Mách Mẹ 6 Cách Xử Lý Khi Con ăn Vạ Cực Hay Ai Cũng Làm được
Có thể bạn quan tâm
Ăn vạ là tình huống thường gặp khi trẻ không đạt được điều mình mong muốn. Trẻ bắt đầu làm mọi cách để bố mẹ “siêu lòng” và chiều theo ý mình. Trong trường hợp này bố mẹ nên xử lý khi con ăn vạ như thế nào?
Bố mẹ không nên chiều chuộng khi con ăn vạ, như thế sẽ tập thói quen xấu cho bé. Và những tình huống như thế nếu lập đi lập lại, bé sẽ càng không nghe lời và bố mẹ không thể dạy bé được.
Dưới đây là 6 tình huống ăn vạ phổ biến nhất của bé, các mẹ cùng tham khảo cách xử lý khi con ăn vạ nhé!
Tình huống 1: Bé khóc lóc, nôn ọe
Trường hợp này bố mẹ cần “nhốt” mình và con vào một phòng riêng để mọi người bên ngoài không thể can thiệp. Bố mẹ nên nhớ dọn dẹp những vật dụng nguy hiểm đối với con đồng thời giữ không khí trong phòng thoáng mát, chuẩn bị thau hoặc khăn lau nếu mẹ định nôn (để đó cho con tùy nghi sử dụng). Sau đó, bố mẹ lấy tai nghe ra nghe nhạc, mắt vẫn nhìn con không chớp.
Nếu như bé giật ống nghe thì bố mẹ nên kháng cự hoặc cất tai nghe đi và ngồi lên giường. Hai chân bố mẹ gập lại sao cho đầu gối sát với mặt. Úp mặt vào đầu gối, vòng tay ôm qua chân. Lúc này, con có xông vào cấu xé, lôi kéo sự chú ý của cha mẹ thì cha mẹ cũng phải mặc kệ. Cố gắng giữ nguyên tư thế ngồi như vậy cho đến khi con tự nín.
Sau khi con đã nín khóc và quên chuyện ăn vạ, bố mẹ không giáo huấn, bởi lúc này trẻ chưa hiểu những lời giáo huấn. Bố mẹ có thể đứng dậy làm việc khác mà coi như sự vụ ăn vạ chưa hề xảy ra. Tuyệt đối không nhắc lại vụ việc đó. Bố mẹ yên tâm là con đủ khôn ngoan để biết rút kinh nghiệm. Chỉ cần bố mẹ kiên nhẫn xử lý độ vài ba lần là việc ăn vạ sẽ giảm dần và mất hẳn.
Tình huống 2: Khi bé đòi gì đó
Trẻ nhỏ khi đi siêu thị hoặc những nơi nào có đồ chúng yêu thích đều sẽ đòi mua cho bằng được. Bố mẹ lưu ý cương quyết không đáp ứng yêu cầu. Khi con bắt đầu ăn vạ, bố mẹ cứ thản nhiên bỏ đi (vẫn theo dõi con nhưng không để con thấy). Trẻ sẽ phải nhanh chóng chạy theo. Vụ việc sẽ còn xảy ra thêm vài lần nữa nhưng rồi trẻ sẽ nhanh chóng rút kinh nghiệm và giảm đòi hỏi.
Tình huống 3: Khi ăn cơm
Cách dạy con tốt nhất là cho con tự xúc cơm (2,5 tuổi là trẻ tự xúc tốt). Nếu con xúc chậm, đặt đồng hồ và yêu cầu con xúc trong 30 phút. Sau thời gian đó mà con vẫn chưa ăn xong thì bố mẹ phải cương quyết cất bát đi. Con sẽ nhận và hiểu được thông điệp nghiêm khắc này khi thấy bụng đói hơn bình thường. Tuyệt đối không cho con ăn vặt sau bữa phạt để con có luôn cảm giác đói đó đến bữa sau. Thực hiện nghiêm chỉnh trong một tuần, các bố mẹ sẽ có một đứa con ăn siêu ngoan và siêu nhanh nhé.
Xem thêm: Mẹo chăm sóc con cho người lần đầu làm mẹ
Sản phẩm tắm gội dịu nhẹ cho làn da bé:
Các bé của bạn đã mắc phải trường hợp nào rồi? Còn 3 tình huống nữa, mẹ cùng tham khảo nhé!
Tình huống 4: Thái độ của con không tốt
Khi con có thái độ không tốt, cần có một hình phạt nhỏ để điều chỉnh. Hình phạt đó là “ngồi ghế xấu”. Bắt con ngồi đúng thời gian tuyên bố cho dù con giãy giụa. Đảm bảo sau đó con sẽ ngoan hơn.
