Mạch Nguồn - Dùng 7805 Như Thế Nào Là Hợp Lý
Có thể bạn quan tâm
Breaking News Loading... Thứ Năm, 23 tháng 4, 2015 Home » Thiết Kế Mạch Tích Hợp Tương Tự » Mạch nguồn - Dùng 7805 như thế nào là hợp lý Mạch nguồn - Dùng 7805 như thế nào là hợp lý Giao Diện Cho Mobile || Lượt Xem Blade1407 0 nhận xét Thiết Kế Mạch Tích Hợp Tương Tự Tại sao chip lại post bài viết tìm hiểu về cách dùng IC 7805,vì 1 nguyên nhân đơn giản,vì nó là nguồn nuôi tất cả mạch điện,cũng như cơ thể chúng chúng ta sống khỏe mạnh không nếu không cung cấp đủ thức ăn nước uống,mạch điện cũng vậy,cũng cần phải được cung cấp đủ điện áp,đủ dòng thì mới chạy ổn định 1 mạch,chip post chia sẻ cho các bạn cùng tìm hiểu về ic này nhé.^^ các bạn nhiệt tình góp ý nhé..Có lẽ ai làm về điện tử cũng biết tới 7805. Nhưng đôi khi vì kinh nghiệm, họ quên một số kiến thức cơ bản. -Dòng cực đại có thể duy trì 1A.-Dòng đỉnh 2.2A.-Công suất tiêu tán cực đại nếu không dùng tản nhiệt: 2W.-Công suất tiêu tán nếu dùng tản nhiệt đủ lớn: 15W+Vậy Nếu vượt quá ngưỡng 4 ý trên 7805 sẽ bị cháy.+Thực tế ta nên chỉ dùng công suất tiêu tán =1/2 giá trị trên. Các giá trị cũng không nên dùng gần giá trị max của các thông số trên. Tốt nhất nên dùng <=2/3 max. Hơn nữa các thống số trên áp dụng cho điều kiện chuẩn nhiệt độ 25 độ C.+Ta nên hạn chế áp lối vào 7805 để giảm công suất tiêu tán trên tản nhiệt.Nếu ai đó nói 7805 dùng tốt ở 500ma thì có thể sai vì nó còn phụ thuộc vào áp rơi trên nó.Một số điểm lưu ý khác:+Thực tế áp lối ra có thể đạt giá trị nào đó trong khoảng 4.8--5.2 V. Nên nếu đo được áp là 4.85V thì không vội kết luận là IC bị hỏng.+Độ trôi nhiệt của 7805 xấp xỉ: 1mv/1 độ C. Nó có hệ số trôi nhiệt âm, nên nhiệt độ tăng, điện áp ra sẽ giảm.Ví dụ: nếu ở 25 độ C, điện áp lối ra là 4.98V, thì rất có thể tại 65 độ, ta đo được thế lỗi ra cỡ: 4.94 độ C.+Lưu ý 7805 có bảo vệ chập tải, nên nếu ta lỡ làm chập thì chưa hẳn 7805 đã hỏng đâu.Mong mọi người góp ý từ những điều cơ bản nhất. Em thử tính toán như sau liệu có ổn không các anh nhé:-Sơ đồ 1 của anh Natra2K2:Điện trở đó làm nhiệm vụ giới hạn dòng cho 7805 là giá trị Ik nào đó.Khi I tải < Ik thì dòng tải chủ yếu chỉ do 7805 cấp.Khi I tải > Ik thì có thể coi: transistor cấp dòng cho tải là: Itai-Ik, còn 7805 cấp dòng là Ik.R được tính cỡ (Uin-7.5)/Ik, trong đó 7.5V là điện áp min nhất lối vào 7805 để đảm bảo 7805 hoạt động tốt.Còn sơ đồ 2:Chân COM mắc vào diot là để bù sụt áp 0.7V ở diot lối ra để đảm bảo áp ra là 12V. Tuy nhiên:Thiết kế đó chưa thật tốt bởi các nguyên nhân:-78Lxx là loại bé = C1815 hay C828. Nên nó chỉ đươc công suất thấp và dòng max chỉ 100ma. Nên trường hợp này nên dùng 78xx loại 1A.