Mài Kẽ Răng – Tất Cả Những Thông Tin Có Thể Bạn Chưa Biết

Một số trường hợp khi đến niềng răng sẽ được bác sĩ chỉ định mài kẽ răng. Băn khoăn không biết mài kẽ răng là gì? Có ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng? Quy trình thực hiện ra sao? Vậy thì đừng bỏ qua đầy đủ thông tin chi tiết và chính xác nhất mà chuyên gia tư vấn dưới đây nhé.

Mục lục

  • Giải đáp cụ thể mài kẽ răng là gì?
  • Mục đích của mài kẽ răng là gì?
  • Dụng cụ để mài kẽ răng là gì?
  • Tỉ lệ mài kẽ răng chuẩn nhất
  • Răng nào được lựa chọn để xẻ kẽ?
  • Quy trình mài kẽ răng được thực hiện như thế nào?
  • Những câu hỏi liên quan đến mài kẽ răng
    • Mài kẽ răng có đau không?
    • Mài kẽ răng có nguy hiểm cho sức khỏe?
    • Mài kẽ răng có làm răng yếu đi?
    • Mài kẽ răng có gây sâu răng?
  • Những lưu ý sau khi mài kẽ răng

Giải đáp cụ thể mài kẽ răng là gì?

Giải đáp cụ thể mài kẽ răng là gì? 1

Trước khi đi vào tìm hiểu mài kẽ răng là gì, bạn cần biết cấu trúc của một chiếc răng và vị trí sẽ mài kẽ răng là ở đâu.

Một chiếc răng hoàn chỉnh của chúng ta bao gồm 3 phần: men răng, ngà răng và tủy răng.

  • Men răng là lớp mô cứng nhất trên cơ thể người. Thậm chí chúng được đánh giá cứng hơn xương khi cấu tạo từ 99% tinh thể Hydroxyapatitle và 1% chất hữu cơ, nước.
  • Ngà răng nằm ở bên trong lớp men răng. Độ cứng của ngà răng chỉ đứng sau men răng và tương đương độ cứng của xương. Ngà răng được cấu tạo bởi 97% là tinh thể Hydroxyapatitle và 3% chất hữu cơ, nước. Bên trong ngà răng còn có đầu mút của các dây thần kinh ở trong ống ngà.
  • Tủy răng nằm trong cùng chứa nhiều dây thần kinh.

Khi mài kẽ răng, bác sĩ sẽ chỉ tác dụng vào phần men răng, không tác dụng vào ngà răng và tủy răng. Mài kẽ răng hay cắt kẽ răng có tên tiếng Anh “Interproximal Reduction- IPR”. Nếu muốn tìm kiếm thêm thông tin bạn có thể gõ cụm từ này trên các thanh tìm kiếm. Với kĩ thuật này, men răng được mài bớt từ 0.3 – 0.5mm, lớn hơn hoặc nhỏ hơn trước khi niềng răng. Số lượng răng cần mài dao động tùy vào từng trường hợp khác nhau sau khi đã qua thăm khám cẩn thận.

Mục đích của mài kẽ răng là gì?

Mục đích của mài kẽ răng là gì? 1

Tiếp đến chúng ta sẽ tìm hiểu xem tại sao lại phải mài kẽ răng. Thực chất, việc mài kẽ răng có nhiều mục đích khác nhau.

– Tạo khoảng làm đều cung răng

Khi nhắc đến tạo khoảng làm đều cung răng, bạn sẽ thấy bác sĩ nhắc đến như nhổ răng, nong hàm, di xa một hàm, hai hàm. Tuy nhiên nếu như không cần nhiều khoảng răng đến mức độ như vậy thì bác sĩ chỉ định mài kẽ răng để làm đều cung răng. Khi thực hiện, tỉ lệ mài rất nhỏ trong giới hạn men răng nên khoảng tạo ra nhỏ hơn so với các phương pháp khác.

– Tạo hình thẩm mỹ răng

Ví dụ như răng cửa hàm trên có hình dạng tam giác hoặc bị mất cân xứng, mất hài hòa về kích thước răng do tỉ lệ về chiều ngang của thân răng quá lớn. Lúc đó, bác sĩ cũng chỉ định mài kẽ răng để răng thon gọn hơn. Tỉ lệ giữa chiều ngang và chiều dọc của răng được hài hòa hơn.

– Tam giác đen ở giữa răng

Ngoài ra, nếu hàm răng của bạn có các tam giác đen do dùng tăm lâu ngày, bệnh viêm nha chu. Mài kẽ răng lúc này nhằm đóng các khoảng tam giác đen này lại.

– Chỉnh sửa sự sai biệt chỉ số Bolton

Mài kẽ răng giúp cho kích thước răng hàm trên và hàm dưới được cân đối. Thử so sánh một chút, răng hàm trên là cái vung, còn răng hàm dưới là cái nồi. Nếu vung quá lớn, quá bé hoặc nồi quá lớn, quá bé thì sẽ không thể đậy lại được một cách chính xác. Đây chính là sự sai biệt về kích thước giữa răng hàm trên và răng hàm dưới. Bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định mài kẽ để chỉnh sửa sự sai biệt giúp răng có được đúng kích thước mong muốn.

