Mạch Nha (lúa Mạch) Giúp Giảm Tiết Sữa Và Tăng Cường Tiêu Hóa
Có thể bạn quan tâm
Lúc còn nhỏ, cha tôi thường nói với tôi về kẹo mạch nha. Ông bảo rằng đó là thứ kẹo của đất trời và không có một loại kẹo nào có thể dẻo ngon hơn nữa!
Kẹo mạch nha được nấu từ bột mầm lúa non nên rất dẻo và ngon. Nấu xong, đem ăn với đậu phộng rang thì ngon không tả nổi!
Sau này, khi nhà tôi trồng bắp, ông liền làm cho tôi một loại kẹo dẻo từ hạt bắp non để so sánh. Loại kẹo này ăn vào dẻo ngoẹo mà lại ngọt thơm (còn bùi bùi đậu phộng nữa chứ). Nhìn chung, nó cũng rất ngon nhưng cha tôi vẫn đắc ý nhắc tôi rằng: kẹo mạch nha còn ngon hơn nữa!
Trong ẩm thực là vậy còn trong y học, mạch nha không phải là tên của một loại kẹo dẻo mà là vị thuốc giúp dễ tiêu. Sách xưa ghi rằng mạch nha đứng đầu ngũ cốc, sao lên thì thơm, dùng làm thuốc thì giúp cơ thể nhẹ nhàng và trừ được nhiều bệnh (1).
Vậy, vị thuốc mạch nha thực chất là gì?
Vài nét về mạch nha
Bạn biết cây đại mạch 大麦 (Hordeum vulgare) chứ? Vâng, loài lúa mạch này không phổ biến ở nước ta nhưng ở các nước phương Tây thì rất phổ biến (đuôi hạt của nó dài như hạt lúa ma vậy).
Mạch nha 麦牙 chính là hạt đại mạch già, có màu vàng, đem ngâm cho nảy mầm rồi phơi khô làm thuốc (đem phơi khô lúc mầm lúa bắt đầu chuyển sang màu xanh) (2).
Về tên gọi mạch nha, có lẽ nó bắt nguồn từ hình ảnh mầm lúa mạch nhô ra như chiếc răng/ chiếc ngà (chữ “nha” có nghĩa là răng).
Công dụng của mạch nha
Trong Đông y, đây là vị thuốc thiên về đường tiêu hóa. Cụ thể, sách Bản thảo bị yếu có ghi rằng: “Mạch nha bổ tỳ, ích vị, nhuận tràng, khỏi đầy bụng…” (1).
Ngoài ra còn có thể kể đến các công dụng như:
- Giúp khai vị, dễ tiêu hóa.
- Điều trị chứng cam tích ở trẻ em.
- Giúp trừ phiền muộn.
- Làm giảm tiết sữa.
- Phù hợp với người hay bị sôi bụng, trướng bụng, đầy hơi.
Liều lượng: mỗi ngày sắc uống từ 8 – 12 g (trong một vài trường hợp đặc biệt có thể tăng liều lên theo chỉ định của bác sĩ) (1) (3).
Các bài thuốc thường dùng
1. Điều trị chứng phụ nữ phát sốt, sợ lạnh, vú căng đau vì quá nhiều sữa sau khi sinh (trẻ bú không hết)
- Chuẩn bị: 80 g mạch nha, sao lên cho thơm rồi xây nát thành bột.
- Liều uống: Mỗi lần uống thì lấy 20 g bột này hòa với nước lã, uống đủ 4 lần thì sẽ thấy sữa ít lại (cách này cũng có thể dùng khi muốn cai sữa cho trẻ) (1).
2. Điều trị tiêu hóa kém, chán ăn, trướng bụng
- Chuẩn bị: mạch nha (đem sao nhẹ) và táo mèo, mỗi loại 10 g.
- Cách dùng: nấu lấy nước uống mỗi ngày 1 lần (3).
Đối tượng cần tránh
- Những người thận hư và không bị thực tích (khó tiêu) thì không nên dùng.
- Người bị ho đờm, khó thở do nóng thì không nên dùng vì thuốc này có tính ôn ấm.
- Phụ nữ mang thai và đang cho con bú cũng không nên dùng (1).
Thông tin thêm
Ở nước ta, đại mạch vẫn chưa phổ biến nên người ta thường dùng lúa thường để làm cốc nha điều trị tiêu hóa kém (cũng lấy hạt lúa tẻ hay lúa chiêm ngâm cho nảy mầm rồi phơi khô).