-Do sự không đồng loạt trong chế tạo linh kiện, nên áp lối ra của 7812 có áp ra khác nhau. Ví dụ: có thể là 11.8V hay 12.2 V. Nếu không dùng 2 diot lối ra sẽ coi như ngắn mạch ở một chừng mực nào đó, sẽ rất dễ nóng và gây hỏng 7812. Nếu cho diot thì cũng không đảm bảo được sự bù trừ điện áp, hơn nữa chúng cũng có sai số sụt áp trên diot khác nhau. Vậy cũng không nên dùng sơ đồ này. Nguy hại hơn, do lối ra cuối cùng không có tụ lọc nên khi có tải cảm, rất có thể toàn bộ áp sẽ dâng lên >12V nhiều lần và gây hỏng toàn bộ IC trên mạch.. hihi....Anh nên dùng điện trở thay diot, nhưng tốt nhất là dùng thiết kế mạch kiểu khác: đơn giản là đêm lối ra một transistor đủ lớn, hoặc làm thiết kế như mạch 1. Bạn. Trang xem lại.Cách tính là R >= 0,6V/IkKhi dòng bé hơn Ik, thì U 2 đầu Ik thấp hơn 0,6 V, nên Trans không dẫn. Dòng tải chủ yấu do 7805 cung cấp.Khi dòng lớn hơn Ik, thì sẽ có dòng phân cực cho Trans, Trans sẽ dẫn dòng dôi ra đó.Ik được tính sao cho công suất tiêu tán trên 7805 không vượt quá mức.Ik <= P cho phép / (U vào max - 5 - 0.6)Ngoài ra còn phải thỏa mãn điều kiện dòng nuôi (dòng vào không tải) Ikt của 7805 không làm cho Trans dẫn.R< 0.6v / IktNhư vậy tổng hợp lại thì:0,6/Ik <= R < 0.6/Ikt chào 3T. Em đã lắp sơ đồ trên chưa vậy? Theo anh thì sơ đồ trên hoàn toàn OK trong dải cho phép của nó(200mA,12V). Việc dùng con 7812 có dòng lớn hơn là tuỳ thuộc vào ứng dụng chứ không phụ thuộc vào đặc tính mạch. Nếu dùng cùng một loại diode và 78L12 thì điện áp sụt trên nó là như nhau(sai số rất nhỏ). 2 diode chỉ làm nhiệm vụ bảo vệ khi điện áp trên 2 con 78L12 không giống nhau(tránh dòng ngược cho một trong 2 con 78L12). Thực ra vào một thời điểm với dòng ra nhỏ thì chỉ có một con 78L12 hoạt động do ảnh hưởng của 2 diode đầu ra(78L12 nào cung cấp điện áp ra nhỏ hơn sẽ không có dòng ra). Nhưng khi dòng ra lớn hơn thì do trở trong của 78L12 nên điện áp ra cũng giảm dần(7812 chỉ ổn áp trong một dải xác định khi dòng lớn nó vẫn bị giảm). Khi điện áp ra của nó nhỏ hơn điện áp ra con 78L12 còn lại thì còn 7812 còn lại làm việc và dẫn đến 2 con cùng mở. Lúc này dòng cung cấp mới thực sự là 200mA!Chúc 3T vui vẻ! MACH NGUON: *Giải thích nguyên lí hoạt động: Mạch nguồn ổn áp 5v làm nhiệm vụ tạo ra nguồn cung cấp 5V ổn định,va mức dòng cung cấp lên đến 3A. Khối mạch vào và chỉnh lưu: sử dụng diode cầu 5A để chỉnh lưu điện áp xoay chiều lấy từ biến áp ở đây ta lấy áp ra xoay chiều có giá trị hiệu dụng 12V. Kết hợp với tụ chỉnh lưu để tạo ra điện áp DC có giá trị Vin = SQRT(2) * 12 = 15V. Khối này dùng một đèn led để báo hiệu có điện áp DC . Khối mạch ổn áp và nâng dòng: khối này làm nhiệm vụ tạo điện áp ổn định 5V ở đầu ra.Sử dụng IC 7805 chuyển điện áp 15V đầu vào thành điện áp 5V . IC 7805 cho dòng ra định danh 1A nhưng thực tế thì dòng ra khoảng 500mA. Nên để tạo ra nguồn cung cấp 3A ta sử dụng mạch nâng dòng dùng BJT B688. Điện trở R4=10Ω để phân cực cho BJT dẫn ở chế độ khuếch