Mài Răng Cửa Bị Hô để ép Vào Có được Không?
Có thể bạn quan tâm
Răng cửa hô là một dạng khiếm khuyết của răng, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và gây mất tự tin trong quá trình giao tiếp. Hiện nay, có rất 4 cách để khắc phục tình trạng răng hô phổ biến như: niềng răng, bọc răng sứ, phẫu thuật hàm và mài răng. Trong đó, mài răng cửa cũng là phương pháp cải thiện răng hô được nhiều người quan tâm. Mài răng cửa hô vẩu là phương pháp phục hình răng hô nhanh chóng. Tuy nhiên, rát nhiều người thắc mắc rằng: Vậy, mài răng cửa bị hô để ép vào có được không? Có đạt được hiệu quả tốt không? có phải trường hợp nào cũng có thể thực hiện phương pháp này. Chúng ta hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để tìm cho mình câu trả lời nhé!
1. Răng cửa bị hô do đâu?
- Răng cửa hô do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng nguyên nhân chính là do di truyền từ cha mẹ, ông bà hoặc người thân trong gia đình sang cho con cháu. Được biểu hiện ở cấu trúc hàm mặt và xương hàm.
- Răng cửa ho còn có thể do những thói quen không tốt như: mút răng, cắn môi, đẩy lưỡi, chống cằm…làm răng hàm trên nhô ra phía trước, dẫn đến hiện tượng hô.
Răng cửa hô ảnh hưởng đến thẩm mỹ, đồng thời ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng do khớp căn không chuẩn. Vì thế, khi răng bị hô, bạn nên tìm cách chữa trị.
2. Mài răng cửa bị hô để ép vào có được không?
Mài răng cửa hô để ép vào trong là cách sử dụng dụng cụ trong nha khoa để mài cả 5 mặt của răng cửa bị hô. Điều này sẽ tác động trực tiếp đến men răng và gây xâm lấn mô răng thật. Vì thế, nếu quyết định mài răng cửa hô để ép vào trong, bác sĩ thực hiện cần hết sức cẩn thận để tránh những biến chứng về sau.
Mài răng cửa hô vẩu là phương pháp phục hình răng hô nhanh chóng, nhưng không phải trường hợp nào cũng phù hợp để thực hiện phương pháp này. Mài răng chỉ nên áp dụng với trường hợp răng bị hô nhẹ, để hạn chế xâm lấn quá nhiều. Nếu bị hô nặng hơn, bạn nên cân nhắc phương pháp bọc răng sứ để cải thiện trường hợp hô răng cửa.
3. Những tác hại khi mài răng hô
Mài nhỏ răng cửa hô có bị đau không, có gây ảnh hưởng gì không, là băn khoăn của rất nhiều người đang bị hô răng cửa. Nếu thao tác mài răng của bác sĩ dứt khoát, chuẩn xác, phù hợp với tỷ lệ cho phép thì sẽ không cảm thấy ê buốt hay đau nhức quá nhiều.
Khi mài răng, cần lưu ý: chỉ mài với tỷ lệ nhỏ, không vượt quá 2mm, đảm bảo không xâm lấn quá nhiều đến tủy răng.
Chỉ mài răng cửa khi có sức khỏe răng miệng tốt. Nếu mài răng khi sức khỏe răng yếu, về lâu dài sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hàm răng của bạn.
Thông thường, trước khi mài răng, bác sĩ sẽ tiêm thuốc gây tê nên cảm giác đau nhức khi mài nhỏ răng cửa chỉnh hô sẽ không còn.
Mài răng cửa sẽ tác động trực tiếp lên răng thật nên sau khi hết thuốc tê, dù ít hay nhiều thì bệnh nhân cũng vẫn cảm thấy ê buốt một chút, nhưng cảm giác này sẽ nhanh chóng qua đi.
Kỹ thuật mài răng có tốt không, còn phụ thuộc rất nhiều vào kỹ thuật mài răng của bác sĩ. Vì thế, việc lựa chọn phòng khám nha khoa uy tín, với đội ngũ bác sỹ nhiều kinh nghiệm là vô cùng quan trọng.
4. Một số phương pháp chỉnh hô khác
Nếu còn băn khoăn về phương pháp mài răng cửa để ép răng hô vào trong, bạn có thể tìm hiểu thêm một số phương pháp chỉnh răng hô dưới đây.
4.1. Niềng răng
Là cách điều trị răng tối ưu, áp dụng cho răng bị hô, móm, vẩu ở mức độ nặng. Đây là phương pháp giúp bảo tồn tối đa răng thật. Nhược điểm của nó là thời gian điều trị lâu, đòi hỏi người niếng răng phải kiên nhẫn để niềng răng đến nơi đến chốn, đáp ứng đầy đủ lịch hẹn và phác đồ điều trị của bác sĩ.
