Mách Phụ Huynh Cách Giúp Bé Giảm Khóc đêm Hiệu Quả
1. Hiện tượng khóc đêm ở trẻ và nguyên nhân
Khóc đêm hay còn được dân gian gọi là khóc dạ đề là tình trạng bình thường đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi. Sau 3 tháng thì trẻ sẽ bớt dần hiện tượng này mà không cần người lớn phải ẵm bế, dỗ dành,… Có nhiều tác động khiến trẻ khóc đêm như khó chịu, ướt tã, lạnh hoặc nóng…
Khóc đêm không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ và sự phát triển của bé mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của bố mẹ
Các nguyên nhân khiến trẻ khóc đêm có thể đến từ khách quan cũng như chủ quan, có thể kể đến một số yếu tố như sau:
Trẻ đang đói
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sẽ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên, sữa là loại thức ăn dễ dàng tiêu hóa và nhanh đào thải khiến trẻ phải liên tục được bú nhiều lần trong ngày. Nếu không được đáp ứng đủ nhu cầu trẻ sẽ trở nên khó chịu, khóc là cách trẻ thông báo mình đang đói và cần được bú.
Đói là nguyên nhân thường gặp nhất khiến trẻ khóc đêm do bé ở thời điểm này cần được cung cấp rất nhiều dưỡng chất
Tã của trẻ bị ướt hoặc bị dơ do đi ngoài
Làn da trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, việc tã của bé bị ẩm ướt cũng khiến bé trở nên khó chịu, quấy khóc. Khi trẻ khóc mà không đòi bú hoặc không sốt, hãy kiểm tra ngay phần tã của trẻ và thay ngay nếu có dấu hiệu ướt, trẻ sẽ nhanh chóng ngủ trở lại.
Ngoài ra, bạn nên chú ý đến tính chất phân của trẻ để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bệnh lý đường tiêu hóa thường gặp như táo bón (phân vón cục), kiết lỵ (có hạt lổn nhổn), tiêu chảy (phân tóe nước),… Để trẻ được ngon giấc hơn, bố mẹ cũng nên lưu ý cho trẻ ăn hoặc bú không quá no để phòng nguy cơ bé bị đầy hơi, chướng bụng.
Trẻ bị bệnh
Hệ miễn dịch và thân nhiệt của trẻ vẫn chưa ổn định rất dễ bị ảnh hưởng từ những yếu tố môi trường khiến trẻ bị sốt hay cảm lạnh,… Đây cũng là nguyên nhân vì sao khi trời quá nóng hoặc quá lạnh trẻ dễ khóc đêm hơn bình thường.
Trẻ đến thời kì mọc răng
Thời kỳ mọc răng của trẻ không cố định, nếu trẻ mọc răng sớm sẽ rơi vào khoảng tháng thứ 4 - 5 nhưng muộn sẽ sau 1 năm. Khi mọc răng trẻ sẽ có những biểu hiện như sưng đau vùng lợi, sốt,… Đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc trẻ quấy khóc thường xuyên.
Trẻ muốn được cưng chiều và bồng bế
Yếu tố này cũng là một trong những nguyên nhân thường gặp ở trẻ thường xuyên quấy khóc vào ban đêm. Nhất là đối với những bé được cưng chiều, thích được ẵm bế, dẫn đến thói quen trẻ luôn cần có người lớn ôm ấp nếu không trẻ sẽ khóc cho đến khi được bế.
Các yếu tố khác
Một số yếu tố cũng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ như bị các loại côn trùng như kiến, muỗi… làm trẻ ngứa ngáy, bị gối mền chèn ép, chỗ ngủ chật hẹp, không thông thoáng,… Các yếu tố môi trường xung quanh như tiếng ồn từ xe cộ, do nói chuyện lớn tiếng,…
Trong khi ngủ, bé rất thích được mẹ ôm ấp vỗ về
3. Một số cách giúp bé giảm khóc đêm hiệu quả
Khóc đêm nhiều ngoài việc ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, mà còn khiến bố mẹ, hay người chăm sóc trẻ phải mất ngủ, lo lắng. Vì vậy, bạn có thể tham khảo một số cách giúp bé giảm khóc đêm như sau:
Theo dõi bữa ăn hằng ngày của trẻ
Mẹ nên chú ý đến thời gian do trẻ bú sữa, thời gian ngủ và hoạt động trong ngày của trẻ. Từ đó nắm bắt và cân đối thời gian giữa các bữa ăn, giúp bé giảm quấy khóc và đòi bú sữa vào ban đêm.
