Mạch Môn Là Gì Mà Mạch Môn Có Tác Dụng Gì đối Với Sức Khỏe

Cây mạch môn là cây thuốc nam quý hiếm có nguồn gốc từ Nhật Bản. Cây mạch môn có đặc tính và thành phần hóa học đa dạng, đồng thời dược liệu có tác dụng cải thiện lực co bóp cơ tim, an thần, làm tăng huyết lượng động mạch vành,… Vậy mạch môn là gì? Mạch môn có tác dụng gì? Công dụng của mạch môn đối với sức khỏe? Để có thể hiểu rõ hơn về dược liệu mạch môn ta hãy cùng gia công thực phẩm chức năng Life Gift tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Mạch môn là gì?

Trước khi tìm hiểu mạch môn có tác dụng gì thì ta hãy cùng tìm hiểu đặc điểm mô tả của cây mạch môn nhé!

Hình ảnh mạch môn:

Mạch môn có tác dụng gì?
Mạch môn có tác dụng gì?

Mạch môn thuộc họ tóc tiên, có tên khoa học là Ophiopogon japonicus hoặc Convallaria japonica Linnaeus f. Dược liệu có nhiều tên gọi khác nhau như cỏ lan, tóc tiên, lan tiên, mạch môn đông, mạch đông,…

Cây mạch môn là loài cỏ thân thảo sống lâu năm, cao 10 – 40cm. Lá mạch môn có màu xanh lục, mọc thẳng lên từ gốc, lá dài và hẹp, cuống có bẹ trắng, mép lá có răng cưa. Rễ cây mạch môn là rễ chùm, phía trên rễ có những chỗ phát triển mạnh tạo thành củ nhỏ.

Hoa mạch môn nhỏ mọc thành từng chùm, dài, có màu trắng đến màu tím nhạt. Quả mạch môn có màu tím đen nhạt, quả mọng, bên trong mỗi quả có chứa 1 – 2 hạt.

Mô tả dược liệu

Củ mạch môn là bộ phận được sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Củ mạch môn phần giữa tròn, béo, mập, dẹt, không đầu, có kích thước to bằng đầu đũa. Bên ngoài dược liệu có màu vàng trắng, nửa trong suốt có vân dọc mịn, bên trong dược liệu mềm dai. Mặt cắt ngang của dược liệu giống chất sáp, có màu trắng, mịn.

Phần giữa dược liệu có lõi nhỏ mà cứng, có thể rút lõi ra. Khi nhai, dược liệu có vị ngọt, hơi dính, hơi có mùi thơm. Loại củ to, có màu trắng nhạt, thịt mềm, nhai dính là loại tốt. Còn loại có màu vàng nâu, nhai ít dính là loại kém và củ có vị đắng, cứng thì không nên dùng. Phần rễ mạch môn không được sử dụng làm thuốc chữa bệnh.

Khu vực phân bố

Cây mạch môn có nguồn gốc từ Nhật Bản, hiện nay cây được trồng làm dược liệu chữa bệnh hoặc được trồng làm cảnh.

Ở Việt Nam, cây mạch môn mọc hoang ở nhiều nơi và được trồng ở nhiều tỉnh phía Bắc lấy củ làm thuốc như Nghệ An, Hà Nam, Bắc Giang, Hưng Yên.

Thu hái, chế biến

Củ mạch môn được thu hoạch và khoảng thàng 9 – 12 hàng năm, thu hoạch đối với những cây được trồng khoảng 2 năm tuổi vì chúng đảm bảo được dược tính của dược liệu.

Dược liệu mạch môn khi thu hoạch loại bỏ toàn bộ rễ con, rửa sạch loại bỏ tạp chất và chế biến bằng những cách sau:

  • Lấy dược liệu tẩm trong nước nóng đến khi mềm và bỏ phần lõi. Nếu muốn tán dược liệu thành bột thì đem loại bỏ phần lõi, đem dược liệu sao nóng rồi để nguội và thực hiện sao liên tục 3 – 4 lần cho đến khi dược liệu khô giòn thì đem tán bột.
  • Để điều chế chu mạch môn thì cho dược liệu vào chậu, phun thêm ít nước để dược liệu hơi mềm. Sau đó lấy một lượng chu sa vừa đủ cho vào chậu trộn đều, để mặt ngoài có thể dính đều bột chu sa rồi đem dược liệu phơi khô là được.
  • Dược liệu rửa sạch với nước không ngâm lâu trong nước và để ráo đến khi se vỏ, lấy nhíp gắp rút bỏ phần lõi. Củ to thì đe bổ đôi, đem phơi khô hoặc đem sao sử dụng dần.

Thành phần hóa học

Theo nghiên cứu, trong mạch môn có chất nhầy, chất đường và thành phần chính bao gồm saponin, steroid, p. xitosterola, glucoza, các loại vitamin.

Tác dụng dược lý

Trong đông y mạch môn có tác dụng gì?

Dược liệu mạch môn có vị ngọt, hơi đắng, có tính mát nên được quy vào 3 kinh tâm, vị và phế. Mạch môn có công dụng ho, ho có đờm, ho ra máu, thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, táo bón, mát tim, miệng khô khát, viêm cuống phổi, lao, phụ nữ kinh nguyệt ít, cơ thể suy kém,…

Trong y học hiện đại mạch môn có tác dụng gì?

Tác dụng đối với tim

Theo thí nghiệm, dược liệu có tác dụng bảo vệ người bệnh thiếu máu cơ tim, chống rối loạn nhịp tim, cải thiện lực co bóp cơ tim, tăng huyết lượng động mạch vành. Bên cạnh đó, trên thực nghiệm cho thấy dược liệu còn có tác dụng giúp an thần và tăng cường sức khỏe.