Mặc dù cả mạch nha và cốc nha đều thông vào tỳ vị, đều có tính ôn ấm và giúp dễ tiêu nhưng xét về chất vị thì mạch nha hơi mặn, cốc nha hơi ngọt (1).
Thêm vào đó, so về khả năng kích thích tiêu hóa thì mạch nha cao hơn cốc nha nhưng so về tác dụng làm mạnh dạ dày thì lại thấp hơn. Vì vậy, trong một số trường như tiêu hóa kém, đầy trướng thì cả hai vị trên đều được dùng chung để bổ trợ cho nhau (cùng một số vị thuốc khác như thần khúc, sơn tra…) (3).
Về giá trị dinh dưỡng của hạt đại mạch
Đại mạch là loại hạt giàu dinh dưỡng và calo. Trung bình cứ 100 g hạt đại mạch thô sẽ cung cấp 352 kcal, gần bằng với đậu nành (446 kcal) và cao gần 4 lần nếp (97 kcal).
Về hàm lượng dinh dưỡng thì hạt đại mạch chứa một lượng đường, chất xơ và chất đạm khá cao (chất xơ trong đại mạch cao gần gấp đôi đậu nành).
Ngoài ra, trong đại mạch còn chứa nhiều loại vitamin như B1, B2, B3, B5, B6, B9… và các khoáng chất như Can xi, Ma giê, Phốt pho, Kẽm, Sắt, Ka li… Lượng chất béo trong đại mạch cũng thấp, chỉ 1, 2 g/ 100 g hạt thô (2).
Chính vì vậy, ngoài tác dụng làm thuốc, đại mạch còn được chế biến thành nhiều dạng sản phẩm như trà lúa mạch, bột lúa mạch, kẹo mạch nha… và chiết xuất hoạt chất để làm thực phẩm chức năng (4).
Tham khảo: Lúa nếp, từ câu chuyện văn hóa đến những bài thuốc cổ truyền▼ Nguồn tham khảo
- Văn Thiên Đường – Văn Lượng – Lâm Hợi, Làm đẹp bằng các phương thuốc đông y cổ truyền, NXB Văn hóa thông tin, trang 109.
- Đại mạch, https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1i_m%E1%BA%A1ch, ngày truy cập: 12/ 06/ 2020.
- Phạm Thiệp – Lê Văn Thuần – Bùi Xuân Chương, Cây thuốc bài thuốc và biệt dược, NXB Y học, 2000, trang 168.
- 大麦, https://baike.baidu.com/item/%E5%A4%A7%E9%BA%A6/687074, ngày truy cập: 12/ 06/ 2020.
Từ khóa » Sữa Mạch Nha Là Gì
-
10 Lợi ích Tuyệt Vời Cho Sức Khỏe Của Sữa Mạch Nha
-
Sữa Mạch Nha – Du Học Trung Quốc 2022 - Wiki Tiếng Việt
-
Mạch Nha Là Gì? Tác Dụng Và Cách Dùng Tốt Cho Sức Khỏe
-
Sữa Mạch Nha
-
Công Dụng Của Mạch Nha - Thay Thế Đường Hoàn Hảo ❤️
-
Mạch Nha Là Gì? Dùng Như Thế Nào? Tốt Cho Sức Khỏe Không?
-
Tác Dụng Của Cây Mạch Nha Cho Sức Khỏe | Vinmec
-
Mạch Nha Là Gì, Làm Từ Gì? Mạch Nha Có Tác Dụng Gì?
-
Mạch Nha Là Gì? Tại Sao đây được Xem Là Vị Thuốc Vàng Cho Sức Khoẻ
-
Mạch Nha Là Gì, Làm Từ Gì? Mạch Nha Có Tác Dụng Gì?
-
Từ điển Việt Anh "sữa Mạch Nha" - Là Gì?
-
Mạch Nha Là Gì, Làm Từ Gì? Mạch Nha Có Tác Dụng Gì?
-
Mạch Nha Là Gì, Làm Từ Gì? Mạch Nha Có ... - Bất Động Sản ABC Land
-
Mạch Nha: Dược Liệu Quen Thuộc Trị Khó Tiêu, Hỗ Trợ Tiêu Hóa
-
Mạch Nha Là Gì, Làm Từ Gì? Mạch Nha Có Tác ... - CungDayThang.Com
-
Mạch Nha Là Gì, Làm Từ Gì? Mạch Nha Có Tác Dụng Gì?
-
Kẹo Mạch Nha Làm Từ Gì? Cách Làm Kẹo Mạch Nha Ngon Ngọt Tại Nhà