Dụng cụ để mài kẽ răng là gì?

Lúc này chắc hẳn nhiều người đang tò mò không biết bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ nào để mài kẽ răng. Các bác sĩ có các lựa chọn như:

  • Đĩa mài kẽ hình bánh xe
  • Lá mài kẽ
  • Mũi khoan

Việc bác sĩ sử dụng công cụ ra sao sẽ phụ thuộc vào thói quen, sự thoải mái khi ứng dụng chúng.

Tỉ lệ mài kẽ răng chuẩn nhất

Tỉ lệ mài kẽ răng chuẩn nhất 1

Mài kẽ răng là kĩ thuật tương đối khó đòi hỏi bác sĩ cần có kiến thức, chuyên môn cùng sự tỉ mỉ, chỉn chu trong công việc. Nếu đang thắc mắc tỉ lệ mài kẽ răng khoảng bao nhiêu thì tìm hiểu các chỉ số dưới đây:

– Với răng cần mài là răng cửa và răng nanh thì tỉ lệ mài răng tối đa như sau:

  • Phần cổ răng: Khoảng từ 0.6 mm – 0.8 mm
  • Phần thân răng: Khoảng từ 1 mm – 1.3 mm
  • Phần cạnh rìa cắn: Khoảng từ 1.2 mm – 1.6 mm

– Với răng cần mài là răng hàm thì tỉ lệ mài răng tối đa như sau:

  • Phần cổ răng: Khoảng từ 0.6 mm – 0.8 mm
  • Phần thân răng: Khoảng từ 1.3 mm – 1.6 mm
  • Phần cạnh rìa cắn: Khoảng từ 1.4 mm – 1.8 mm

Răng nào được lựa chọn để xẻ kẽ?

Có phải răng nào cũng được chỉ định để xẻ kẽ hay không là băn khoăn của nhiều người. Thực chất, việc chọn răng nào, ở vị trí nào còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

  • Vị trí, kích thước của răng thừa là vùng hàm trên hay hàm dưới
  • Độ cân xứng của răng
  • Độ dày men răng của các răng
  • Tình trạng sâu răng hoặc vệ sinh răng miệng của bệnh nhân

Trước khi thực hiện, bác sĩ sẽ kiểm tra, chụp phim X – quang cẩn thận. Tiếp đó lên kế hoạch mài kẽ răng một cách tỉ mỉ, chi tiết nhất.

Một số trường hợp chống chỉ định khi mài kẽ răng bạn cần biết:

  • Trường hợp người có buồng tủy răng lớn, đặc biệt là trẻ em
  • Trường hợp người vệ sinh răng miệng kém, sâu răng kẽ nhiều
  • Trường hợp người có men răng kém khoáng hóa
  • Trường hợp người mòn răng nhiều, răng bị ê buốt, nhạy cảm với các kích thích

Quy trình mài kẽ răng được thực hiện như thế nào?

Quy trình mài kẽ răng được thực hiện như thế nào? 1

Tiếp theo đây là thông tin bạn cần biết nếu được chỉ định mài kẽ răng. Các bước được thực hiện tuần tự như sau:

– Bước 1: Thăm khám sức khỏe răng miệng, chụp X-quang

Bác sĩ sẽ thăm khám cụ thể tình trạng sức khỏe răng của bạn. Sau đó kết hợp với chụp phim X – quang cẩn thận để phát hiện các bệnh lý nếu có.

– Bước 2: Lên phác đồ điều trị

Tiếp đến, bác sĩ sẽ lên phác đồ trị liệu thích hợp nhất xem nên mài những răng nào, tỉ lệ mài răng là bao nhiêu.

– Bước 3: Kí hợp đồng với khách hàng

Bác sĩ cùng với khách hàng kí hợp đồng nhằm đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho bạn, phòng tránh rủi ro xảy ra.

– Bước 4: Vệ sinh sạch sẽ toàn bộ hàm răng

Sau đó, bác sĩ cùng với y tá sẽ làm sạch toàn bộ hàm răng trước khi tiến hành mài kẽ răng. Nếu mà răng bị các bệnh lý như sâu răng, viêm nha chu,… thì cần điều trị rồi mới mài kẽ răng.

– Bước 5: Tiêm thuốc tê

Tiếp đến, bác sĩ tiến hành tiêm thuốc tê lên vị trí cần mài. Điều này giúp bạn tránh được tình trạng đau và ê buốt khi mài kẽ răng.

– Bước 6: Tiến hành mài kẽ răng

Bác sĩ sử dụng thiết bị nha khoa chuyên dụng để mài kẽ răng theo phác đồ trị liệu trước đó.

