Mách Mẹ Cách Bế Trẻ Sơ Sinh Không Khóc Hiệu Quả Bất Ngờ - Mamamy
Có thể bạn quan tâm
Mẹ “tập 1” chưa có nhiều kinh nghiệm thường băn khoăn không biết bế bé thế nào để con dễ chịu, mẹ không mỏi tay. Bí quyết cho mẹ đây ạ! Chỉ cần áp dụng cách bế trẻ sơ sinh không khóc trong bài viết dưới đây, bé ngoan ngoãn trong vòng tay của mẹ thôi ạ!
Mục lục
- 1. “Giải mã” tiếng khóc của trẻ sơ sinh
- 2. Cách bế trẻ sơ sinh không khóc
- 2.1. Cách bế trẻ sơ sinh lên không khóc
- 2.2. Cách đặt trẻ sơ sinh xuống không khóc
- 3. 3 Mẹo bế dỗ trẻ sơ sinh ngừng khóc
- 3.1. Mẹo 1: Ôm chặt bé vào lòng và đi lại nhẹ nhàng
- 3.2. Mẹo 2: Bế bé kết hợp với nghe nhạc hoặc tiếng ồn trắng
- 3.3. Mẹo 3: Bế bé nằm sấp để tránh bị đầy hơi
- 3. Lưu ý khi bế dỗ trẻ sơ sinh khóc
1. “Giải mã” tiếng khóc của trẻ sơ sinh
Bé sơ sinh chưa biết nói nên con thường dùng tiếng khóc để giao tiếp và gọi mẹ. Vậy con thường khóc khi nào? Góc của mẹ sẽ “phiên dịch ngôn ngữ của con” để mẹ hiểu hơn nhé!
1 – Bé đói bụng: Bé đói bụng sẽ khóc kèm với các biểu hiện mút tay, nhóp nhép miệng hay dụi đầu vào ngực mẹ. Dạ dày con còn nhỏ, các bữa ăn của bé được chia thành nhiều lần trong ngày, cứ 2 – 3 giờ/lần. Vì thế, trong một ngày, bé sẽ khóc đòi ăn nhiều lần lắm đấy ạ. Mẹ chỉ cần để ý rồi cho con bú thêm, con sẽ bình tĩnh ngay thôi mẹ nhé!
2 – Bé bị đầy hơi: Bé thường bị khó chịu ở bụng do nuốt phải nhiều không khí thừa, gây đầy chướng, khó tiêu, đau bụng và quấy khóc sau ăn. Lúc này, mẹ giúp bé đẩy không khí thừa ra ngoài bụng bằng cách vỗ ợ hơi cho con, đặt con nằm ngửa, nắm hai chân và đưa hai chân bé chuyển động như đang đạp xe.
Mẹ tham khảo thêm: Cách bế bé sau khi bú tránh đầy hơi hiệu quả!
3 – Bé buồn ngủ: Khi buồn ngủ nhưng không được ngủ bởi không gian ồn ào, ánh sáng chói mắt, bé sẽ khóc để nhờ mẹ giúp đỡ. Nếu thấy con buồn ngủ với biểu hiện: Dụi mắt, gãi đầu gãi tai, ngáp liên tục… mẹ chọn không gian ngủ yên tĩnh, không để ánh sáng mặt trời, đèn điện chiếu thẳng mắt bé rồi ôm ấp, vỗ về và hát ru để con được ngủ ngon hơn mẹ nhé!
4 – Bé làm nũng, muốn được ôm ấp: Khi làm nũng, bé khóc không ra nước mắt, lúc cao lúc thấp, chân tay quơ múa liên tục. Thực ra, lúc này bé chỉ muốn được bố mẹ ôm ấp nhiều hơn, để được ấm áp, và an toàn hơn như đang ở trong bụng mẹ thôi. Cách bế trẻ sơ sinh không khóc lúc này là mẹ bế con vào lòng, dỗ dành bằng lời nói yêu thương hoặc những cái vỗ nhẹ vào lưng là con sẽ ngưng khóc ngay đó ạ!
5 – Bé quá lạnh hoặc quá nóng:
- Khi thấy nóng, bé khóc đổ mồ hôi nhiều, nhất là ở vùng đỉnh đầu, mặt đỏ ửng. Mẹ cởi bớt quần áo cho con, dùng điều hòa, quạt mát làm dịu không khí trong phòng để bé thấy dễ chịu hơn.
- Khi thấy lạnh, bé khóc da tái, môi nhợt, chân tay lạnh. Mẹ quấn thêm chăn cho bé, ôm ấp con vào lòng để hơi ấm của mẹ làm ấm con nhanh hơn.