Tác dụng tăng đường huyết

Theo một nghiên cứu về dược liệu mạch môn tiêm trên cơ thể thỏ cho thấy nước sắc từ mạch môn có khả năng tăng đường huyết nhưng lại có một số báo cáo khác thì ghi chép kết quả ngược lại.

Tác dụng với vi khuẩn

Trong dược liệu có khả năng ức chế mạnh các các hoạt động của vi khuẩn tụ cầu trắng, trực khuẩn thương hàn, đại trường.

Tác dụng nội tiết

Theo thí nghiệm trên thỏ, cồn chiết suất từ dược liệu mạch môn hoặc nước sắc từ mạch môn pha vào dịch truyền chích cho thỏ sẽ thấy tăng năng lượng Glycogen và đảo Langerhans phục hồi nhanh.

Tác dụng kháng khuẩn

Bột thuốc từ dược liệu mạch môn có khả năng ức chế hoạt động của E. Coli và Stapylococus albus.

Mạch môn có tác dụng gì?

Công dụng của mạch môn đối với sức khỏe?

  • Tăng cân
  • Tăng cường sức khỏe
  • Chữa ho, ho ra máu, ho lâu ngày, khó thở, ho lao
  • Chảy máu chân răng
  • Chảy máu cam
  • Viêm họng
  • Hỗ trợ điều trị suy tim
  • Táo bón
  • Thanh nhiệt giải độc
  • Viêm phế quản cấp mạn
  • Viêm họng mạn
  • Lao phổi
  • Suy tim
  • Lợi tiểu
  • Bệnh bạch hầu
  • Xơ vữa động mạch
  • Co thắt mạch vành
  • Đái tháo đường tuýp 2

Những bài thuốc chữa bệnh từ mạch môn

Mạch môn chữa suy tim

Chuẩn bị 16g mạch môn, 8g nhân sâm, 6g ngũ vị tử đem sắc uống ngày uống 3 lần. Bài thuốc này đối với bệnh nhân mắc bệnh tim đổ nhiều mồ hôi, hạ huyết áp, loạn mạch. Bên cạnh đó, dược liệu mạch môn cũng được áp dụng trong các bài thuốc điều trị bệnh mạch vành. Chỉ cần lấy mạch môn khô sắc uống ngày 2 lần, lần uống 10ml, uống kiên trì liên tục 6 – 18 tháng sẽ có hiệu quả.

Chữa táo bón, thanh lọc cơ thể

Lấy mạch môn, sinh địa mỗi loại dược liệu 20g và 12g huyền sâm. Đem dược liệu sắc uống hàng ngày thay nước lọc, đi vệ sinh sẽ dễ dàng hơn.

Chữa tắc tia sữa

Đối với trường hợp tắc tia sữa kéo dài có thể bị áp sẽ bị áp se vú và để lại hậu quả nghiêm trọng. Khi đó ta lấy mạch môn khô đem tán thành bột mịn uống ngày 2 – 3 lần sẽ giúp sớm thông tia sữa.

Chữa sốt

Chuẩn bị mạch môn, nhân sâm mỗi loại 12g; Ngũ vị tử, thục địa mỗi loại 32g và 4g phụ tử chế. Đem tất cả dược liệu sắc ngày 1 thang, ngày uống 3 lần và uống trước khi ăn 30 phút, khi đó cơn sốt sẽ nhanh dịu đi.

Chữa viêm họng

Lấy 40g mạch môn và 20g hoàng liên, lấy 2 dược liệu tán thành bột mịn rồi cho thêm 1 thìa mật ong vo thành viên hoàn cho vào lọ bảo quản dùng dần. Người bệnh mỗi lần uống 20 viên, uống với nước ấm hoặc với trà sắc mạch môn.

Chữa chảy máu cam, chữa thổ huyết

Lấy 480g mạch môn tươi rửa sạch để ráo, rồi đem nghiền nhuyễn vắt lấy nước cốt. Khi đó cho thêm 1 – 2 thìa mật ong nguyên chất, ngày uống 2 lần.

Củ mạch môn ngâm rượu có tác dụng gì?

Củ mạch môn ngâm rượu có tác dụng bổ thận tráng dương và ích khí dưỡng huyết.

Cách ngâm rượu mạch môn:

Lấy 30g mạch môn, sơn thù, đương quy, nhân sâm, thỏ ty tử, câu kỷ tử, cẩu tích mỗi loại dược liệu 15g, một cặp tắc kè và 2 lít rượu trắng 40 độ. Đem tất cả dược liệu cắt thành từng khúc, rồi cho vào bình đổ ngập rượu. Ngâm trong khoảng 3 tuần đến 1 tháng đến khi các dược chất ngấm thẳng vào rượu. Ngày uống 3 lần, lần uống 20ml. Tuy nhiên người bệnh tuyệt đối không nên dùng quá liều vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và trong quá trình điều trị bệnh.

Những lưu ý khi sử dụng mạch môn

Khi sử dụng mạch môn cần lưu ý những điều sau:

  • Khi sử dụng mạch môn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
  • Đối với những người bị tiêu chảy, tù vị hư hàn tuyệt đối không dùng mạch môn
  • Những bài thuốc từ mạch môn thường có tác dụng chậm nên cần kiên trì sử dụng mới có hiệu quả
  • Tùy vào cơ địa mỗi người mà mạch môn sẽ phát hu tác dụng khác nhau
3.5 / 5 ( 2 bình chọn )

Từ khóa » Củ Mạch Môn Ngâm Rượu Có Tác Dụng Gì