Magie Trong Chế độ ăn Của Trẻ - Suckhoe123

  • Trang chủ
  • Thẩm mỹ
  • Sức khỏe
  • Nhóm
  • Video
  • Hình ảnh
  • Bảng giá dịch vụ
  • Kết nối bạn bè
  • Tin thẩm mỹ - sức khỏe
  • Tin tức
  • Blog tổng hợp
Xem thêm Cài đặt app suckhoe123 để kết nối nhanh với chuyên gia: Tải app android suckhoe123 Tải app ios suckhoe123
  • Công cụ
    • Trắc nghiệm da...
    • Thuật ngữ y khoa
    • Từ điển y khoa
    • Chỉ số BMI
    • Công cụ tính BMR
  • Trang thẩm mỹ
  • Trang sức khỏe
  • Giới thiệu Liên hệ Tài khoản Điều khoản sử dụng Hệ thống đang hoạt động thử nghiệm chờ cấp phép DMCA.com Protection Status Magie trong chế độ ăn của trẻ Bác sĩ gia đình 11:17 +07 Thứ ba, 20/09/2022 Chia sẻ
    • Chia sẻ ngay
    • Chia sẻ lên bảng tin
    • Chia sẻ lên trang bạn bè
    • Chia sẻ vào nhóm
    • Sao chép liên kết
    Trẻ em cần tất cả các loại vitamin và khoáng chất để tăng trưởng và phát triển thích hợp, một trong những vi khoáng chất quan trọng đó là magie. Khi thiếu khoáng chất này, con bạn có thể bị mất ngủ, hôn mê và chuột rút cơ, bao gồm nhiều biến chứng sức khỏe khác. Vậy bổ sung magie cho bé thế nào là hợp lý?

    1. Tại sao trẻ em cần magie trong chế độ ăn uống?

    Magie là một trong những khoáng chất quan trọng nhất đối với sức khỏe toàn diện ở trẻ em cũng như người lớn. Không chỉ giữ cho xương chắc khỏe và nhịp tim ổn định, hỗ trợ hệ thống miễn dịch và giúp duy trì chức năng cơ và thần kinh mà magie còn có những tác dụng mà ít người biết đến dưới đây:

    • Giúp trẻ ngủ ngon hơn
    • Cung cấp năng lượng cho trẻ
    • Hỗ trợ ổn định lượng đường trong máu và insulin trong cơ thể
    • Giúp hình thành DNA
    • Có lợi cho sức khỏe nội tiết tố của trẻ em
    • Giúp duy trì huyết áp và đảm bảo sức khỏe tim mạch tốt
    Magie trong chế độ ăn của trẻ
    Magie có tác dụng duy trì huyết áp cho trẻ và đảm bảo sức khỏe tim mạch tốt
    • Hỗ trợ quá trình tiêu hóa, giúp hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng khác nhau của cơ thể và điều chỉnh nhu động ruột
    • Có hiệu quả trong việc xây dựng xương và răng chắc khỏe hơn
    • Tốt cho cơ bắp và dây thần kinh khỏe mạnh
    • Có lợi trong việc vận chuyển canxi và kali đến các màng của cơ thể
    • Rất hữu ích trong quá trình tổng hợp protein
    • Hỗ trợ quá trình hô hấp

    2. Yêu cầu về magie hàng ngày cho một đứa trẻ là gì?

    • Trẻ sơ sinh đến 6 tháng tuổi có thể cần 30mg
    • Trẻ sơ sinh từ 7 đến 12 tháng tuổi có thể cần 75 mg.
    • Trẻ mới biết đi từ 1 đến 3 tuổi có thể cần 80mg.
    • Trẻ em từ 4 đến 8 tuổi có thể cần 130 mg.
    • Trẻ em từ 9 đến 13 tuổi có thể cần 240mg.
    • Bé trai từ 14-18 tuổi có thể cần 410mg và bé gái từ 14-18 tuổi có thể cần 360mg.