đại. Tụ C3,C4,C5 để lọc điện áp gợn tránh ảnh hưởng của tín hiệu cao tầng chạy về nguồn.Led D5 để báo có áp ra. Khối bảo vệ áp:có tác dụng bảo vệ nguồn khi điện áp đầu ra tăng vọt khỏi giá trị 5V.Thực hiện bằng cách đóng role để ngắt mạch nguồn khỏi điện áp vào.Khi điện áp đầu ra lớn hơn 5V BJT Q5 sẽ dẫn nhờ cầu phân áp R6,R7.Diode zener D2 để ghim điện áp cực E 3,3V.Khi Q5 dẫn sẽ làm cho Q9 dẫn.BJT Q9 làm nhiệm vụ đệm dòng.Q9 dẫn dòng Ic đổ qua role làm role đóng ngắt nguồn vào. Khối bảo vệ dòng: để bảo vệ dòng định mức ở 3A.Khi mức dòng tăng lên lớn hơn 3A hoặc trường hợp ngắn mạch đầu ra mạch bảo vệ dòng sẽ đóng role ngắt điện áp vào.Mạch được thực hiện bằng 2 opamp LM 324.Ban đầu điện áp visai đặt vào opamp1 gần bằng không dòng chọn điện trở R1 nhỏ.áp ra của opamp này bằng không.Khi dòng tăng lên điện áp tại chân không đảo sẽ lớn hơn đầu vào đảo nên tạo ra điện áp dương ở đầu ra của opamp1.Áp này đã được khuếch đại sẽ được đưa váo chân không đảo so sánh với chân đảo của opamp2.Sẽ tạo ra điện áp kích cho SCR dẫn thông qua diode dòng qua SCR sẽ đóng role.tại chân cổng của SCR dùng led để báo hiệu có điện áp kích. 7805 là loại ổn áp tương tự, do đó công suất tỏa nhiệt trên nó sẽ rất lớn nếu điện áp vào lớn hơn điện áp ra nhiều lần. Công suất tỏa nhiệt ở mạch của bạn là Pnhiệt=(12-0.7-5)*I, với I là cường độ dòng điện chạy qua mạch. Giả sử I=0.1A ta có Pnhiệt =0.63W, nếu I=0.5A ta có Pnhiệt=3.15W, nếu I=1A thì Pnhiệt =6.3W. Giải pháp tạm thời để giảm bớt nhiệt tỏa ra từ IC 7805 là mắc nối tiếp ngõ vào IC 7805 với một điện trở công suất để chuyển tổn hao nhiệt qua điện trở này. Giải pháp tốt hơn nữa là mắc mạch như các bạn ở trên đã chỉ. Còn một giải pháp khác tương đối phức tạp là dùng mạch step-down converter có hiệu suất cao, nhưng khó thiết kế. IC 7805 loại 1A có vỏ ngoài thuộc dạng TO-220 to như con H1061, còn loại 0.1A thường có dạng TO-92 giống như các con transistor 1815. Share: Bài đăng Mới hơn Bài đăng Cũ hơn
FACEBOOK COMMENT
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký: Đăng Nhận xét (Atom)Tổng Quan Blog
- Altium Designer
- Arduino
- Điện Tử Điển Hình
- Hệ Thống Nhúng
- Lập Trình 8051
- Lập Trình PIC
- Lập Trình VHDL
- MikroC PRO
- Pic Example
- Thiết Kế Mạch Tích Hợp Số
- Thiết Kế Mạch Tích Hợp Tương Tự
- VHDL Example
- Popular
- Recent
- Comments
- Archive
Tìm kiếm Blog này
Popular Posts
- Các Đồ Án Hệ Thống Nhúng Và Bản Lưu Qua 1 Số Năm tổng hợp đồ án bên điều khiển và lớp mình: anh em lớp mình nên có chút tinh thần giao lưu học hỏi, không nên giữ cho riêng mình khi đã c... Read More
- Các loại bộ cộng half-adder - full adder - Ripple Carry và Carry Look-Ahead Adder Bộ Cộng Half-adder Mạch cộng half-adder là mạch tổ hợp thực hiện chức năng cộng giá trị hai ngõ vào không tính đến cờ nhớ. Ngõ ra mạch cộ... Read More
