Mách Mẹ Cách Xử Lý Khi Thấy Hiện Tượng Trào Ngược Dạ Dày ở Trẻ

1. Những điều cần biết về tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ

Theo các thống kê, có đến 2/3 trẻ dưới 1 tuổi bị trào ngược dạ dày. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến bé yêu của bạn xuất hiện tình trạng khò khè, ọc sữa.

Trào ngược dạ dày là gì?

Theo sinh lý tự nhiên, khi mẹ cho bé bú hoặc ăn, thức ăn sẽ được đưa vào từ đường miệng và theo trình tự xuống thực quản, dạ dày. Tại cơ quan thực quản và dạ dày của con người có cơ hoành và cơ vòng, hai cơ quan này làm nhiệm vụ đóng, mở thực quản, giúp cho lượng thức ăn nhập vào được đi từ thực quản xuống dạ dày một cách dễ dàng. Và đồng thời tại đây, dạ dày thực hiện chức năng co bóp, nghiền trộn lượng thức ăn để thức ăn không bị trào ngược trở lại thực quản.

Trào ngược dạ dày được xác định là việc thức ăn đi ngược từ dạ dày lên thực quản

Trào ngược dạ dày được xác định là việc thức ăn đi ngược từ dạ dày lên thực quản

Trào ngược dạ dày được hiểu là tình trạng thức ăn bị đi ngược từ dạ dày lên thực quản, gây nên tình trạng nôn trớ, sặc thức ăn gây ảnh hưởng đến chất lượng bữa ăn của trẻ, trường hợp nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng.

Trào ngược dạ dày ở trẻ em do đâu?

Tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ em được nhận định do một số nguyên nhân chủ yếu sau đây:

  • Đối với bé, hệ tiêu hóa cấu tạo chưa được hoàn thiện. Dạ dày đang nằm ngang, vị trí cao hơn so với người lớn và cơ thắt hoạt động chưa ổn định.

  • Trẻ dưới 1 tuổi nguồn thức ăn chủ yếu ở dạng lỏng như sữa mẹ và các loại sữa công thức.

  • Đối với trường hợp mẹ sinh con đầu lòng, có thể tư thế cho bé bú chưa đúng cách.

  • Bé sinh ra đã gặp các vấn đề về thực quản, dị ứng hay viêm dạ dày,…

Có khá nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ

Có khá nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ

Phân loại trào ngược dạ dày

Tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ có 2 loại chính:

  • Trào ngược dạ dày sinh lý: Trẻ em dưới 6 tháng thường xuyên bị trớ sữa, có thể một hay nhiều lần trong ngày nhưng bé vẫn sinh hoạt, ăn ngủ một cách bình thường, bé vẫn lên cân đều, không bị khò khè tái phát nhiều. Tình trạng trào ngược sinh lý có thể sẽ giảm dần theo thời gian, đa số đến 1 tuổi sẽ mất hẳn.

  • Trào ngược dạ dày bệnh lý: Thường xảy ra đối với trẻ trên 1 năm tuổi với các triệu chứng như nôn trớ, giọng khàn, hơi thở khò khè lúc ngủ,… Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do trẻ mắc dị tật bẩm sinh như thoát vị cơ hoành, sa dạ dày,…

2. Làm thế nào để chẩn đoán bé bị trào ngược dạ dày

Theo các bác sĩ, việc chẩn đoán trào ngược dạ dày ở trẻ thường được thực hiện dựa trên các biểu hiện như trẻ hay bị nôn ói, sọc sữa ngay sau khi ăn xong, bỏ bú,…

Trong trường hợp bé xuất hiện những biểu hiện lâm sàng trên nhưng vẫn có sự phát triển về thể chất bình thường thì không cần phải xét nghiệm cận lâm sàng. Ngược lại, trẻ mãi không tăng cân, có biểu hiện của sự suy dinh dưỡng, thiếu máu và các vấn đề về đường hô hấp thì sẽ được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm cần thiết sau:

  • Siêu âm: Với cách thức này, bác sĩ sẽ có thể phát hiện ra các bệnh lý gây trào ngược dạ dày thực quản như hẹp môn vị.

  • Xét nghiệm máu, phân tích nước tiểu: giúp xác định được các nguyên nhân khác gây ra tình trạng chậm tăng cân và ói ở trẻ.

  • Chụp X-quang: giúp kiểm tra, phát hiện những dị tật bẩm sinh liên quan đến đường tiêu hóa mà không may bé mắc phải.

3. Làm sao để giảm tối đa tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ

Đối với các trường hợp trào ngược dạ dày ở trẻ em không có các biến chứng bất thường, tỷ lệ tự khỏi khi mẹ biết cách thay đổi lối sống sinh hoạt cho bé là rất cao. Mẹ có thể áp dụng ngay các lưu ý dưới đây để tình trạng trào ngược của bé được thuyên giảm, góp phần bảo vệ sức khỏe bé yêu. Cụ thể như sau:

  • Chia nhỏ bữa ăn: Thay vì việc cho bé ăn các bữa chính với lượng lớn thức ăn thì mẹ nên chia bữa ăn ra thành nhiều lần và mỗi lần một lượng vừa đủ chất.

Mẹ cần chia nhỏ bữa ăn trong ngày để tránh trào ngược

Mẹ cần chia nhỏ bữa ăn trong ngày để tránh trào ngược

  • Tư thế cho bé bú: Mẹ cần đặt đầu bé cao hơn 30 độ so với mặt phẳng ngang khi cho bú. Với tư thế này bé sẽ không bị trào ngược bởi dạ dày ở vị trí cao hơn.

  • Tư thế sau ăn: Mẹ cần giữ bé trong tư thế thẳng đứng trong vòng 20 cho đến 30 phút sau bú, tránh tình trạng để bé nằm liền sau khi ăn. Hoặc có thể tập thể dục cho bé lớn hơn.

Cần đỡ bé ở tư thế đứng sau khi  cho bé ăn xong từ 20 đến 30 phút

Cần đỡ bé ở tư thế đứng sau khi cho bé ăn xong từ 20 đến 30 phút

  • Lựa chọn trang phục cho bé: Mẹ cần tìm mua các loại quần áo thoáng mát, không chật , bó sát cơ thể bé bởi nó có thể là yếu tố làm tăng áp lực lên khoang bụng.

  • Lựa chọn kích thước núm vú giả sao cho phù hợp: Việc lựa chọn núm vú giả quá to hoặc nhỏ quá sẽ làm trẻ nuốt phải lượng không khí nhiều khi bú.

  • Mẹ cần hạn chế một cách tuyệt đối các loại thực phẩm có tính axit như nước ngọt, các loại thức ăn nhanh cay, nóng, nhiều dầu mỡ,… bởi chúng sẽ làm chậm quá trình rỗng dạ dày, tăng nguy cơ axit trào ngược lên.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề trào ngược dạ dày ở trẻ. Hy vọng đây sẽ là những kiến thức hữu ích, giúp cha mẹ chủ động xử lý khi bé yêu nhà mình bị trào ngược, nôn trớ. Để được tư vấn, chia sẻ thêm các kinh nghiệm chăm sóc bé yêu, giúp bé khỏe mạnh, phát triển toàn diện, cha mẹ có thể gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 để được các nhân viên Y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hỗ trợ.

Từ khóa » Em Mách Mẹ