    Trẻ không nhất thiết phải nạp đủ lượng magie cần thiết trong một ngày. Thay vào đó, hãy đặt ra mục tiêu bổ sung magie cho trẻ vài ngày hoặc hàng tuần.

    3. Thiếu magie là gì?

    Magie trong chế độ ăn của trẻ
    Thiếu magie có thể gây ra bệnh động kinh ở trẻ

    Magie giúp trẻ lớn nhanh hơn, hỗ trợ hệ thống thần kinh, xương khớp và các hệ cơ phát triển toàn diện. Thiếu magie cũng có thể tác động gây thiếu hụt lượng Canxi và Photpho từ đó gây chứng biếng ăn, mệt mỏi, yếu sức, lâu dần xuất hiện tình trạng đau nhức run tay chân do thiếu dinh dưỡng. Lượng magie trong máu nếu giảm đột ngột sẽ gây ra các biểu hiện yếu cơ và liệt, co giật mạnh, hạ đường huyết, hôn mê sâu và có thể dẫn đến tử vong.

    Trẻ bị thiếu magie thường xuất hiện nhiều ở giai đoạn 3-7 tháng tuổi và phổ biến nhiều hơn khi trẻ được 1-2 tuổi do nguồn dinh dưỡng cha mẹ cung cấp cho trẻ chưa hợp lý. Hầu hết thiếu Magie còn xuất hiện ở trẻ nhỏ biếng ăn, lười ăn dẫn đến trẻ suy dinh dưỡng.

    Ngoài ra thiếu magie còn gây nên một số bệnh như: Tăng huyết áp, bệnh tim mạch chuyển hóa, bệnh tiểu đường tuýp 2, động kinh, các vấn đề về thần kinh, các bệnh ở ruột, mất ngủ, loãng xương...

    4. Dấu hiệu của sự thiếu hụt magie ở trẻ em

    Bạn đang tự hỏi liệu con bạn có nạp đủ lượng Magie cần thiết? Sau đây là một số triệu chứng hay gặp ở những trẻ thiếu hụt Magie

    • Trẻ phàn nàn về thị lực mờ
    • Trẻ có thể bị co giật hoặc mắt bị lác
    • Trẻ có thể bị nhầm lẫn, lo lắng, bồn chồn và căng thẳng
    • Trẻ có thể gặp khó khăn khi ngủ hoặc mất ngủ
    • Trẻ có thể có vấn đề về xương hoặc răng
    • Trẻ có thể gặp vấn đề về tiêu hóa và cũng có thể bị táo bón
    • Trẻ có thể bị đau và nhức ở các bộ phận khác nhau của cơ thể
    • Trẻ có thể có rối loạn nhịp tim

    Nếu con bạn có một hoặc vài biểu hiện trên hãy cho trẻ đi khám bác sĩ.

    5. Làm thế nào để khắc phục tình trạng thiếu magie ở trẻ em?

    Magie trong chế độ ăn của trẻ
    Bổ sung thực phẩm giàu magie trong chế độ ăn uống cho trẻ để khắc phục tình trạng thiếu magie

    Khi bạn biết được con bạn đang thiếu hụt magie, bạn nhất thiết phải thực hiện các biện pháp khác nhau để khắc phục tình trạng thiếu hụt này. Có 2 cách để bạn tham khảo đó là bổ sung thực phẩm giàu magie trong chế độ ăn uống của trẻ, hai là cho trẻ sử dụng các chế phẩm bổ sung magie có sẵn trên thị trường. Nhưng bạn sử dụng bất kỳ cách nào thì cũng vẫn cần phải có được sự tư vấn của bác sĩ.