6 – Tã bỉm ướt: Tã bỉm ướt làm con thấy bí bách, khó chịu vùng kín. Bé sẽ khóc thét lên, dàn dụa nước mắt, mẹ ngửi thấy mùi hôi, chua khi bế bé. Lúc này, mẹ nhanh chóng thay tã và vệ sinh vùng kín cho con sạch sẽ. Tốt nhất, mẹ kiểm tra tã của con khoảng 2h/lần xem con có đi ị không, nếu có mẹ thay tã luôn để con dễ chịu nhất nhé! Nếu con không ị, mẹ cũng thay tã 3 – 4h/lần, tránh để con tiếp xúc lâu với nước tiểu vì vừa bí bách, vừa dễ gây hăm cho con.
7 – Bé hoảng sợ: Bé thường hoảng sợ, khóc lớn và dẫy dụa mạnh khi có tiếng động mạnh hoặc người lạ bế (tư thế bế và mùi hương khác biệt là bé nhận ra ngay đó ạ!). Lúc này, mẹ bế và dỗ dành và an ủi con nhiều hơn, đưa bé đến nơi yên tĩnh để con được an toàn.
8 – Bé mọc răng: Bé mới mọc răng có các biểu hiện: nước dãi bé chảy nhiều, bé thích cắn đồ chơi, núm ti… Giai đoạn này, răng mới nhú làm sưng đau nướu, khiến bé quấy khóc bất thường. Mẹ cần giảm đau cho bé bằng cách cho bé ăn thức ăn lạnh, hoặc dùng kem bôi nướu cho bé theo hướng dẫn của Dược sĩ mẹ nhé!
2. Cách bế trẻ sơ sinh không khóc
Khi bế bé lên hay đặt bé xuống, mẹ cần vững tay, thao tác nhẹ nhàng, dứt khoát. Chú ý đầu, và cột sống bé, không để con bị vẹo, hay lệch cột sống.
2.1. Cách bế trẻ sơ sinh lên không khóc
Mẹ thường phải bế con lên khi con đang nằm trên nôi, nằm thay tã… Nhìn con nhỏ bé, yếu ớt vậy thôi nhưng con cứng cáp hơn mẹ nghĩ rất nhiều đấy ạ. Điều duy nhất mẹ cần cẩn trọng là cổ bé lúc này còn yếu, chưa tự đỡ được đầu nên mẹ chú ý nâng đỡ đầu khi bế con lên mẹ nhé.
2.1.1. Bế bé sơ sinh lên theo tư thế nằm ngửa
- Bước 1: Mẹ cúi người về phía bé, một tay luồn dưới gáy, đỡ cổ và đầu bé, tay kia đỡ mông bé.
- Bước 2: Mẹ đưa tay đang đỡ đầu bé vào sâu hơn để vừa đỡ được đầu, vừa đỡ được lưng bé (như hình vẽ trên), rồi từ từ nâng đều hai tay và đứng thẳng người lên. Chú ý giữ đầu, lưng và mông bé thẳng, đầu bé cao hơn mông bé.
- Bước 3: Đưa bé lại ngang tầm ngực mẹ, sau đó luồn cánh tay đỡ mông lên đỡ cả đầu bé. Cánh tay còn lại mẹ gập ngang với thân người, đầu bé tựa trên chỗ gập khuỷu tay, cẳng tay và bàn tay ôm lấy bé.
- Bước 4: Rút cánh tay đỡ mông về đỡ mông bé như ban đầu.
Mẹ chú ý: Thao tác nhẹ nhàng, cẩn thận, nhất là khi bé đang ngủ, tránh làm con giật mình. Nếu thấy bé quấy khóc, mẹ trấn an, xoa dịu bé bằng cách gọi tên con hoặc dùng những lời nói thân mật dịu dàng như “mẹ đây” “không sao”…
2.1.2. Bế trẻ sơ sinh lên theo tư thế nằm sấp
Bé hay lăn mình khi ngủ, mẹ đặt bé nằm ngửa nhưng đôi khi bé xoay mình, nằm sấp là điều không thể tránh khỏi. Vì thế, bế bé sơ sinh lên từ tư thế nằm sấp là kĩ năng mẹ cần nắm vững:
- Bước 1: Mẹ cúi người về phía bé, dùng lòng bàn tay đặt dưới má để đỡ đầu bé; tay kia luồn giữa hai chân, lòng bàn tay đỡ ngực bé.
- Bước 2: Từ từ nâng đều hai tay và đứng thẳng người lên. Chú ý giữ đầu, lưng và mông bé thẳng, đầu bé cao hơn mông bé.
- Bước 3: Xoay bé về tư thế ngửa, đưa cánh tay giữa hai chân về phía mông đồng thời, xoay đầu bé trên cẳng tay còn lại để đầu bé tựa vào chỗ gập khuỷu tay. Để dễ dàng hơn, mẹ đưa bé vào sát người mẹ, lấy thân mẹ làm điểm tựa sau đó mới xoay người bé.
