Mai Chiếu Thủy - Đặc điểm Ý Nghĩa Cách Trồng Và Chăm Sóc

Cập nhật lúc 09:56 ngày 21 Tháng bảy, 2022 bởi tác giả Kim Anh

Mỗi loại cây cảnh đều có những vẻ đẹp riêng, đồng thời cũng chứa đựng những ý nghĩa vô cùng đặc biệt. Cây mai chiếu thủy cũng vậy, là một loại cây cảnh nhưng cây mai chiếu thủy có thể khiến cho người nhìn bị thu hút ngay từ lần đầu tiên.

Cây Mai chiếu thủy là loài hoa nhỏ nhắn, đẹp mong manh mang một hương thơm dễ chịu, ngọt ngào mà quyến rũ thu hút nhiều ong bướm. Trong phong thủy, hoa tượng trưng cho sự trường tồn và sức khỏe dồi dào, hợp với những người mệnh Thủy và mệnh Mộc mang lại may mắn, tài lộc cho gia chủ.

Hoa mai chiếu thủy
Hoa mai chiếu thủy

Đặc điểm cây Mai Chiếu Thủy

Nội dung

Toggle
  • Đặc điểm cây Mai Chiếu Thủy
  • Phân biệt các loại Mai Chiếu Thủy
    • Mai chiếu thủy lá lớn
    • Mai chiếu thủy lá Trung
    • Mai chiếu thủy lá kim
  • Ý nghĩa của cây Mai Chiếu Thủy trong phong thủy
  • Mai chiếu thủy hợp mệnh gì?
  • Cách trồng cây Mai Chiếu Thủy
    • Phương pháp trồng bằng hạt
    • Phương pháp chiết cành
  • Chăm sóc cây Mai Chiếu Thủy
  • Cách tạo dáng cây Mai Chiếu Thủy Bonsai
  • Một số câu hỏi thường gặp ở cây Mai Chiếu Thủy
    • Mai chiếu thủy có mấy loại?
    • Người mệnh gì nên trồng cây mai chiếu thủy?
Thông tin chung về cây Mai chiếu thủy
Tên thường gọiMai chiếu thủy, Mai chấn thủy, Mai trúc thủy,…
Tên tiếng anhWrightia religiosa
Loại câyTrúc đào (Apocynaceae)
Tuổi thọLên đến 500 tuổi
Nguồn gốc xuất xứTừ các nước Đông Dương
Nơi sốngVùng có khí hậu nóng ẩm

Mai chiếu thủy là loài cây thân gỗ, rễ chùm, thân cây có hình thù sần sùi và những nốt nhỏ, thân có màu đen hoặc xám, các nhánh dài mảnh, có lông mềm khá đẹp mắt. Lá cây thuôn dài hình trái xoan, hai mặt lá không đối xứng, có góc ở gốc và hầu như không có cuống.

Cây ra hoa quanh năm, hoa có màu trắng, mọc thành chùm trên một cọng dài và có mùi khá thơm. Hoa của Mai chiếu thủy có 5 cánh khá giống hoa mai, hướng xuống dưới nên gọi là chiếu thủy. Hoa sau khi tàn sẽ sinh quả, mỗi hoa thường cho 2 quả màu đen đen hình dải, quả có khía dọc và kèm chùm lông mềm màu trắng.

Cây khi phát triển có nhiều rễ, chia làm nhiều loại và mỗi loại lại có công dụng khác nhau.

Cây Mai chiếu thủy
Cây Mai chiếu thủy

Phân biệt các loại Mai Chiếu Thủy

Tham khảo ngay video mai chiếu thủy có bao nhiêu loại

Mai chiếu thủy lá lớn

Gồm các loại cây da đen, da xanh, da trắng, da vàng, da láng, nu gò công, nu thường, lá dài, lá tròn, có loại 20 cánh lá thẳng, có loại hoa 20 cánh lá rũ.

Mai chiếu thủy lá Trung

Lá trung gồm nhiều loại như trung nu gò công, trung nu, nu mặt khỉ, da trắng, da xanh và thanh mai… Trong đó mai chiếu thủy nu mặt khỉ Gò Công thì có giá trị vì có nhiều nu sần. Đây là giống mai chiếu thủy được dân chơi cây cảnh ưa thích.