    6. Thực phẩm giàu magie

    Các loại hạt, đậu, ngũ cốc nguyên hạt, bột cacao là những lựa chọn tốt nhất. Rau lá xanh cũng cung cấp hàm lượng magie cao vì các chất tạo nên màu xanh cho lá cây chứa rất nhiều khoáng chất. Thông số về hàm lượng magie trong thực phẩm theo các chuyên gia dinh dưỡng Hoa Kỳ như sau:

    • 1/2 chén ngũ cốc nguyên cám: 93 mg
    • 28g hạt điều rang khô: 74 mg
    • 1/4 chén đậu phộng rang có dầu: 63 mg
    • 1 cốc sữa đậu nành, không đường: 61 mg
    • 1/2 chén Đậu nành Nhật Bản (đã bóc vỏ và nấu chín): 50 mg
    • 1 thìa bơ hạnh nhân: 45 mg
    • 1/4 chén rau bina nấu chín: 39 mg
    • một gói bột yến mạch ăn liền: 36 mg
    • 1/4 chén đậu đen: 30 mg
    • 1 thìa bơ đậu phộng mịn: 25 mg
    • một lát bánh mì nguyên cám: 23 mg
    Magie trong chế độ ăn của trẻ
    Ngũ cốc nguyên hạt là thực phẩm giàu magie
    • 1/2 cốc sữa chua tách béo: 21 mg
    • 1/4 chén gạo lứt hạt dài: 21 mg
    • 1/4 chén đậu thận: 18 mg
    • 1/4 cốc đậu đen: 17 mg
    • 1/2 quả chuối vừa: 16 mg
    • 1/2 cốc sữa (ít béo): 17 mg
    • 1/4 cốc nho khô: 12 mg

    Còn với các loại thực phẩm của Việt Nam

    • Tinh bột: Gạo 14mg, bánh mì 22mg, các loại khoai 30mg...
    • Nhóm chất đạm: Thịt 20-30mg, hải sản 30-40mg, trứng 11mg, sữa bò16mg...
    • Nhóm chất xơ cung cấp vitamin, muối khoáng: chuối 41mg, sầu riêng 32mg, rau mồng tơi 94mg, , nho khô 12mg...
    • Nhóm chất béo: Mè 350mg, đậu phộng 185mg, đậu trắng 170mg...

    Hàm lượng magie trong từng loại thực phẩm chỉ ở giá trị tương đối, tùy thuộc vào kích thước hay các nhà sản xuất khác nhau. Lưu ý các loại hạt có thể gây nghẹt thở với trẻ nhỏ nên khi chế biến bạn cần nghiền nhỏ, mịn.

    Con bạn có thể ăn nhiều hơn hoặc ít hơn tùy theo tuổi,khẩu vị và nhu cầu của trẻ. Bạn nên ước lượng cân đối thực phẩm để cung cấp hàm lượng dinh dưỡng tối ưu cho trẻ.

    Loại bỏ những thực phẩm không chứa magie:

    • Thay thế đạm động vật bằng đạm thực vật
    • Loại bỏ carbohydrate đơn giản và thực phẩm có hàm lượng đường cao.
    • Không dùng quá nhiều sữa
    • Loại bỏ cafein ra khỏi chế độ ăn của trẻ
    • Hạn chế dùng vitamin D liều cao hoặc tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều.

    7. Có an toàn để tự bổ sung magie cho trẻ em không?

    Magie trong chế độ ăn của trẻ
    Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ khi muốn cho con dùng thêm các chế phẩm bổ sung magie

    Đôi khi bạn lo lắng không biết liệu con mình có nhận đủ lượng magie cần thiết qua thực phẩm và quyết định cho con dùng thêm các chế phẩm bổ sung magie những lời khuyên dành cho bạn là đừng làm việc đó khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ. Các chế phẩm bổ sung magie có các tác dụng phụ tiềm ẩn mà bạn không thể lường trước được nguy cơ nếu dùng sai liều lượng.

    8. Các chế phẩm bổ sung magie?

    • Ở dạng viên nén magie oxit: Nếu con bạn có thể nuốt được viên nén, bác sĩ có thể cho trẻ dùng ở dạng viên nén.
    • Ở dạng viên nén magie hydroxit: Con bạn có thể nhai hoặc nuốt những viên này. Hoặc nếu không bạn có thể nghiền hoặc cắt viên nén để thuận tiện cho trẻ
    • Ở dạng lỏng magie hydroxit: Rất dễ sử dụng cho cả trẻ nhỏ. Nhưng lưu ý không trộn chất bổ sung dạng lỏng vào thức ăn của con bạn vì nó có thể làm mất tác dụng của thuốc.