- Bước 4: Gập cánh tay đỡ đầu bé lại ôm dọc thân người bé.
2.2. Cách đặt trẻ sơ sinh xuống không khóc
Khi đặt bé xuống, mẹ giữ vững đầu bé, không để đầu bé trượt ra khỏi tầm tay, dễ làm bé bị nghẹo cổ, giật mình và khóc toáng lên. Ngoài ra, mẹ chú ý đặt đầu bé xuống trước, sau đó mới đặt lưng và mông bé. Nếu làm ngược lại, bé rất dễ giật mình và tỉnh giấc. Cụ thể, mẹ thực hiện theo các bước sau nhé:
- Bước 1: Mẹ cúi người về phía trước, một tay đặt sau gáy giữ cổ và đầu bé, tay còn lại đỡ mông bé, nhẹ nhàng đưa người bé về phía nôi, giường của con.
- Bước 2: Từ từ hạ phần đầu và cổ bé xuống nôi. Khi đầu con chạm mặt phẳng, mẹ từ từ rút tay ra.
- Bước 3: Rút tay còn lại để lưng và mông bé nằm thoải mái trên nôi.
3. 3 Mẹo bế dỗ trẻ sơ sinh ngừng khóc
Khi bé khóc, trước hết, mẹ cần hiểu ý con. Con đang cần gì? Tã của con có ướt không? Bé có đói hay buồn ngủ không?… Nếu con chỉ đang bất an, quấy khóc đòi mẹ; mẹ xoa dịu bé bằng cách ôm bé và đi lại nhẹ nhàng; cho bé nghe âm thanh, bản nhạc êm dịu, hoặc để bé nằm sấp nếu con bị đầy bụng, khó tiêu. Con sẽ bình tĩnh và hết khóc ngay thôi mẹ ạ!
3.1. Mẹo 1: Ôm chặt bé vào lòng và đi lại nhẹ nhàng
Khi bé khóc, mẹ bế bé lên, ôm bé và đi lại nhẹ nhàng giúp bé được đong đưa như lúc mẹ đi lại khi còn trong bụng mẹ. Bé sẽ cảm thấy ấm áp, yêu thương, an toàn và nín khóc ngay thôi ạ.
Nếu mỏi chân, mẹ có thể ngồi trên võng, nhịp nhàng đu đưa qua lại. Con sẽ thiu thiu ngủ dần. Nếu bé vẫn quấy khóc, mẹ hát ru kết hợp xoa vỗ lưng bé. Tiếng hát ru và những cái vỗ lưng chậm và đều tạo cảm giác thân mật, quen thuộc. Bé sẽ được xoa dịu rất nhiều đấy ạ
Mẹ chú ý đổi tư thế bế để tìm được tư thế mà bé thấy dễ chịu nhất. Có bé thích nằm ngang, áp mặt vào ngực mẹ; nhưng có bé thích mẹ vác bé trên vai, cằm tựa vào vai mẹ. Tư thế thoải mái giúp bé bình tĩnh và đi vào giấc ngủ nhanh hơn.
3.2. Mẹo 2: Bế bé kết hợp với nghe nhạc hoặc tiếng ồn trắng
Tiếng ồn trắng là những âm thanh đều đều, nhẹ nhàng, giúp bé thư giãn và chìm vào giấc ngủ.
Trước hết, mẹ ôm bé vào lòng để bé được ấm áp và an toàn hơn. Sau đó, mẹ bật những khúc nhạc nhẹ nhàng, có âm thanh êm dịu. Mẹ có thể lên youtube, tìm kiếm “tiếng ồn trắng cho bé”. Sẽ có rất nhiều lựa chọn cho mẹ như: tiếng mưa, tiếng nước chảy, tiếng sóng… Chú ý chỉ để âm lượng nhỏ, nhỏ hơn tiếng nói chuyện bình thường một chút, không quá to, dễ làm con ù tai, khó vào giấc.
3.3. Mẹo 3: Bế bé nằm sấp để tránh bị đầy hơi
Với những bé bị đầy hơi, khó tiêu; bế bé nằm sấp giúp đẩy không khí đầy trong bụng bé ra ngoài, bé sẽ thấy dễ chịu, thoải mái và không khóc nữa.
Mẹ đặt bé nằm sấp dọc trên một cánh tay, đầu bé ở phía khuỷu tay; tay còn lại mẹ đặt sau lưng để giữ người bé. Sau đó, mẹ đưa tay từ trái sang phải, đung đưa bé nhẹ nhàng trên tay mẹ. Lưu ý giữ vững tay, không để bé bị ngã mẹ nhé!