  • Mai chiếu thủy nu Gò Công thì có giá trị nhất ở phần nu sần và được hội sinh vật cảnh của Việt Nam xác nhận nó có nguồn gốc tại Làng mai nu Thạnh Nhựt tại vùng đất Gò Công thuộc tỉnh Tiền Giang. Đây là loại mai chiếu thủy được sử dụng để chơi nhiều nhất bởi có nu đẹp, hoa lớn và thơm.
  • Thanh Mai : Có nách thưa lá, lá hình bầu dục và hơi tròn mọc thành 2 hàng đối xứng. Lá có màu xanh đậm. Thân cây thanh mai có màu xanh tím, ít nu và hơi tròn. Bông thanh mai lớn như các mai ciếu thủy lá trung khác nhưng ít bông hơn.

Xem thêm: 15 cây cảnh trồng trong nhà dễ sống, dễ chăm sóc

Mai chiếu thủy lá kim

Bao gồm các loại lá kim như kim giòn, lá kim nhanh mai, kim lá tứ, lá tứ xù và lá kim đuôi chồn. Có nhiều người hiện nay vẫn đang bị nhầm lẫn giữ cây thanh mai và loại cây kim thanh mai.

  • Mai chiếu thủy lá kim giòn: Là loại cây có thân giòn khó uốn và tạo dáng. Lá hướng hiên hình chữ thập, lá có màu xanh hơi ngả vàng và đuôi lá nhọn. Cây có rất ít nu hoặc không không có. Ưu điểm nổi bật của loại này là chăm ra hoa.
  • Mai chiếu thủy kim thanh mai: Đây là loại cây khá được ưu chuộng để làm cây mai chiếu thủy bonsai mi với cây có rất nhiều nu. Cây con đang bé cũng cho ra nhiều nụ đẹp. Lá thì trông giống với thanh mai nhưng lá nhỏ hơn, khoảng cách giữa các lá cũng nhỏ hơn.
  • Mai chiếu thủy lá tứ: Là loại cây lá mỏng hơn một chút so với kim thanh mai, đuôi lá nhọn hơn và mọc tứ diện, tức là lá mọc đan xen thành 4 mặt lá như hình chữ thập. Thân cây có nhiều cạnh và nhiều gân nên thân hình có hơi vuông. Loại cây này chủ yếu cho thân màu trắng xanh. Hoa của loại này cũng nhỏ nhưng lại cho ra nhiều bông. Hiện nay có 2 loại lá tứ đó là lá tứ đuôi chồn và lá tứ Long Xuyên.
Xem thêm: Cây Dương Xỉ - Tác dụng, Phân loại và Cách chăm sóc
Cây mai chiếu thủy lá kim
Cây mai chiếu thủy lá kim

Ý nghĩa của cây Mai Chiếu Thủy trong phong thủy

Trong phong thủy và tín ngưỡng thì Mai Chiếu Thủy được xem là biểu tượng của sự bền vững. Đây là loại cây giúp trấn an long mạch và kích thêm vân tiền tài cho gia chủ. 5 cánh hoa mai chiếu thủy mọc ra đều nhau. Hướng của hoa luôn hướng xuống đất ý nghĩa là hướng thổ. Nó giúp tăng cường khả năng trấn yểm long mạch, mạng lạng vượng khí cho ngôi nhà và trấn giữ đất đai cho gia chủ.

Ngoài việc mạng lại vận khí tốt cho ngôi nhà thì nó còn giúp mang lại may mắn và tài lộc cho người chơi cây. Nếu trong nhà có trồng cây mai chiếu thủy sẽ giúp cho gia chủ gặp nhiều tài lộc, may mắn và hạnh phúc bền vững. Ngoài ra nó còn giúp cho gia đình yên ấm, bình yên và vững chắc. (ý nghĩa mang lại giúp gia đình hạnh phúc và hòa thuận)

Đây là loại cây có tuổi thọ tương đối cao, cây già có thể lên tới gần 500 năm. Chính vì vậy, cây còn mang ý nghĩa trường thọ và mang lại sức khỏe dồi dào.

Xem thêm: Cây Tùng Bách - Đặc điểm, Ý nghĩa, Công dụng và Cách chăm sóc
Hoa mai chiếu thủy
Hoa mai chiếu thủy

Mai chiếu thủy hợp mệnh gì?

