Mách Mẹ Cách Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh Mọc Răng Nanh | TCI Hospital
Có thể bạn quan tâm
Menu xem nhanh:
- Làm thế nào để nhận biết trẻ sơ sinh mọc răng nanh?
- Sốt
- Sưng lợi gây đau nhức
- Chảy nước dãi
- Tiêu chảy
- Chăm sóc trẻ sơ sinh mọc răng như thế nào?
- Khám cho trẻ sơ sinh ở đâu tốt?
Làm thế nào để nhận biết trẻ sơ sinh mọc răng nanh?
Tương tự với các răng khác, thông thường trẻ sơ sinh mọc răng nanh khi được 4 – 6 tháng tuổi. Khi con mọc răng nanh thường có các triệu chứng như:
Sốt
Trẻ có thể bị sốt nhẹ và quấy khóc nhiều hơn. Đây là một biểu hiện rất bình thường, cha mẹ không cần quá lo lắng đề vấn đề này. Cơn sốt của con sẽ chấm dứt sau một vài ngày khi răng bé đã “nhú” lên.
Sưng lợi gây đau nhức
Do răng sắp nhú lên khỏi hàm lợi, bé sẽ cảm thấy phần nướu, lợi, hơi ngứa và có cảm giác đau nhức. Vùng lợi xung quanh chiếc răng sắp nhú sẽ sưng đỏ lên, bé bỏ ăn, mệt mỏi và khóc nhiều.
Chảy nước dãi
Trẻ sơ sinh mọc răng nanh sẽ chảy nhiều nước miếng (nước dãi) và con thường thích gặm, cắn các đồ vật.
Tiêu chảy
Nhiều bé còn bị đi ngoài trong khi mọc răng dẫn đến việc bị thiếu nước.
Chăm sóc trẻ sơ sinh mọc răng như thế nào?
Trong khoảng thời gian này, cha mẹ nên theo dõi các biểu hiện của bé để chăm sóc một cách cẩn thận nhất và phòng trường hợp sức khỏe của bé bị yếu hơn, bé không được cung cấp đủ dinh dưỡng hoặc mắc thêm những căn bệnh khác. Bên cạnh đó, việc cha mẹ luôn gần gũi và dành nhiều thời gian ở bên cũng sẽ giúp bé có cảm giác an tâm, sẽ có lợi hơn cho sự hồi phục sức khỏe.
Khi trẻ sơ sinh mọc răng nanh, sự ồn ào và không gian tù túng có thể khiến bé cảm thấy khó chịu hơn rất nhiều. Bởi vậy, hãy cho bé nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát, yên tĩnh. Không gian này sẽ giúp bé cảm thấy an toàn và thả lỏng hơn.
Nhiệt độ cơ thể lên cao và bé tiết ra nhiều nước miếng có thể là điều kiện để vi khuẩn trong khoang miệng phát triển. Những vi khuẩn có hại này sẽ tấn công vào vị trí nướu răng, lợi đang sưng và gây viêm nhiễm. Bởi vậy, cha mẹ cần vệ sinh răng miệng cho bé thật cẩn thận và hợp lý để hạn chế vi khuẩn sinh sôi. Không chỉ vậy, nếu cha mẹ cho bé ăn uống khi chưa vệ sinh kỹ răng lợi, vi khuẩn có thể theo thức ăn đi xuống vùng họng và dạ dày, gây ra nguy cơ về các căn bệnh khác.
Khi bé có biểu hiện sốt nhẹ, cha mẹ nên lau người cho con bằng nước ấm, thay quần áo rộng rãi, thoáng mát, để bé cảm thấy dễ chịu hơn.
Mặc dù khi mọc răng nanh, do bị đau và sốt bé sẽ lười ăn hơn bình thường, tuy nhiên cha mẹ vẫn cần bổ sung đủ các dưỡng chất cần thiết cho bé. Mẹ nên tăng cường các thức ăn giàu vitamin C, D, canxi… và cho bé bú nhiều hơn. Nếu bé lười bú, mẹ có thể cho bé ăn thành nhiều cữ.
Những khó chịu do trẻ sơ sinh mọc răng nanh thường sẽ kết thúc sau khoảng vài ngày. Tuy nhiên, nếu bé có những dấu hiệu lạ hoặc sốt cao, tiêu chảy kéo dài… cha mẹ nên đưa bé đến bệnh viện tin cậy để thăm khám.
Khám cho trẻ sơ sinh ở đâu tốt?
Chuyên khoa Nhi Thu Cúc quy tụ đội ngũ bác sĩ Nhi khoa giỏi, nhiều năm kinh nghiệm, khám tận tình, hạn chế kháng sinh; hệ thống xét nghiệm, máy móc, chẩn đoán hình ảnh tân tiến; cơ sở vật chất hiện đại – đầy đủ tiện nghi, không gian sạch sẽ; thanh toán BHYT và bảo hiểm bảo lãnh, phục vụ tận tình đến 20h tối tất cả các ngày trong tuần.
Từ khóa » Hình ảnh Bé Mọc Răng Nanh
-
Vì Sao Trẻ Mọc Răng Nanh Trước? Em Bé Mọc Răng Nanh Bị Sốt Bao Lâu?
-
Nhận Biết Hình ảnh Lợi Sắp Mọc Răng Của Bé để Xử Lý Kịp Thời
-
Nanh Sữa ở Trẻ Sơ Sinh: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Xử Lý
-
Trẻ Mọc Răng Nanh Trước Răng Cửa, Răng Hàm Có đáng Lo Không?
-
Thứ Tự Mọc Răng Của Bé Chuẩn 100% Bố Mẹ Cần Nhớ! - MarryBaby
-
Nanh Sữa ở Trẻ: Những điều Cần Biết | Vinmec
-
Răng Cửa, Nanh, Hàm Của Bé Mọc Vào Lúc Nào? | Vinmec
-
Lịch Mọc Răng Sữa đầy đủ ở Trẻ
-
Các Bác Sĩ Chỉ Rõ Cách Xử Lý Răng Nanh Của Trẻ Sơ Sinh
-
Trẻ Mọc Răng Mất Bao Lâu Và Làm Gì để Giảm đau Cho Trẻ | Medlatec
-
Răng Mọc Lẫy: Nguyên Nhân, Hậu Quả Và Các Khắc Phục
-
Răng Nanh Và Những Thông Tin Quan Trọng Nhất Mà Bạn Nên Biết
-
Quá Trình Trẻ Mọc Răng Qua Các Giai Đoạn