Phương pháp này thích hợp nhất với đối tượng từ 16 đến 22 tuổi. Ở độ tuổi này, răng và xương hàm đang phát triển, nên có thể dịch chuyển dễ dàng và nhanh chóng. Ở độ tuổi từ 22 trở lên, vẫn có thể áp dụng phuowngphaps niềng răng. Tuy nhiên, hiệu quả cũng giảm dần đi.
4.2. Bọc răng sứ thẩm mỹ
Bọc răng sứ cũng thực hiện mài răng, nhưng kỹ thuật và loại sứ tốt, nên răng sau khi được bọc sứ sẽ có độ bền, hình dáng, màu sắc và chức năng như răng thật. Phương pháp này có ưu điểm là thời gian điều trị nhanh chóng, rất phù hợp với những người có bận rộn, đang cần cải thiện răng nhanh chóng.
Răng cửa hô được điều trị bằng cách bọc sứ sẽ được mài nhỏ để tạo cùi trụ, rồi chụp mão sứ lên trên. Sau khi bọc xong, răng của bạn sẽ được hồi phục cả về chức năng ăn nhai, cũng như độ thẩm mỹ như răng thật, hoàn toàn không gây khó chịu.
Phương pháp này cũng rất phù hợp với những người trưởng thành vì ở độ tuổi này, niềng răng chỉnh nha sẽ không đạt hiệu quả tối ưu vì răng đã ổn định nên rất khó dịch chuyển về vị trí mong muốn hoặc rất mất thời gian.
Mài răng cửa bị hô để ép vào có được không? Để biết được phương pháp này có phù hợp với bạn hay không còn tùy vào từng trường hợp, bạn nên đến trực tiếp cơ sở nha khoa uy tín để được thăm khám, kiểm tra và tư vấn cụ thể nhé. Ngoài ra, hiện nay có nhiều phương pháp khác được áp dụng vào để khắc phục tình trạng này, bạn nên cân nhắc thật kỹ về tình trạng, nhu cầu của bạn thân trước nhiều sự lựa chọn nhé!
>>> Răng hô là một tình trạng phổ biến và khiến người bệnh cảm thấy mất tự tin trong giao tiếp. Với sự phát triển của nền nha khoa hiện đại, tùy vào tình trạng của mỗi người sẽ có phương pháp khắc phục riêng. Để biết thêm thông tin về những cách điều trị răng hô, bạn có thể tham khảo tại: Các phương pháp chỉnh sửa, chữa răng hô hiện nay
Từ khóa » Chỉnh 2 Răng Cửa Bị Hô
-
2 Răng Cửa Hô Và To Nên Niềng Răng Hay Bọc Răng Sứ? - Nha Khoa Trẻ
-
TCI Giải đáp: Niềng 2 Răng Cửa Bị Hô Bao Nhiêu Tiền
-
Niềng 2 Răng Cửa Bị Hô: Tìm Hiểu Phương Pháp Niềng Răng Hiệu ...
-
Cách điều Trị Răng Cửa Bị Hô Không Cần Phải Nhổ
-
Chỉ Bị Hô 2 Răng Cửa Thì Xử Lý Cách Nào Nhanh Nhất Và Hiệu Quả?
-
Chỉnh 2 Răng Cửa Bị Hô Vẩu Đều & Đẹp Hiệu Quả - LinkedIn
-
Cách Khắc Phục Tình Trạng 2 Hoặc 4 Răng Cửa To Và Hô
-
Mài Răng Cửa Bị Hô Vẩu Có Hại Gì Không? Giá Bao Nhiêu?
-
Bị Hô 2 Răng Cửa Hàm Trên Phải Làm Sao Cho đẹp? BS Tư Vấn
-
3 Phương Pháp Xử Lý Tình Trạng Răng Hô Nhẹ Phổ Biến Nhất Hiện Nay
-
Niềng 2 Răng Cửa Bị Hô Có Hiệu Quả Không? Giá Bao Nhiêu Tiền?
-
Niềng 2 Răng Cửa Bị Hô Và Tất Cả Những Thông Tin Bạn Cần Biết
-
Bọc Sứ 2 Răng Cửa Bị Hô: Hiệu Quả, Quy Trình Và Chi Phí Thực Hiện
-
Niềng 2 Răng Cửa Bị Hô Bao Nhiêu Tiền, Có Hiệu Quả Không?