Cây Mai Chiếu Thủy có đặc điểm là ra hoa màu trắng và có hoa quanh năm, tán cây luôn xanh ngát một màu. Do đó rất nhiều người quan tâm rằng cây hợp mệnh gì và người mệnh nào nên trồng cây mai chiếu thủy. Theo Phong Thủy Lục Yên thì cây mai chiếu thủy hợp với các mệnh sau:

Mai chiếu thủy hợp với người mệnh Mộc vì Mộc – Mộc tương sinh giúp gia chủ thuận buồm xuôi gió và giữ vững tài lộc quanh năm như chính những bông hoa mai trắng vậy

Mai chiếu thủy hợp với mệnh Thủy. Lúc này Thủy sinh Mộc và Mộc dưỡng Thủy giúp gia chủ gặp được bình an cát tường.

Hoa mai chiếu thủy
Hoa mai chiếu thủy

Xem thêm: 20+ mẫu cây hợp phong thủy hút tài lộc cho gia chủ

Cách trồng cây Mai Chiếu Thủy

Thông thường cây Mai Chiếu Thủy thường được trồng bằng hai cách đó là tròng bằng hạt và chiết cành:

Phương pháp trồng bằng hạt

Trồng cây bằng hạt còn được gọi là phương pháp nhân giống hữu tính, cách này có ưu điểm là số lượng cây con nhiều, ít tốn kém, đỡ mất công sức.Tuy nhiên, thực hiện nhân giống bằng cách này thì cây thường không mang những đặc tính tốt của cây mẹ như hoa sẽ nhỏ hơn, ít cành, màu sắc nhiều khi khác với cây mẹ…

Phương pháp chiết cành

Phương pháp này còn được gọi là phương pháp nhân giống vô tính, làm bằng cách này thì cây con khi phát triển sẽ tốt hơn, nhận được nhiều ưu điểm vượt trội từ cây mẹ, nên thường được áp dụng nhiều hơn. Bạn chọn một cành nhỏ của cây mẹ, tiến hành cắt một khoanh vỏ, có chiều dài khoảng 3 đến 4 phân, khi cắt đừng để vết cắt bị phạm vào phần gỗ bên trong rồi bóc khoanh vỏ đó đi.

Sau đó, dùng đất và phân chuồng hoai mục trộn lại với nhau cho dẻo rồi ốp chặt vào xung quanh vết cắt, rồi dùng vải dày hay bao bố, hoặc xơ dừa bó lại cho thật chặt. Hàng ngày phải thường xuyên, siêng năng tưới nước cho đất giữ được độ ẩm, đợi cho đến vài tháng sau, khi bầu đất có nhiều rễ con bắn ra ngoài thì thực hiện cắt nhánh đó rời khỏi cây mẹ và đem đi trồng vào chậu.

Cây mai chiếu thủy dáng bonsai nghệ thuật
Cây mai chiếu thủy dáng bonsai nghệ thuật

Chăm sóc cây Mai Chiếu Thủy

1. Nhiệt độ

Mai chiếu thủy là cây ưa nắng và ưa nước. Nhiệt độ phù hợp để trồng là 25 đến 30°C.

2. Đất trồng

Nhiều bác nhà vườn chia sẻ bí quyết để trồng mai chiếu thủy tốt nhất đó là sử dụng loại đất trồng bao gồm Xơ Dừa, Đất Thịt, cát xây, vỏ trấu, tro vỏ trấu. Đất thịt là loại đất dưới lớp đất bùn mà người ta đào ao hồ thường có. Sau đó đem về phơi khô.

Tùy thuộc vào thổ nhưỡng mà dùng xơ dừa nhiều hay ít. Nếu ở miền nam thì trộn xơ dừa nhiều hơn một chút. Ra miền trung và miền bắc thì trộn ít hơn vì xơ dừa có tính dữ nước. Nhưng tỷ lệ trộn thường là 1-1.

Xem thêm: Mệnh thủy hợp cây gì? Chọn cây hợp với người mệnh thủy 2022

Nếu có thì trộn ít vỏ trấu vào nữa nhưng tùy điều kiện khí hậu. Nhìn chung chỉ cần Xơ Dừa và Đất Thịt là đảm bảo rồi.

3. Phân bón

Khi trộn đất trồng thường sẽ cho thêm một ít phân bón hữu cơ, phân chuồng ủ hoai tỷ lệ nhỏ. Trong quá trình chăm sóc thì có thể bón thêm các loại phân như kali hoặc phân đạm. Sau khi cắt lá cũng nên bón thêm một ít để cây phát triển lại.