    9. Các biện pháp an toàn cần thực hiện khi cho trẻ em bổ sung magie

    Luôn cung cấp liều lượng theo quy định và không cho trẻ dùng magiê quá liều vì quá liều cũng có thể dẫn đến các biến chứng sức khỏe khác nhau. Nếu bạn đang dùng thuốc bổ sung magie cho con mình, nó có thể cản trở sự hấp thu của các loại thuốc khác mà con bạn có thể đang dùng như thuốc bổ sung phốt pho, sắt hoặc canxi. Do đó, bạn nên dùng thuốc bổ sung magie cho trẻ hai giờ trước hoặc sau khi dùng các loại thuốc khác.

    10. Tác dụng phụ của bổ sung magie quá nhiều

    Magie trong chế độ ăn của trẻ
    Trẻ khó thở,thở gấp có thể là biểu hiện do bổ sung quá nhiều Magie

    Việc trẻ nhận quá nhiều magie từ chế độ ăn uống là không thể xảy ra. Tuy nhiên khi bạn cho con dùng các chế phẩm bổ sung magie thì đó lại là chuyện khác. Bạn cần biết rằng bổ sung quá nhiều Magie có thể gây các vấn đề về tiêu chảy, co thắt dạ dày, với liều lượng lớn có thể gây ngộ độc.

    Theo khuyến nghị của Hội đồng Thực phẩm và Dinh dưỡng của viện Y học Hoa Kỳ: Mức tối đa trong một ngày mà cơ thể chấp nhận được với các chế phẩm bổ sung Magie là 65mg cho lứa tuổi 1-3 và 110 mg cho trẻ từ 4 - 8 tuổi.

    Một số biểu hiện cho thấy con bạn được bổ sung quá nhiều Magie:

    • Trẻ có thể bị tiêu chảy ra nước
    • Trẻ có thể cảm thấy cực kỳ mệt mỏi hoặc suy nhược
    • Trẻ có thể bị sưng ở cổ họng, môi, lưỡi hoặc mặt
    • Trẻ có thể khó thở , thở gấp hoặc thở khò khè khi thở.
    • Trẻ có thể bị nổi mề đay hoặc phát ban trên da
    • -Trẻ có thể bị đầy hơi, chuột rút hoặc đau bụng

    Trong trường hợp con bạn báo cáo bất kỳ triệu chứng nào nêu trên, bạn nên gọi cho bác sĩ ngay lập tức. Tình trạng này kéo dài có thể không dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.

    Có thể thấy nhu cầu Magie của trẻ là rất cần thiết và quan trọng, đòi hỏi cha mẹ cần hết sức lưu ý khi nạp nguồn dinh dưỡng phù hợp cho trẻ từ khi bước vào giai đoạn ăn dặm. Nạp Magie có chừng mực, đầy đủ sẽ tốt hơn việc thúc ép nạp Magie quá tải có thể gây thừa chất và các chứng bệnh về tiêu hóa ở trẻ. Quan sát trẻ và nhận thấy rằng trẻ ngày càng khôn lớn khỏe mạnh, không có những dấu hiệu bất ổn về sức khỏe nghĩa là trẻ đã nhận được lượng Magie cần thiết mỗi ngày.

    Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

    Click để đánh giá bài viết Gửi bình luận Hủy Blog khác của bác sĩ Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em

    Không chỉ dành cho phụ nữ đã kết hôn hoặc có quan hệ tình dục mới cần phải khám phụ khoa. Trẻ em cũng có thể mắc bệnh phụ khoa nếu không được chăm sóc đúng cách. Do đó, việc khám phụ khoa trẻ em và lưu ý khi đưa trẻ đi khám cũng rất quan trọng.

    Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ

    ​​​​​​​Suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng đang là vấn đề quan trọng đối với việc nâng cao sức khỏe của trẻ em các nước đang phát triển và ở Việt Nam hiện nay. Đây là tình trạng bệnh lý theo tác động của sự nhiễm trùng, xảy ra khi chế độ ăn nghèo protein và năng lượng lâu dài, dẫn đến sự chậm phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ.

    Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em

    Thông thường chiếc răng sữa đầu tiên mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi, và phần lớn trẻ mọc đủ 20 răng sữa (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới) trước khi lên 3 tuổi. Sau đó các răng sữa rụng dần và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn tương ứng. Đây chính là giai đoạn mà các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao sự phát triển răng miệng của con mình.

    Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết

    Viêm nướu răng cấp tính là một trong những bệnh lý phổ biến ở vùng miệng của trẻ. Bệnh thường dễ chẩn đoán và điều trị ở mức độ nhẹ, tuy nhiên có thể nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Phát hiện viêm nướu răng sớm sẽ giúp điều trị tốt, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát cũng như các ảnh hưởng đến răng, cấu trúc xương và các mô khác.

    Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời

    Trẻ 11 tháng tuổi cực kỳ tò mò với tất cả mọi thứ đang tồn tại. Giờ đây trẻ ngày càng trở nên độc lập hơn bao giờ hết, và những gì phát triển ở trẻ thời điểm này sẽ tiếp tục đi theo trẻ nhiều năm sau này.

    Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

    Khi nào bé đủ lớn để đeo kính áp tròng?

    - Thưa bác sĩ, con tôi năm nay học lớp Một nhưng cháu đã bị cận 3 đi-ốp. Bác sĩ cho tôi hỏi, tầm tuổi nào thì cháu có thể đeo kính áp tròng được ạ? Cảm ơn bác sĩ!

    • 4 năm trước
    • 1 trả lời
    • 773 lượt xem

    Cây thông noel trang trí trong nhà có gây dị ứng không?

    Bác sĩ ơi, có phải cây thông noel trang trí trong nhà có thể gây dị ứng không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

    • 4 năm trước
    • 1 trả lời
    • 686 lượt xem

    Tại sao trẻ 6 tháng tuổi không bắt ti mẹ và chỉ bú trong lúc ngủ?

    Bé nhà em 6 tháng tuổi. Em sinh bé được 3,1kg nhưng hiện tại bé chỉ được 5,6kg. Không hiểu vì sao bé nhà em như kiểu sợ vú mẹ, không chịu ngậm ti dù đã đói từ 4 đến 5 tiếng. Em toàn phải cho bé bú khi đã ngủ say. Khoảng 3 tiếng em cho bé bú một lần, nhưng bé không chịu, phải sau 4 đến 5 tiếng bé mới chịu bú và chỉ bú một bên vú. Mỗi bên vú cả em khi căng đầy chỉ khoảng 60ml hoặc ít hơn. Càng lớn, cho bé bú lại càng khó khăn. Hiện tại bé đã biết lật nên mỗi lần bú là bé lắc và trở người liên tục. Bé không bú bình và em có cho bé uống sữa công thức bằng muỗng nhưng bé cũng không hợp tác. Bác sĩ cho em hỏi không biết bé có bị bệnh gì trong người không mà lại không bắt ti mẹ như vậy? Và với tình trạng suy dinh dưỡng của bé thì em cần làm gì ạ?

    • 3 năm trước
    • 1 trả lời
    • 1581 lượt xem

    Bé trai 6 tháng 10 ngày nặng 9,2kg đi ngoài thườngrặn đỏ mặt và có máu trong phân thì phải làm gì?

