Mách Mẹ Cách Chữa Chướng Bụng đầy Hơi ở Trẻ Nhanh Và Dễ
Có thể bạn quan tâm
1. Dấu hiệu cho thấy trẻ bị chướng bụng đầy hơi
Trẻ bị chướng bụng đầy hơi thường có thể có biểu hiện ăn kém hoặc bú kém, dễ ợ hơi kèm theo những dấu hiệu sau:
- 1 - 2 giờ sau ăn bụng trẻ căng hơn so với bình thường.
- Dùng tay vỗ nhẹ vào bụng trẻ nghe thấy âm thanh rỗng như tiếng trống.
- Trẻ quấy khóc và bú lười.
- Trẻ không thể xì hơi được.
2. Nguyên nhân gây ra hiện tượng chướng bụng đầy hơi ở trẻ
Muốn chữa chướng bụng đầy hơi ở trẻ cha mẹ cần biết nguyên nhân gây nên hiện tượng này, đó là:
Ăn quá nhiều dễ khiến trẻ bị chướng bụng đầy hơi
- Do thói quen ăn uống
+ Cha mẹ chưa có chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ
Thực tế cho thấy có rất nhiều gia đình cho trẻ ăn dặm trước 5 - 6 tháng tuổi, ăn một số loại thức ăn mà cơ thể trẻ chưa có đủ men để tiêu hóa. Đây là những việc làm vô tình gây ra hiện tượng chướng bụng đầy hơi ở trẻ nhỏ. Sở dĩ nói như vậy là bởi các loại đồ ăn này khi vào cơ thể không được chuyển hóa nên ứ đọng lại dạ dày và đường ruột. Chúng tạo điều kiện cho vi khuẩn trong hệ đường ruột lên men, khó tiêu sinh ra căng chướng bụng.
+ Ăn quá nhiều, khoảng cách giữa các bữa ăn quá gần
Khi khoảng cách giữa các bữa ăn của trẻ quá gần nhau hoặc trẻ ăn quá nhiều sẽ làm cho hệ tiêu hóa của trẻ phải làm việc quá sức. Hệ lụy sinh ra từ đó là ợ chua, nôn trớ, chướng bụng.
Ngoài ra, ăn thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh cũng là tác nhân khiến trẻ bị chướng bụng, đầy hơi.
- Do bệnh lý
Một số bệnh lý thường gây ra hiện tượng chướng bụng đầy hơi ở trẻ như: trào ngược dạ dày thực quản, tiêu chảy, táo bón, hội chứng ruột kích thích, phình đại tràng,... cụ thể:
+ Tiêu chảy: do mất chất điện giải nên trẻ bị chướng bụng đầy hơi.
+ Táo bón: gây ứ đọng phân trong đường ruột khiến vi trùng có cơ hội sản sinh hơi ở đại tràng và làm đầy hơi chướng bụng.
+ Hội chứng ruột kích thích: khiến cho hơi bị tồn đọng lâu trong đường ruột nên sinh ra chướng, đầy.
+ Phình đại tràng bẩm sinh: tác nhân gây ra đầy hơi và chướng bụng ở trẻ.
Ngoài ra, trẻ bị không dung nạp tinh bột hoặc đường lactose cũng thuộc nhóm có nguy cơ chướng bụng đầy hơi.
3. Cách chữa chướng bụng đầy hơi ở trẻ
3.1. Massage bụng
Để chữa chướng bụng đầy hơi ở trẻ, sau khi trẻ ăn khoảng 30 phút cha mẹ hãy dùng các đầu ngón tay nhẹ nhàng xoa theo chiều kim đồng hồ từ lỗ rốn của trẻ ra bên ngoài. Trước khi thực hiện động tác này cha mẹ nên bôi dầu massage vào tay để tránh việc chà sát mạnh vào làn da mỏng manh khiến bé khó chịu.
Chữa chướng bụng đầy hơi ở trẻ bằng cách massage bụng
3.2. Chườm nóng
Trước tiên mẹ cần lấy 2 chiếc khăn tay nhúng vào nước nóng để làm ấm chúng sau đó vắt khô đến khi thấy độ nóng phù hợp để không làm bỏng da bé thì đặt 1 khăn đã gấp gọn lên bụng còn khăn kia quấn quanh cố định bụng. Nhờ có hơi nóng và sức nặng của khăn nên hơi trong bụng bé sẽ bị đẩy ra ngoài.