4. Nước tưới

Cần tưới cây hàng ngày nếu bạn trồng cây ngoài trời. Kết hợp tưới phun sương trên thân lá và dưới gốc. Chú ý xem cây đã đủ độ ẩm hay chưa để cân đối lượng nước tưới.

Tuy là cây ưa nước nhưng có đến 90% cây mai chiếu thủy bonsai chết là do bị úng rễ vì nước. Chính vì vậy bạn cần kiểm tra bầu đất liên tục xem nước tưới có bị thừa hay không. Nếu như cảm thấy nhiều nước quá bạn hãy lấy một cái cây hoặc một cái đũa chọc thẳng xuống dưới bầu đất và xem đều quanh bầu đất để cây háo nước nhanh.

5. Cách chăm sóc để cây ra hoa đúng tết

Cây Mai chiếu thủy là loài cây cho hoa quanh năm, nếu muốn cây ra hoa đúng tết thì chỉ cần thực hiện theo các bước sau:

Trước tết khoảng 2 tháng thực hiện cắt tỉa cành nhánh cho gọn, ngưng tưới nước hoàn toàn từ 4 – 6 ngày.Khi đã thấy cây có hiện tượng héo lá thì tưới nước nhẹ cho cây một lần vào buổi sáng.

Sau khoảng 5 ngày tưới nước, thì thực hiện bón phân KNO3 với liều lượng 12mg/8 lít nước và buổi sáng.Tiến hành phun phân nitrat kali cho cây 1 tuần 1 lần sau đó tưới nước cho cây bình thường.

Sau thời gian xử lý từ 30 – 35 ngày, cây sẽ bắt đầu xuất hiện những nụ hoa đầu tiên, đến 10 ngày tiếp theo hoa sẽ nở trắng cành.

Hoa mai chiếu thủy
Hoa mai chiếu thủy

Cách tạo dáng cây Mai Chiếu Thủy Bonsai

Nếu bạn có tay nghề cao và có nhiều kinh nghiệm thì có thể uốn thành rất nhiều kiểu dáng đẹp. Để cây có kiểu dáng và hình thế đẹp nhất, thì trước khi uốn cành, bạn cần quan sát kỹ cây của mình trong nhiều ngày để định hình thế và dáng cây đẹp nhất.

Khi uốn mai chiếu thủy phải thực hiện uốn từ khi nhánh còn nhỏ, nếu các nhánh và cành cây không phù hợp với thế uốn của bạn thì nên dùng kéo cắt bỏ. Ở giai đoạn đầu, các bạn sử dụng dây thép nhỏ để uốn cho cây.

Cần cắt nước tưới cho cây 2 ngày trước khi uốn, lúc tiến hành uốn phải thật cẩn thận để tránh cành bị gãy, vì cành mai chiếu thủy khá giòn so với nhiều loại bonsai khác.

Cây mai chiếu thủy dáng bonsai nghệ thuật
Cây mai chiếu thủy dáng bonsai nghệ thuật

Xem thêm: 10 loại cây cảnh ưa chuộng trồng trong văn phòng hiện nay

Vậy là Xanh Bonsai đã giới thiệu cho các bạn về cây mai chiếu thủy cũng như là cách trồng và chăm sóc cây mai chiếu thủy ra hoa đúng dịp Tết. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn có thể lựa chọn được loại cây cảnh phù hợp để tô điểm thêm không gian nhà mình nhé!

Một số câu hỏi thường gặp ở cây Mai Chiếu Thủy

Mai chiếu thủy có mấy loại?

Cây có 3 loại là: lá lớn, lá trung và lá kim.

Người mệnh gì nên trồng cây mai chiếu thủy?

Cây mai chiếu thủy phù hợp với người mệnh Mộc và mệnh Thủy.

Bài viết liên quan

Cây xì gà “Cây xì gà” – nguyên liệu đặc biệt tạo nên những điếu xì gà Cuba đắt đỏ Ý nghĩa phong thuỷ của cây kim tiền Những dụng cụ trồng rau hoa ban công, sân thượng hiệu quả Những hình thức tưới tự động phổ biến hiên nay Top những cây cảnh nội thất cảnh quan cho nhà phố, biệt thự Cách cải tạo đất bạc màu trồng cây trong chậu đơn giản, hiệu quả nhất Cách trồng và chăm sóc cây Hạnh Phúc chuẩn nhất Lan Hồ Điệp Trắng: Đặc Điểm, Ý Nghĩa Và Cách Chăm Sóc

Từ khóa » Cây Mai Trắng Phong Thủy