Tình huống 5: Khi chuẩn bị đi đâu mà bé lại ăn vạ
Trong trường hợp này bố mẹ chỉ cần giả vờ dọn dẹp đồ đạc, tắt điện (vẫn chừa ánh sáng cho bé không sợ hãi, chỉ tắt bớt 1 phần thôi) và ra khỏi nhà thật nhanh. Khi đó trẻ sẽ lao vút ra ngoài theo bố mẹ ngay (dĩ nhiên sẽ kèm theo vài cơn nức nở nữa, nhưng sẽ nhanh chóng hết khi trèo lên xe).
Tình huống 6: Khi con không chịu nghe lời
Khi con bướng bỉnh, không chịu nghe lời, cha mẹ có thể đưa ra các lựa chọn cho con. Con sẽ được chọn một trong các hướng. Khi tuyên bố về các hướng, cha mẹ nên nói cả hậu quả của việc theo hướng đó để con có thông tin lựa chọn.
Ví dụ: Một là con ăn ngoan và sau đó mẹ sẽ đọc truyện cho con nghe. Hai là con ăn chậm thì sẽ ngồi vào “Ghế xấu” hoặc “Úp mặt vào tường”. Trẻ sẽ chọn hướng nào ít thiệt hại hơn. Lúc này không cần giục giã, con sẽ làm mọi việc nhanh và gọn lắm.
Một cách xử lý bướng nữa là đếm. Tuyên bố với con là: “Nếu đếm đến… mà chưa làm… thì sẽ bị…”. Các cha mẹ sẽ thấy con trở nên nhanh nhẹn ngay.
Các cô giáo còn có chiêu là thi oẳn tù tì. Nếu oẳn tù tì ba lần mà bố mẹ thắng thì con phải nghe lời, thua thì con tùy ý. Người lớn có đủ chiêu trò để oẳn tù tì ba lần thắng hai. Lúc đó bố mẹ sẽ thấy “kẻ thua” cực kì quân tử, sẵn sàng chịu thua.
Con trẻ rộng lượng, hiểu biết, quân tử và rất khôn ngoan. Xử lý các bé không dễ. Điều quan trọng là bố mẹ cần có bản lĩnh cao cường. Kiên quyết, nói thì sẽ làm, bình tĩnh, không cáu gắt, sẵn sàng cho trẻ chịu một, hai bữa đói… không chỉ điều chỉnh được tính cách của con mà còn xử được cả vụ biếng ăn của con nữa.
Hy vọng với các cách trên sẽ phần nào giúp bố mẹ xử lý được khi bé ăn vạ, giúp các bố mẹ dạy bé tốt hơn. Chúc các bé yêu của bố mẹ luôn ngoan ngoan nhé!
Từ khóa » Con ăn Vạ Xử Lý
-
Mẹ Thông Minh Xử Lý Cơn ăn Vạ ở Con - VietNamNet
-
6 Tình Huống Trẻ ăn Vạ Và Hướng Xử Lý Cụ Thể Theo Gợi ý Của Chuyên Gia
-
Khóc ăn Vạ ở Trẻ - Bạn Có đang Xử Lý Sai Cách?
-
Mách Mẹ 5 Cách Xử Lý Khi Trẻ ăn Vạ - LAVADA
-
Làm Gì Khi Con ăn Vạ? - Sakura Montessori School
-
Làm Gì Khi Con ăn Vạ? - VnExpress
-
Cách Xử Lý Cơn ăn Vạ Của Trẻ - VnExpress
-
Cách Xử Lý Khi Con ăn Vạ đơn Giản Bố Mẹ Nào Cũng Làm được
-
Làm Gì Khi Trẻ ăn Vạ : 8 Bước Xử Lý đúng Cách Bố Mẹ Nên Biết
-
Chiêu Trị Thói Hay ăn Vạ Của Bé - Mẹ Và Bé - Zing
-
Trẻ ăn Vạ - Tuyệt Chiêu Xử Lý Dành Cho Cha Mẹ Khi Bé ăn Vạ
-
Trẻ ăn Vạ Và Cách Xử Lí Khi Trẻ ăn Vạ.
-
Bé Hay “ăn Vạ”, Mẹ Phải Làm Sao? - Bio-acimin
-
BiboMart - XỬ LÝ KHI CON ĂN VẠ ❤️ 1. Khi Con ăn Vạ, Bố Mẹ...