3.3. Vỗ ợ hơi
Việc làm này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với trẻ sơ sinh. Khi bú mẹ hoặc bú bình trẻ rất dễ bị nuốt phải hơi, chữa chướng bụng đầy hơi ở trẻ sẽ giảm triệu chứng nôn trớ và trào ngược thực quản cho bé. Để làm được việc này các bậc cha mẹ có thể thực hiện theo một trong những cách sau:
- Bế trẻ ngồi thẳng
Mẹ đặt bé ngồi thẳng trong lòng mình sao cho người bé ngả về phía trước sau đó dùng cả bàn tay mẹ đặt ngang ngực trẻ rồi vỗ vỗ hoặc xoa lưng cho trẻ.
- Bế trẻ ngả trên vai mẹ
Mẹ hãy bế đứng sao cho đầu trẻ ngả vào vai mẹ còn hai tay bé duỗi sang hai bên vai mẹ sau đó một tay mẹ ôm mông, tay kia xoa lưng cho trẻ theo chiều kim đồng hồ.
Vỗ ợ hơi đúng cách giúp trẻ không còn bị chướng bụng đầy hơi
- Để trẻ nằm úp trong lòng mẹ
Để chữa chướng bụng đầy hơi cho trẻ mẹ hãy đặt trẻ nằm úp trong lòng mẹ rồi giữ trẻ thật chặt và nhẹ nhàng xoa, vỗ lưng cho trẻ. Động tác này sẽ khiến áp lực nhẹ nhàng từ đùi của mẹ tác động lên bụng trẻ giúp ợ hơi hiệu quả và cho bé trẻ cảm giác dễ chịu hơn rất nhiều.
3.4. Xì hơi
Giúp trẻ xì hơi được cũng là cách chữa chướng bụng đầy hơi. Muốn vậy mẹ hãy thực hiện động tác đi xe đạp chữa chướng bụng đầy hơi cho trẻ bằng cách đặt bé nằm ngửa rồi nắm chặt phần chân gần đầu gối, từ từ đẩy một chân lên phía ngực còn chân kia đẩy xuống dưới. Cứ như vậy đổi bên rồi lặp lại sẽ giúp khí trong bụng trẻ được đẩy ra ngoài, trẻ không còn bị chướng bụng đầy hơi nữa.
Những cách chữa chướng bụng đầy hơi ở trẻ được chia sẻ trên đây rất dễ thực hiện và đem lại hiệu quả khá tốt. Tuy nhiên, khi đã thực hiện mà trẻ vẫn không thuyên giảm thì cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để biết được tình trạng của con mình, tìm ra nguyên nhân để chữa trị cho trẻ. Cha mẹ tuyệt đối không tự ý cho trẻ sử dụng thuốc khi chưa biết chính xác vì sao con mình bị như vậy và chưa có sự đồng ý từ bác sĩ chuyên khoa.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với đội ngũ chuyên viên y tế được đào tạo bài bản, kiến thức chuyên môn vững vàng luôn sẵn lòng đồng hành cùng cha mẹ trong việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Nếu cần hỗ trợ về việc chữa chướng bụng đầy hơi ở trẻ, cha mẹ có thể liên hệ tổng đài 1900565656 để được chúng tôi tư vấn tận tình.
Từ khóa » Hay Sình Bụng
-
Nguyên Nhân Chướng Bụng đầy Hơi Kéo Dài, Khó Chữa Dứt điểm
-
Đầy Hơi, Chướng Bụng, Khó Tiêu: Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý | Vinmec
-
Đầy Hơi, Chướng Bụng: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
-
Mẹo Chữa đầy Hơi, Chướng Bụng - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Chướng Bụng đầy Hơi: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị - Hello Bacsi
-
Đầy Hơi Chướng Bụng Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không? - Hello Bacsi
-
Chướng Bụng đầy Hơi Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách điều Trị 2022
-
Đầy Hơi, Chướng Bụng Là Biểu Hiện Của Bệnh Gì? - Tuổi Trẻ Online
-
Đầy Hơi Trướng Bụng – Dấu Hiệu Cảnh Báo Bạn Không Nên Bỏ Qua
-
Hay Chướng Bụng đầy Hơi Dấu Hiệu Bệnh Gì? Cách Giải Quyết
-
Triệu Chứng Liên Quan đến Hơi - Rối Loạn Tiêu Hóa - Cẩm Nang MSD
-
Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách điều Trị Chướng Bụng đầy Hơi
-
Vì Sao đầy Hơi, Chướng Bụng? - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Đầy Hơi Chướng Bụng Dưới Liệu Có Phải Là Một Bệnh Nguy Hiểm?