# Mái Kèo Khung Thép Lợp Ngói

Trước đây, khi xây dựng nhà cửa, trường học hay trạm xá người ta thường dùng mái kèo bằng gỗ. Sau đó chuyển dần sang kết cấu thép đen, hộp. Nhưng hiện nay mái kèo khung thép lợp ngói đang là sự lựa chọn hàng đầu của chủ đầu tư. Chúng ta cùng phân tích tại sao phương án “ Mái kèo khung thép lợp ngói” đang được nhiều khách hàng tìm đến.

So sánh các giải pháp khung kèo

1.Hệ vì kèo khung gỗ:

Ưu điểm: Kiến trúc thân thiện, đẹp và sang trọng.

Nhược điểm: Là vật liệu dễ cong vênh dưới tác động của thời tiết, mối mọt, giá thành cao …, là sản phẩm phải thường xuyên bảo dưỡng định kỳ.

2. Hệ vì kèo thép hộp

Ưu điểm: Giá rẻ với khoản đầu tư ban đầu

Nhược điểm: Với khí hậu nóng ẩm ở Việt Nam rất nhanh bị han rỉ nhất là ở các vị trí mối hàn, nên cần phải bảo dưỡng định kỳ. Thi công hệ này thường thợ làm theo kinh nghiệm chứ không tính toán về kết cấu chịu lực.

3. Mái kèo khung thép lợp ngói

Là thép hợp kim nhôm kẽm cường độ cao, không bị biến dạng theo thời gian sử dụng. Có các loại cấu kiện điển hình để tạo nên hệ kèo khung thép lợp ngói.

Liên kết hoàn toàn bằng ốc vít chịu lực, không phải hàn nên không cần bảo dưỡng sơn sửa trong quá trình sử dụng.

Vì kèo thép lợp ngói

Vì kèo thép lợp ngói

Để hiểu thêm các loại kết cấu vì kèo mái, xem thêm bài viết:

  • Các loại vì kèo thép
  • Nhà khung thép tiền chế

Mái kèo khung thép lợp ngói có mấy loại?

Kèo loại khung thép lợp ngói có hai loại phổ biến:

  1. Kèo 2 lớp thường được sử dụng trong mái đóng trần la phông. Ngoài ra, nhiều nhà thầu cũng dùng kèo 2 lớp khi đóng trần thạch cao bên dưới nhưng cách này có nhược điểm là không tận dụng được không gian mái.
  2. Kèo 3 lớp cho phép bạn tận dụng được phần không gian phía dưới mái làm nhà kho, phòng thờ, phòng ngủ…

1. Loại vì kèo 2 lớp:

Là hệ kèo kết hợp trực tiếp giữa các vì kèo chữ A với litô (mè) nâng đở phần mái ngói bên trên, bên dưới có thể là mái bê tông hoặc trần…

Để tạo ra kèo chư A, dùng các thanh xà gồ liên kết với nhau bằng vít tự khoan cường độ cao, các kèo định vị vào dầm bê tông bằng PAD liên kết và bu lông nở. Khoảng cách tối ưu giữa các kèo là từ 1.0 – 1.2m, tạo thành hệ kèo chữ A.

Litô (mè) liên kết với hệ kèo chữ A bằng vít tự khoan cường độ cao, khoảng cách litô phụ thuộc vào loại ngói mà ta sử dụng, thường dao động từ 30 – 35 cm.

2. Loại kèo 3 lớp:

Là hệ vì kèo gồm 3 lớp: Xà gồ ( đòn tay), cầu phong ( rui), litô (mè). Với hệ vì kèo này chúng ta có thể sự dụng không gian áp mái làm nhà kho hoặc các công trình phụ trợ khác.

Các thanh xà gồ thường sử dụng TC100.75, được định vị với dầm bê tông bằng PAD và bu lông nở để làm đòn tay. Khoảng cách giữa các thanh xà gồ thường từ 800- 900 mm. Độ vượt nhịp tối ưu ≤ 4,5 m để đảm bảo khả năng chịu lực của kết cấu.

Cầu phong sử dụng thanh TC 75.75 hoặc TS 61.60 đi tiếp lớp thứu 2, khoảng cách giữa các thanh cầu phong dao động từ 1.0 – 1.2 mm để đảm bảo khả năng chịu lực.