– Bước 7: Bôi dự phòng Flour

Bác sĩ tiến hành bôi Flour lên vị trí vừa mài răng để tránh tình trạng vi khuẩn bám lên răng gây sâu răng.

– Bước 8: Tiến hành niềng răng

Sau đó, tùy tình trạng, bác sĩ có thể gắn các khí cụ niềng răng lên hàm răng bắt đầu quá trình chỉnh nha.

– Bước 9: Chăm sóc tại nhà và tái khám

Cuối cùng, bác sĩ hướng dẫn bạn cách chăm sóc răng miệng tại nhà. Hẹn lịch tái khám.

Những câu hỏi liên quan đến mài kẽ răng

Những câu hỏi liên quan đến mài kẽ răng 1

Mài kẽ răng có đau không?

Nghe đến mài kẽ răng, nhiều người đã cảm thấy hơi lo lắng. Tuy nhiên quá trình này được bác sĩ tính toán một cách tỉ mỉ, hợp lý để không ảnh hưởng đến cấu trúc bên trong của răng, nhất là tủy răng. Dù chịu tác động đến hình thể nhưng mài kẽ răng không làm tổn hại đến răng thật, sức khỏe răng miệng nếu tuân thủ đúng tỉ lệ.

Nếu được hỏi mài kẽ răng có đau không thì thực sự cảm giác này cũng không quá rõ ràng. Vì trước đó, bạn đã được vệ sinh sạch sẽ khoang miệng, tiêm tê tại vị trí cần mài. Khi đó, mọi công đoạn diễn ra thuận lợi, thoải mái.

Mài kẽ răng có nguy hiểm cho sức khỏe?

Như đã trình bày ở trên, mỗi chiếc răng được cấu tạo gồm 3 lớp lần lượt từ ngoài vào trong là men răng, ngà răng, tủy răng. Quá trình mài kẽ răng chỉ thực hiện ở phần men răng ngoài cùng với tỉ lệ nhất định nên không ảnh hưởng đến ngà răng hay tủy răng. Tiếp đến bác sĩ mới tiến hành gắn khí cụ niềng răng nhằm rút ngắn tối đa thời gian chỉnh nha. Điều bạn cần làm là chọn địa chỉ nha khoa thực sự uy tín thì không cần lo lắng sau khi mài kẽ răng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nếu sau khi mài kẽ răng xong, bạn thấy chức năng ăn nhai bị suy yếu, răng nhạy cảm hơn, dễ xỉn màu, dễ bị đau buốt. Điều này có thể do bác sĩ đã thực hiện sai kĩ thuật, mài quá sâu,… tác động không nhỏ đến toàn bộ hàm răng.

Mài kẽ răng có làm răng yếu đi?

Một số người cũng lo lắng mài kẽ răng có thể làm răng yếu đi. Điều này là sai lầm. Nếu bác sĩ mài đúng phương pháp, đúng tỉ lệ thì hoàn toàn không làm ảnh hưởng đến cấu trúc men răng. Thực chất việc mài kẽ răng chỉ là loại bỏ bớt một phần men răng rất nhỏ. Điều này không tác động đến ngà răng hay tủy răng nên không làm cho răng yếu đi.

Mài kẽ răng có gây sâu răng?

Trên bề mặt men răng có độ bóng nhất định. Cũng nhờ vậy mà hạn chế mảng bám tích tụ. Sau khi tiến hành mài kẽ răng và niềng răng thì các răng sẽ sát khít với nhau, không để cho vi khuẩn xâm nhập. Bạn chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng cách là được nhé.

Tìm hiểu thêm: Thủ thuật nong hàm khi niềng răng

Những lưu ý sau khi mài kẽ răng

Những lưu ý sau khi mài kẽ răng 1

Vì lần đầu mới thực hiện nên việc mài kẽ răng có thể làm bạn cảm thấy chưa quen. Vậy thì thực hiện theo một vài lời khuyên của bác sĩ dưới đây nhé.

– Sau khi mài răng mà thấy hơi ê thì dùng đá lạnh bọc trong khăn sạch để chườm xung quanh vùng khoang miệng trong ngày đầu tiên. Chườm 5 – 10 phút thì bỏ ra rồi mới chườm tiếp.

– Bạn nên ưu tiên các đồ ăn mềm, mịn, nhuyễn như cháo, bún, súp,… trong 2,3 ngày đầu. Khi thấy ổn thì ăn như bình thường.

– Hạn chế ăn những đồ quá cứng, quá dẻo hoặc quá lạnh giống như đùi gà chiên, ngô luộc, kẹo cứng,… không có lợi sau khi mài răng hay niềng răng.

Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc liên quan đến vấn đề niềng răng, vui lòng liên hệ HOTLINE 093.186.3366 – 086.690.7886 hoặc đăng ký tư vấn (không mất phí) với bác sĩ Đức AAO để được hỗ trợ sớm nhất  ĐĂNG KÝ

Từ khóa » Khám Kẽ Răng