- Thiết kế mạch giải mã 3 đường sang 8 đường với ngõ ra tích cực mức thấp và 1 ngõ cho phép E [VHDL] Bài 2: Thiết kế mạch giải mã 3 đường sang 8 đường với ngõ ra tích cực mức thấp và 1 ngõ cho phép E: Read More
- [Part1] Liệt kê các lệnh, các hàm của CCS và Ý nghĩa v Chỉ định các tiền xử lý : Phần này sẽ chỉ định các tiền xử lý được sử dụng khi biên dịch. Các tiền xử lý được bắt đầu bằng dấu #. ... Read More
- Bài tập 3-2:Thiết kế mạch giải mã 2 đường sang 4 đường với ngõ ra tích cực mức thấp và có một tín hiệu cho phép E1 tích cực mức cao, và một tín hiệu cho phép E2 tích cực mức thấp library IEEE; use IEEE.STD_LOGIC_1164.ALL; use IEEE.STD_LOGIC_ARITH.ALL; use IEEE.STD_LOGIC_UNSIGNED.ALL; entity dientu_az is port ( I... Read More
- Thiết kế mạch giải mã led 7 đoạn loại anode chung Bài 4: Thiết kế mạch giải mã led 7 đoạn loại anode chung Read More
- Bài tập 3-4: Thiết kế mạch giải mã 3 đường sang 8 đường với ngõ ra tích cực mức thấp và có một tín hiệu cho phép E1 tích cực mức cao, và một tín hiệu cho phép E2 tích cực mức thấp. library ieee ; use ieee.std_logic_1164.all; use ieee.std_logic_arith.all; use ieee.std_logic_unsigned.all; entity dientuaz is port ( ... Read More
- [Part2] Liệt kê các lệnh, các hàm của CCS và Ý nghĩa v Định nghĩa các hàm Các hàm được định nghĩa gồm các phát biểu để thực hiện các giải thuật phục vụ cho dự án. Cấu trúc của hàm như s... Read More
- Bài tập 3-5: Thiết kế mạch mã hoá 8 đường sang 3 đường với các ngõ vào tích cực mức thấp library ieee; use ieee.std_logic_1164.all; use ieee.std_logic_arith.all; use ieee.std_logic_unsigned.all; entity dientuaz is port ( ... Read More
- Thiết kế mạch mã hoá 4 đường sang 2 đường với ngõ vào tích cực mức cao - VHDL Bài 3. Thiết kế mạch mã hoá 4 đường sang 2 đường với ngõ vào tích cực mức cao Read More
Recent Post
Recent Comments
Blog Archive
Labels
- Altium Designer
- Arduino
- Điện Tử Điển Hình
- Hệ Thống Nhúng
- Lập Trình 8051
- Lập Trình PIC
- Lập Trình VHDL
- MikroC PRO
- Pic Example
- Thiết Kế Mạch Tích Hợp Số
- Thiết Kế Mạch Tích Hợp Tương Tự
- VHDL Example
Followers
Tổng số lượt xem trang
Toggle Footer BACK TO TOPTừ khóa » Sơ đồ Nguyên Lý Mạch 7805
-
Mạch ổn áp Sử Dụng LM7805 - ĐIỆN TỬ TƯƠNG LAI
-
Datasheet 7805 Và Hướng Dẫn Sử Dụng - Mạch ứng Dụng Của 7805
-
Sơ đồ Nguyên Lý Mạch Nguồn 5v | Dương Lê
-
NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA MẠCH NGUỒN 5V DÙNG 7805
-
Datasheet 7805 Và Hướng Dẫn Sử Dụng - Mạch điện Tử - Links Hay
-
IC 7805 - Mobitool
-
Hướng Dẫn Làm Mạch ổn áp 5v đơn Giản Dùng LM7805 - TuHu
-
Sơ đồ Mạch Nguồn Sử Dụng Ic ổn áp Họ 78xx Và 79xx
-
Mạch Nguồn ổn áp Một Chiều điện áp Ra Cố định 5V Và 12V
-
Dùng 7805 Như Thế Nào Là Hợp Lý - ECHIPKOOL SHOP
-
Sơ đồ Mạch Nguồn 5V | Chất Lượng Cao - Giá Hợp Lý - Led Hà Linh