MAI HOA THUNG – NGHỆ THUẬT LÂN SƯ RỒNG ĐỈNH CAO
Có thể bạn quan tâm
Mai hoa thung hay Mai hoa thung pháp dịch nôm na là Phép tập trên cọc gỗ hoa mai; là bộ môn khó nhất thường được sử dụng trong các kì thi Lân Sư Rồng quốc tế bên cạnh Lân truyền thống.
Lân lên Mai hoa thung hấp dẫn người xem ở những kỹ thuật điêu luyện và chuẩn xác, những động tác mạnh mẽ nhưng không kém phần duyên dáng, thể hiện khí chất cao quý của con Lân - một trong Tứ linh đem lại may mắn của người Á Đông. Màn trình diễn Mai hoa thung sử dụng dàn với các cọc sắt có đĩa đứng, cao từ 1m-3m, kết hợp với các động tác tung hứng mạo hiểm, không chỉ làm người xem hứng thú mà còn tạo nên những pha thót tim.
Dàn mai hoa hay còn gọi là “dàn chành” trong trình diễn lân thường được chế tác từ thép để đảm bảo độ bền và chịu lực lớn. Bài múa thường mang nhiều nội dung khác nhau, con lân di chuyển trên những cọc tượng trưng như gỗ hoa mai, khi nhịp nhàng, thanh thoát như ngon gió trăng hoa, khi mạnh mẽ như vũ vần gió bão.
>>> Xem ngay: Lịch múa lân Mai Hoa Thung Trung Thu 2022
Trình diễn vũ điệu Mai hoa Thung, vận động viên cần có sự dẻo dai bền bỉ từ luyện tập, sự chuẩn xác từ kinh nghiệm và thần thái chắc chắn đến từ ý chí, tinh thần quả cảm. Để có thể nhảy múa trên giàn Mai Hoa Thung, các diễn viên phải thực hiện các động tác phức tạp như đội đầu lân đứng một chân trên đùi, đứng trên tay hoặc vai của người giữ đuôi lân, rồi hai chân đứng trên đùi, quay 180 độ, nhảy ngồi lên đầu… Tuy nhiên, chỉ mất tập trung một khắc hoặc kết hợp không hài hòa với tiếng trống để trượt chân xuống đất thì tai nạn là điều khó tránh khỏi.
Mai Hoa Thung cũng được xem là một môn thể thao rèn luyện sức khoẻ, đòi hỏi người múa phải có nghề võ. Nếu một người chưa thể múa lân truyền thống thì không thể lên được giàn Mai Hoa Thung. Thử tính một đầu lân nặng từ 3-5kg, chưa kể râu ria phụ tùng nhiều khi vượt số chục, một bộ đôi hai người múa, người đầu người đuôi. “Đầu lân” với tầm quan sát rất hẹp, phải linh hoạt, pha trò như một con lân đích thực, “đuôi lân” là trụ vững chắc nhưng phải hoàn toàn tin tưởng vào “người cầm đầu” vì gần như không có phản xạ với mọi vật xung quanh khi bị trùm kín mít. Ấy vậy mà, trèo giàn leo cọc, người ta múa thanh thoát, duyên dáng và lôi cuốn, nhân hóa được con lân ở thần thái có hồn phách, khi tinh nghịch vui đùa, lúc tức giận vùng vẫy.
Thông thường con lân để múa trên dàn thung thường là lân lông trắng, kim sa bạc. Vì lân trắng là lân đã già, có nhiều kinh nghiệm, có "đủ tuổi" hơn so với các con lân khác để chinh phục mai hoa thung. Cảnh tượng Lân trắng di chuyển duyên dáng trên cọc cao làm người ta thích thú liên tưởng đến hình ảnh Linh thú trèo đèo lội suối, bất chấp hiểm nguy đem linh dược, tài lộc về cho gia chủ. Đó là hình ảnh may mắn và phú quý, cũng là nghệ thuật đỉnh cao của bộ môn Lân sư rồng – một nét đẹp của văn hóa Á Đông.
>>> Xem thêm các sự kiện đang diễn ra cực kỳ hấp dẫn tại Helio Center
***Ở Liên hoan Lân sư rồng Đà Nẵng mở rộng, Mai hoa thung được quy định là bộ môn thi đấu chính thức với “dàn chành” chuẩn kích thước quốc tế. Cùng đón xem màn trình diễn của 11 đội lân danh tiếng đến từ khắp các tỉnh thành lúc 17h-21h30 tại sân Ice Skating Helio Center.
>>>Xem thêm: Lễ Hội Lân Sư Rồng 2022 siêu hoành tráng tại Helio
Helio Center.
Từ khóa » Múa Mai Hoa Thung Là Gì
-
Múa Lân Sư Rồng Mai Hoa Thung Là Gì? - SKYENTER
-
CÁCH LÀM MAI HOA THUNG TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ APEC
-
Mai Hoa Thung Là Gì - Múa Lân Sư Rồng
-
Múa Lân Mai Hoa Thung
-
Kỳ Nữ Mai Hoa Thung - Tuổi Trẻ Online
-
Thế Nào Là Mai Hoa Thung Trong Múa Lân
-
Múa Lân Ngày Tết Khó Nhất Là Leo Giàn Mai Hoa Thung
-
MÚA LÂN NGÀY TẾT - TUYỆT KĨ MAI HOA THUNG
-
Tuyệt Kỹ Luyện Lân Trên Mai Hoa Thung | VOV.VN
-
Múa Lân Lên Mai Hoa Thung Là Gì
-
Mai Hoa Thung Tiêu Chuẩn Quốc Tế
-
Múa Lân Nhảy Mai Hoa Thung Cực Hay 2021 / Giải Lân Sư Rồng Dĩ ...
-
Múa Lân Nhảy Mai Hoa Thung 2020 / LSR Thanh Anh Đường