Nếu tay mẹ yếu, mẹ ngồi trên giường, giữ chân gập vuông góc, sau đó đặt bé nằm sấp trên đầu gối, một tay nâng đỡ đầu bé, tay còn lại mẹ massage hoặc vỗ nhẹ vào lưng bé để đẩy không khí thừa ra ngoài giúp con.
3. Lưu ý khi bế dỗ trẻ sơ sinh khóc
Ngoài cách bế bé đúng, để chăm sóc con được tốt hơn, khi bế dỗ bé mẹ cần lưu ý thêm những điều sau:
- Vuốt ve, bồng bế con nhiều hơn giúp bé cảm thấy được yêu thương; không bất an, lo lắng. Những tiếp xúc nhỏ của mẹ có sức mạnh trấn an và giảm bớt cơn khóc của bé đấy ạ!
- Mẹ đặt bé ở trên giường, để bé khóc một chút, khoảng 3 – 5 phút, sau đó mới bế để dỗ dành bé. Nếu bé cứ khóc là được mẹ bồng bế ngay sẽ tạo thói quen xấu, làm bé nhõng nhẽo và đòi mẹ nhiều hơn.
- Luôn bế con đúng cách, giữ đầu, lưng và mông bé thẳng, tránh làm bé mỏi cổ, vẹo cột sống. Mẹ tham khảo: Hướng dẫn cách bế trẻ sơ sinh đúng nhất theo từng tháng
- Khi bế bé, mẹ không đeo trang sức, tránh trầy xước da con và chú ý rửa tay sạch, không để bé tiếp xúc với bụi bẩn vi khuẩn trên tay mẹ. Con có hệ miễn dịch non yếu; bụi bẩn, vi khuẩn dễ làm bé đổ bệnh và làm mẹ lo lắng.
- Trong một số trường hợp, mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ nhanh chóng khi thấy bé khóc kèm các biểu hiện:
- Viêm đường hô hấp: Khóc khàn tiếng, liên tục, thở khò khè, khó thở, sốt.
- Suy tim: Tiếng khóc yếu ớt, khóc xen lẫn tiếng rên ngắt quãng.
- Não: Bé khóc liên tục, theo từng đợt kèm nôn mửa.
- Viêm đường tiết niệu: Bé khóc khi đi tiểu, vùng kín bé tấy đỏ, sưng.
Cách bế trẻ sơ sinh không khóc không hề khó đâu ạ. Mẹ đừng quá lo lắng nếu con khóc mẹ nhé. Bình tĩnh, yêu thương và xoa dịu con bằng những cái ôm ẵm, xao lưng là bí quyết để con được chấn an nhanh chóng thôi. Nếu còn thắc mắc, mẹ để lại bình luận bên dưới để được giải đáp nhanh nhất!
Từ khóa » Cách Dỗ Em Bé Sơ Sinh Nín Khóc
-
10 Mẹo Hữu ích Dỗ Trẻ Sơ Sinh Nín Khóc Ngay Lập Tức - Eva
-
Cách Dỗ Trẻ Khóc đêm: 7 Tuyệt Chiêu Xoa Dịu Cơn Quấy Khóc Của Bé
-
Trẻ Quấy Khóc: Áp Dụng Ngay 16 Bí Kíp "xua Tan" Cơn Quấy Khóc Của Bé
-
Dỗ Trẻ Sơ Sinh Nín Khóc Hiệu Quả - Bệnh Viện Từ Dũ
-
15 Cách Dỗ Trẻ Sơ Sinh Khóc đêm Giúp Bé Nín Khóc Tức Thì - MarryBaby
-
10 Cách Giúp Bé Bình Tĩnh Khi Khóc | Vinmec
-
12 CÁCH DỖ NÍN TRẺ SƠ SINH MÀ MẸ NÊN... - Giáo Dục Sớm Online
-
Con đang Khóc Ngằn Ngặt Lập Tức Nín Khóc Sau 5 Giây - AFamily
-
DỖ TRẺ SƠ SINH NÍN KHÓC HIỆU QUẢ - Bệnh Viện AIH
-
9 Mẹo Hữu Ích Dỗ Trẻ Quấy Khóc Đêm Hiệu Quả Mẹ Cần Biết - Hoby
-
Mẹo "lạ" Dỗ Trẻ Sơ Sinh Nín Khóc Nhanh "không Tưởng" - Webtretho
-
Độc Chiêu DỖ TRẺ NÍN KHÓC Trong 1 Nốt Nhạc Cha Mẹ Nào Cũng ...
-
NHỮNG CÁCH DỖ TRẺ SƠ SINH HẾT QUẤY KHÓC HIỆU QUẢ
-
Mách Bố Mẹ Cách Bế Trẻ Sơ Sinh Không Khóc Cực đơn Giản