Mách Nhỏ Cách Biến Gà đá Tơ Thành Chiến Kê Cực Hay

Đối với bất cứ người nào có niềm đam mê với gà chọi thì việc có cho mình một chiến kê tốt là một niềm tự hào. Một con gà đá hoàn hảo, không chỉ có thân hình săn chắc, nhanh nhẹn trong việc di chuyển. Mà còn cần có sức bền tốt, dẻo dai, dũng mãnh khi tấn công đối thủ. Vì vậy ngoài bước chọn giống tốt lúc ban đầu, các sư kê phải chăm sóc và có những cách vần gà đá tơ thành gà chọi với hiệu quả tốt nhất.

Bí quyết biến gà đá tơ thành chiến kê hay đã được truyền miệng và phổ biến. Từ những kinh nghiệm được đúc kết qua quá trình chăm sóc gà từ các sư kê. Tuy nhiên, không phải gà đá nào cũng có thể trở thành chiến kê bất khả chiến bại. Điều quan trọng nhất phụ thuộc vào người chăm sóc nuôi dưỡng, có chế độ ăn uống, luyện tập và phòng ngừa dịch bệnh hợp lý cho gà chiến của mình. Vậy, cụ thể những mẹo nhỏ có thể biến gà đá tơ thành chiến kê như thế nào, chúng ta hãy cùng tìm hiểu sau đây nhé.

Cách nuôi gà đá tơ khỏe mạnh

Chọn giống tốt: Để có được một lứa gà chọi năng động, hiếu chiến; khỏe mạnh thì công đoạn lựa chọn giống đóng vai trò rất quan trọng. Bởi vì chỉ có giống tốt mới cho ra được thế hệ sau tốt do kế thừa gen tốt từ bố mẹ. Người ta thường xem lối đá, cách ra đòn của gà trống; tính cách hung hăng, lỳ đòn của gà mái bổn để gây giống.

Chọn giống và sàng lọc giống là yếu tố quyết định
Chọn giống và sàng lọc giống là yếu tố quyết định

 Chọn lọc gà đá: Phải biết cách chọn gà chọi con nên tiến hành loại bỏ những con gà bị dị tật, mắc bệnh hoặc tướng đi đứng xiêu vẹo. Xem chân gà đá để lựa chọn những con gà có vảy đẹp, vảy linh kê để tiến hành huận luyện chúng.

Cách nuôi gà chọi 6 tháng tuổi

Lúc này các con gà trống đang trong quá trình tập gáy; chúng rất máu chiến và có sự phân chia bầy đàn. Cho nên việc chúng thường xuyên choảng nhau là việc như cơm bữa. Chủ gà nên quan sát thường xuyên và tách chúng ra kịp thời để tránh gà bị thương tích.

Nhốt riêng chúng với nhau để hạn chế tình trạng quần thảo giữa các con gà tơ này. Nếu diện tích chăn nuôi nhỏ thì dùng bội gà để úp chúng lại.

Cách nuôi gà nòi tơ từ 7 – 8 tháng tuổi

Giai đoạn này gà chọi đã bắt đầu khô lông. Khi vạch ra xem những nang lông sẽ không cảm thấy chúng ướt nữa. Lúc này thích hợp cho việc cắt tai tích và tỉa lông cho gà chọi.

Cách nuôi gà đá tơ xung bằng việc cắt tai, tích

Việc cắt tai, tích cho gà thường do những sư kê có kinh nghiệm thực hiện. Nếu người chưa quen tay cắt có thể làm cho vết thương sâu, gây chảy máu nhiều. Công cụ sử dụng cho việc này thường là lưỡi lam hoặc kéo sắc bén.

Bật mí một tí kinh nghiệm về vấn đề cắt tai tích cho gà. Trước khi cầm kéo tỉa tót thì chủ gà nên cầm lấy phần tai và tích gà. Day theo cường độ từ nhẹ tới mạnh. Việc day như thế này; để gà tập quen khi có trúng đòn của đối phương hoặc không bị bất ngờ; hoặc bị đau rồi nhảy dựng lên khi bị cắt phần da này.