Litô sử dụng thanh TS40.48, khoảng cách giữa các thanh litô phụ thuộc vào loại ngói mà ta sử dụng, thường dao động từ 30 – 35 cm.

Vì kèo thép lợp ngói

Hệ khung vì kèo thép lợp ngói

Ưu điểm của mái kèo khung thép lợp ngói

  • Trọng lượng của mái kèo khung thép lợp ngói nhẹ hơn sắt hộp đen khoảng 6 lần. Đồng thời, tác động của kèo lên tường được giảm bớt, giúp tiết kiệm chi phí dầm móng, chi phí mua nguyên vật liệu...
  • Vỏ khung thép của mái kèo có khả năng chịu nhiệt độ cao hơn 1000 độ C, chống cháy rất hiệu quả.
  • Khả năng chống rỉ sét của kèo lợp ngói bằng thép cực kỳ tốt, bảo vệ khung kèo trong điều kiện thời tiết bất thường.
  • Kèo khung thép cũng có thể chống cong vênh, mối mọt tốt hơn hẳn so với kèo làm bằng gỗ và không bị thấm ẩm, nứt như bê tông.
  • Với kèo lợp ngói bằng khung thép, thời gian thi công rất nhanh chóng do chỉ cần sử dụng vít, bu lông để lắp ráp chứ không cần hàn nối.
  • Tính thẩm mỹ của kèo rất tốt, không bị phai màu theo thời gian.
  • So với gỗ, bê tông thì mái kèo làm bằng vật liệu thép có giá trị sử dụng cao hơn do ít khi xảy ra hỏng hóc, chi phí bảo trì thấp, tuổi thọ lâu dài.

Những lưu ý khi thi công kèo khung thép lợp ngói

Trước khi tiến hành thi công kèo loại khung thép lợp ngói, bạn nên khảo sát mặt bằng, căn cứ vào thực địa và ý kiến của chủ nhà để lên bản vẽ kết cấu. Cuối cùng đi đến thống nhất giữa hai bên để đưa ra một cấu trúc về khung kèo thép hợp lý nhất.

Bạn cũng cần đảm bảo tuyệt đối các tiêu chuẩn kỹ thuật trong quá trình thi công kèo khung thép (đặc biệt quan trọng là khi lắp đặt và gia cố). Thêm vào đó, bạn không được phép sơn khi bề mặt khung thép có bụi bẩn, trời có mưa; chỉ nên chọn sơn phủ có tính kiềm thấp.

Muốn kèo loại khung thép bền đẹp trong thời gian dài thì bạn cần chú ý đến kết cấu mái lợp ngói. Thông thường, với nhà có trần hoặc sàn bê tông, bạn nên sử dụng kèo khung thép 2 lớp, tỷ lệ chia khoảng cách giữa các kèo thường là 1.1 đến 1.3m.

Trong quá trình thi công, bạn phải thực hiện quy trình lợp ngói chính xác: Một hàng ngói, sau đó lợp đến các hàng ngói dưới theo chiều từ dưới lên trên. Các viên ngói rìa phải được lắp đặt bằng vít chuyên dụng để đảm bảo sự vững chắc.

Vì kèo thép lợp ngói

Những điều bạn không được phép quên khi thi công kèo loại khung thép để lợp ngói

Một số loại ngói thông dụng trên thị trường

Mái ngói là sản phẩm giá rẻ, bền, đẹp, khó bị hư hại dù nắng hay mưa gió vẫn đứng vững theo thời gian nên giá tiền khung thép làm mái ngói trọn gói cũng rất phù hợp cho hầu hết mọi gia đình.

Hiện trên thị trường có xuất hiện rất nhiều loại ngói như: Ngói Thái Lan, Ngói Nhật Bản, Ngói Malaysia, Ngói đất nung của Hạ Long hay Đồng Nai.

Ngói Thái Lan hay ngói CPAC

số lượng là 10v/m2 có trọng lượng trung bình khoảng 45kg/m2.

Bước mè lợp ngói Thái từ 315-340mm.

Ngói Thái có nhiều màu sắc lựa chọn, tùy vào kiến trúc mà ta lựa chọn cho phù hợp loại ngói.

Kết cấu thép VSTEEL

Từ khóa » Khoảng Cách Vì Kèo Lợp Ngói