp lý, trước sau hô ứng nhau nhằm làm chủ đề liền mạch và gợi được nhiều hứng thú cho người đọc
C. Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản đều nói về một đề tài, biểu hiện một chủ đề chung xuyên suốt
D. Cả B và C đúngều đúng
Câu 3: Mạch lạc trong văn bản là gì?
A. Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản đều nói về một đề tài, biểu hiện chủ đề chung xuyên suốt
B. Mạch lạc là sự rõ ràng về mặt nội dung trong cách triển khai văn bản
C. Các phần đoạn, câu trong văn bản được tiếp nối theo một trình tự rõ ràng, hợp lí, trước sau hô ứng nhằm làm rõ chủ đề liền mạch và gợi được nhiều hứng thú cho người đọcà gợi được nhiều hứng thú cho người đọc
D. Cả A và C
Câu 4: Hãy sắp xếp các ý sau đây để tạo được một văn bản có bố cục rõ ràng :
1. Đà Lạt còn thật đáng yêu với đủ loại hoa có sắc màu và kiểu dáng khác nhau.
2. Dời chân đi nhưng tôi biết chắc mình sẽ trở lại Đà Lạt vào một ngày không xa.
3. Con người nơi đây thân thiện và mến khách vô cùng.
4. Tôi ngây ngất trước sắc xanh sâu thẳm của màu thông trên suốt dọc đường vào trung tâm thành phố.
5. Kì nghỉ hè này tôi đến với Đà Lạt.
6. Đà Lạt là thành phố dễ làm người ta yêu mến ngay từ lần đầu tiên đặt chân tới đây.
7. Thành phố bắt đầu với những rừng thông bạt ngàn .
8. Nhiều loại hoa tôi mới nhìn thấy lần đầu và không khỏi ngạc nhiên vì sắc đẹp của chúng.
A. 5-6-7-4-2-1-8-3
B. 3-4-7-8-6-5-2-1
C. 5-6-8-1-2-7-4-3
D. 5-6-7-4-1-8-3-
Câu 5: Một văn bản có tính mạch lạc là
A. Có nhiều chủ đề nhỏ nhưng thống nhất trong chủ đề chung của cả văn bản
B. Có chủ đề thống nhất
C. Các phần, đoạn trong văn bản được liên kết với nhau liền mạch
D. Cả A,B,C
Từ khóa » Sự Mạch Lạc
-
Mạch Lạc Trong Văn Bản Là Gì? Ví Dụ Các Bài Tập Vận Dụng
-
Mạch Lạc Trong Văn Bản
-
Mạch Lạc Trong Văn Bản - Ngữ Văn 7 - HOC247
-
Mạch Lạc Trong Văn Bản Là Gì?
-
Mạch Lạc Trong Văn Bản
-
Mạch Lạc Trong Văn Bản Là Gì Nêu Những Tính Chất Của Nó
-
Bài Học: Mạch Lạc Trong Văn Bản - Giỏi Văn
-
Soạn Bài Mạch Lạc Trong Văn Bản | Soạn Văn 7 Hay Nhất
-
MẠCH LẠC TRONG VĂN BẢN (G. án Của Đoàn Thị Hằng) - 123doc
-
Soạn Bài Mạch Lạc Trong Văn Bản
-
[PDF] Những Vấn đề Về Mạch Cạc Và Liên Kết Với Việc Rèn Kĩ Năng Làm Văn ...
-
Soạn Bài Mạch Lạc Trong Văn Bản - Ngắn Gọn Nhất
-
Soạn Bài Mạch Lạc Trong Văn Bản