Gà đá tơ cần có phương pháp chăm sóc hợp lí
Gà đá tơ cần có phương pháp chăm sóc hợp lí

Trong giai đoạn mới cắt tai tích, không nên tiến hành xổ gà. Bởi vì vết thương chưa lành hẳn, nếu trong quá trình vần gà vết thương bị hở ra sẽ rất lâu để lành lại như cũ.

Tỉa lông cho gà chọi

Sau công đoạn cắt tai tích là công đoạn tỉa ông cho gà chiến. Với giống gà đá cựa sắt thì việc này không quá tốn công. Bởi chúng không cần om bóp, vô nghệ cho da đỏ như gà đòn.

Với gà đòn, khi vạch lông ra thấy chân lông khô; se nhỏ lại thì có thể tiến hành cắt tỉa lông. Đừng dùng nhíp nhổ lông của gà, bởi vì khi lông con mọc lại nhìn tạp nham và rất mất thẩm mỹ.

Gà đá tơ săn chắc với các bài tập luyện

Quá trình om bóp được thực hiện sau khi tỉa lông cho gà chọi. Lúc này để làm cho da gà dày và đỏ lên, các sư kê sẽ om bóp gà bằng rượu nghệ được pha theo công thức. Kết hợp những bài tập đòn cho gà như:

Tập gối: Cầm phần lườn của gà đòn, tung gà lên cao cách mặt đất khoảng 3 tấc. Cách này giúp gân gối của gà thêm dẻo dai, đứng thi đấu nước khuya không bị mỏi. Đồng thời rất tốt cho cánh vài bả vai của gà. Khi thực hiện bài tập này, nên chọn khu vực đất mềm có độ ẩm vừa đủ để không chai bàn chậu của gà.

Cách nuôi gà tơ mau lớn với bài tập vần hơi: trước khi tập nên lựa con gà có cùng chạng với nhau. Cần băng cựa cũng như bịt mỏ để hạn chế việc gà bị thương trong quá trình tập luyện.

Cách nuôi gà đá tơ theo chế độ dinh dưỡng

Dinh dưỡng cho gà đá tơ trong giai đoạn này cần phải lưu ý. Cần cung cấp đủ dưỡng chất để gà phát triển toàn diện, có sức khỏe dẻo dai.

Cách nuôi gà đá tơ với chế độ ăn uống hợp lý

Sau khi đã sàng lọc, lựa chọn được con gà đá ưng ý thì chế độ cung cấp dinh dưỡng cho gà phải hợp lý. Tùy thuộc vào từng thể trạng của gà mà gia giảm lượng thức ăn cho phù hợp. Các mốc thời gian cần cho gà ăn trong giai đoạn này:

Sáng: nên cho gà ăn thóc vào khoảng 8h sáng. Trưa: tầm khoảng 12h thì cho gà ăn mồi và rau xanh xen kẽ nhau. Chiều: nên cho gà ăn thêm thóc. Tối: vào 8h tối nên thêm ít cho gà ăn.

Phương pháp cho gà ăn

Khi cho gà ăn trong máng, chỉ nên thêm lượng thức ăn vừa phải. Việc này tránh cho gà bươi thức ăn ung tung gây lãng phí và luôn đảm bảo độ thơm ngon của thức ăn.

Cho gà ăn đúng phương pháp
Cho gà ăn đúng phương pháp

Lượng nước châm cho gà cũng cần phải thay mới thường xuyên để đảm bảo độ sạch sẽ. Việc cung cấp lượng nước về đêm trong giai đoạn này để đảm bảo sức lực và bộ lông được bóng mượt.

Phương pháp cho gà đá tơ ăn trong lúc thay lông

Trong bữa ăn hàng ngày nên bổ sung thêm đậu phộng và rau. Cho gà uống thêm 3 viên dầu cá, cứ cách 2 ngày thì uống 1 viên. Bổ sung thêm lượng chất đạm: trứng cút hoặc 1 ít thịt nạc cũng kích thích lông phát triển. Nên giảm lượng lúa cho gà ăn còn lại 2/3 so với thường ngày.

Tham khảo thêm tại Kỹ thuật chăn nuôi klt.

Nguồn: gachoiviet.com

Từ khóa » Cách Dùng Gà đá