Kiểm tra tã quần của bé thường xuyên
Trẻ sơ sinh thường sẽ bài tiết rất nhiều do hệ tiêu hóa của bé lúc này khá ngắn, quá trình hấp thu cũng nhanh, khiến cho trẻ rất nhanh bị ướt tã và quấy khóc cho đến khi được thay tã mới. Vì vậy, người chăm sóc bé cần phải kiểm tra tã thường xuyên, thay tã mới ngay khi thấy nó đã bẩn.
Dỗ dành trẻ
Đây là một trong những cách giúp bé giảm khóc đêm dễ thực hiện và có hiệu quả cao. Trẻ mới sinh thường vẫn còn rất nhớ không gian ấm áp như trong lòng mẹ. Do vậy, trẻ rất thích được ẵm bế, cưng nựng vì nó khiến trẻ cảm thấy ấm áp và dễ chịu.
Kiểm tra thân nhiệt
Sự thích nghi của cơ thể trẻ đối với môi trường vẫn còn kém, do đó nếu bị tác động bởi sự thay đổi thời tiết rất dễ khiến cho trẻ bị bệnh. Cho nên, bố mẹ cần thường xuyên lưu ý đến thân nhiệt cùng các dấu hiệu bất thường ở trẻ, nên tránh việc sử dụng điều hòa ở mức nhiệt quá thấp, quạt hơi nước,… Vào lúc thời tiết lạnh, trẻ cũng cần được giữ ấm cẩn thận để ngăn ngừa các bệnh lý thường gặp.
Kiểm tra thân nhiệt thường xuyên cùng với biểu hiện bất thường ở trẻ để biết rõ yếu tố nào ảnh hưởng đến giấc ngủ
Giữ không gian yên tĩnh khi trẻ ngủ
Không chỉ trẻ nhỏ mà ngay cả người lớn khi gặp phải tiếng ồn khi ngủ cũng có thể bị giật mình, tỉnh giấc và khó chịu. Cho nên, việc giữ không gian yên tĩnh khi ngủ, bằng một số biện pháp đơn giản như dùng cửa cách âm, chèn cửa,… tránh việc lọt âm thanh lớn vào phòng nhưng vẫn đảm bảo sự thông thoáng sẽ mang lại cho trẻ một giấc ngủ sâu và thoải mái.
Tử một số gợi ý cách giúp bé giảm khóc đêm như trên, mong rằng các bậc phụ huynh đã tìm được giải pháp hữu ích giúp cho trẻ được ngủ ngon giấc hơn. Nhưng nếu bạn vẫn còn cảm thấy lo lắng với những dấu hiệu bất thường trên của bé, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ là địa điểm đáng tin cậy để bạn được tư vấn, cũng như giúp trẻ kiểm kiểm tra các dấu hiệu bất thường, ngăn ngừa sự hình thành của các bệnh lý ngay từ ban đầu. Liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 1900.56.56.56.
Từ khóa » Dỗ Bé Khóc đêm
-
Cách Dỗ Trẻ Khóc đêm: 7 Tuyệt Chiêu Xoa Dịu Cơn Quấy Khóc Của Bé
-
15 Cách Dỗ Trẻ Sơ Sinh Khóc đêm Giúp Bé Nín Khóc Tức Thì - MarryBaby
-
Trẻ Khóc đêm: Nguyên Nhân, Cách Dỗ Và Dấu Hiệu Bất Thường
-
10 Cách Giúp Bé Bình Tĩnh Khi Khóc - Vinmec
-
Trẻ Hay Khóc đêm: Vì Sao? | Vinmec
-
Trẻ Hay Quấy Khóc Ban đêm: Mách Mẹ Cách Xử Trí | TCI Hospital
-
Trẻ Quấy Khóc đêm Thì Cha Mẹ Nên Làm Gì? | TCI Hospital
-
Vì Sao Trẻ Khóc đêm & Lời Khuyên Dành Cho Bố Mẹ - Hapacol
-
Bảy Lý Do Trẻ Nhũ Nhi Khóc Và Cách Dỗ
-
Các Mẹo Dân Gian Chữa Khóc Dạ đề (khóc đêm) ở Trẻ Sơ Sinh Hiệu Quả
-
7 Cách đơn Giản Cho Bé Ngủ Ngon Không Khóc đêm - BioAmicus
-
Dỗ Trẻ Sơ Sinh Nín Khóc Hiệu Quả - Bệnh Viện Từ Dũ
-
Tại Sao Bé Hay Khóc đêm? Giải Pháp Cho Trẻ Sơ Sinh Hay Khóc đêm
-
Khóc Dạ đề ở Trẻ Sơ Sinh, Làm Sao để Xoa Dịu?