    Bé trai nhà em sinh mổ lúc mẹ 39 tuần 4 ngày. Bé nặng 3,4kg. Hiện bé được 6 tháng 10 ngày và nặng 9,2kg ạ. Từ lúc sơ sinh đến giờ bé uống sữa công thức. Bé bắt đầu ăn dặm bột ngọt lúc 5 tháng 10 ngày với 50ml vào buổi sáng. 2 tuần gần đây, bé có hiện tượng rặn đỏ mặt khi đi ngoài và thỉnh thoảng có ít máu trong phân. Em có cho bé ăn hoa quả xay nhuyễn như chuối, bơ, xoài nhưng không cải thiện. Em có nên cho bé uống thuốc trị táo bón không ạ? Và thực phẩm nào tốt cho bé bị táo bón ạ? Ngoài ra bé nhà em chân phải to hơn chân trái. Bé vẫn hoạt động bình thường nhưng 6 tháng vẫn chưa thể tự đứng với sự giúp đỡ của người lớn. Em có cần cho bé đi khám không, thưa bác sĩ?

    • 3 năm trước
    • 1 trả lời
    • 753 lượt xem

    Làm gì để trẻ hơn 1 tháng tuổi hết đờm nhớt và khò khè trong cổ họng?

    Bé nhà em sinh ra khi được 1 tuần tuổi thì có hiện tượng khò khè và thấy đờm nhớt trong cổ họng. Em có hấp húng chanh và mật ong cho bé uống nhưng mãi vẫn chưa cải thiện. Hiện bé đã được 1 tháng 10 ngày rồi ạ. Bé còn nhỏ quá nên em không dám cho bé đi khám vì sợ bác sĩ kê kháng sinh. Giờ em phải làm gì đây ạ?

    • 3 năm trước
    • 1 trả lời
    • 627 lượt xem
    Tin liên quan Thai chậm tăng trưởng trong tử cung (IUGR) Thai chậm tăng trưởng trong tử cung (IUGR)

    Thai chậm tăng trưởng trong tử cung có nguy cơ tử vong cao do lượng oxy và chất dinh dưỡng trong tử cung thấp. Điều quan trọng là cần thực hiện thăm khám đầy đủ và theo dõi thai kỳ cẩn thận, phát hiện sớm và có các biện pháp can thiệp kịp thời.

    Tôn vinh một đứa trẻ chết trong khi mang thai hoặc khi mới sinh Tôn vinh một đứa trẻ chết trong khi mang thai hoặc khi mới sinh

    Christine Duenas đã mất đứa con của mình khi cô mang thai được 39 tuần và 3 ngày. Cô ấy đã lâm bồn, nhưng sau đó đã có sự cố khủng khiếp xảy ra. Trước khi chào đời, con bé đã chết.

    Bé bị cảm lạnh hay bị bệnh nào đó nghiêm trọng hơn? Bé bị cảm lạnh hay bị bệnh nào đó nghiêm trọng hơn?

    Khó có thể phân biệt được giữa “cảm lạnh thông thường” – bệnh có thể khiến bé mệt nhưng không nguy hiểm – với các chứng bệnh nghiêm trọng hơn.

    5 điều quan trọng bạn nên làm cho con trong những năm tháng đầu đời 5 điều quan trọng bạn nên làm cho con trong những năm tháng đầu đời

    Trong những năm tháng đầu đời, cha mẹ cần lưu ý rất nhiều điều, để giúp bé phát triển một cách toàn diện nhất. Dưới đây là 5 điều quan trọng, cha mẹ cần phải ghi nhớ khi chăm sóc bé.

    Nhiễm trùng tai ở trẻ sơ sinh có nghiêm trọng không? Nhiễm trùng tai ở trẻ sơ sinh có nghiêm trọng không?

    Nhiễm trùng tai là bệnh được chẩn đoán phổ biến thứ hai ở trẻ em tại Mỹ (sau cảm lạnh). Một nghiên cứu lớn cho thấy 23% trẻ sơ sinh sẽ bị ít nhất một lần nhiễm trùng tai khi tròn 1 tuổi và hơn 1 nửa bị ít nhất một lần khi được 3 tuổi.

    Dr Duy Thành

    Bauman

    Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây

Từ khóa » Bổ Sung Magie Cho Trẻ