Mái Tôn Dày Bao Nhiêu? Cách Lựa Chọn Mái Tôn Phù Hợp
Có thể bạn quan tâm
Mục lục:
- Độ dày mái tôn là gì? Kí hiệu về độ dày mái tôn
- Cách xác định độ dày của mái tôn
- Mái tôn dày bao nhiêu?
- Mái tôn mạ kẽm dày bao nhiêu?
- Mái tôn lạnh dày bao nhiêu?
- Tôn sóng dày bao nhiêu?
- Tôn cách nhiệt (tôn xốp) dày bao nhiêu?
- Tôn giả ngói dày bao nhiêu?
- Mái tôn dày hay mỏng ảnh hưởng như thế nào đến công trình lắp đặt?
- Những công trình nào nên lựa chọn mái tôn dày?
- Những công trình nào có thể lựa chọn mái tôn mỏng?
Mái tôn dày bao nhiêu, làm thế nào để xác định độ dày của mái tôn? Nhà ở nên lựa chọn tôn dày bao nhiêu? Tất cả những thắc mắc trên sẽ được chúng tôi giải đáp qua bài viết sau.
Độ dày mái tôn là gì? Kí hiệu về độ dày mái tôn
Độ dày mái tôn là khái niệm được dùng để chỉ thông số độ dày của tấm tôn. Độ dày tôn cũng phần nào đánh giá được độ bền, khả năng chịu lực, tuổi thọ sử dụng của sản phẩm. Tôn càng dày thì giá thành càng cao, độ bền cũng cao hơn hẳn so với tôn mỏng. Mỗi loại tôn (tôn lạnh, tôn sóng, tôn giả ngói, tôn xốp…) sẽ có độ dày khác nhau, đơn vị tính độ dày của tôn thông dụng là mm hoặc dem ( dem bằng 0.1mm)
Độ dày mái tôn trong bảng thông số kỹ thuật thường được ký hiệu là MSC..
Cách xác định độ dày của mái tôn
Nếu chỉ nhìn bằng mắt thường thì chúng ta khó có thể xác định được độ dày của tấm tôn. Dưới đây là 2 cách bạn có thể áp dụng để đo độ dày mái tôn:
- Cách 1: Xác định độ dày mái tôn bằng cân điện tử hoặc cân kim.
Bạn lấy 1m2 tôn và đặt lên cân, đảm bảo giữ thăng bằng. Lấy trọng lượng đo được so với tỷ trọng kg/m tôn từ thương hiệu tôn bạn sử dụng là biết được chính xác độ dày của tôn.
- Cách 2: Xác định độ dày mái tôn bằng thiết bị đo Palmer
Đây là thiết bị chuyên dụng để đo chiều dày của mái tôn. Bạn chỉ cần đo trên 3 điểm khác nhau trên tấm tôn, tính độ dày trung bình, sau đó so sánh với thông số của nhà sản xuất là có thể biết được. Sử dụng thiết bị đo Palmer còn có công dụng hữu ích, đó là giúp bạn phát hiện được tôn giả, tôn chính hãng.
Mái tôn dày bao nhiêu?
Các loại tôn khác nhau thì độ dày sẽ khác nhau. Chúng ta cùng tìm hiểu độ dày của từng loại mái tôn:
Mái tôn mạ kẽm dày bao nhiêu?
Tôn mạ kẽm (hay còn được gọi bằng cái tên tôn kẽm) thực chất là một sản phẩm tấm kim loại (Tấm thép) được phủ một lớp kẽm trong quá trình nhúng nóng.
Độ dày thông thường của tôn mạ kẽm gồm: 0.18 mm, 0.20 mm, 0.22 mm, 0.25 mm, 0.30 mm, 0.35 mm, 0.37 mm, 0.40 mm, 0.42 mm, 0.45 mm, 0.47 mm, 0.48 mm, 0.50 mm, 0.52 mm, 0.58 mm.
Mái tôn lạnh dày bao nhiêu?
Tôn lạnh là một loại thép cán mỏng đã được trải qua quá trình mạ hợp kim nhôm kẽm. Với tỷ lệ thông thường là 55% Nhôm, 43.5% Kẽm và 1.5% Silicon.
Độ dày của tôn lạnh thường là 0.28mm, 0.3mm, 0.33mm, 0.35mm, 0.4mm, 0.45mm…
Tôn sóng dày bao nhiêu?
Tôn sóng là vật liệu lợp mái và vách được làm từ những tấm thép cán mỏng được trải qua quá trình cán sóng vuông hoặc sóng tròn…
Độ dày của tôn sóng thông dụng là: 0,8 mm, 1 mm, 1,5 mm, 2 mm, 3 mm
Tôn cách nhiệt (tôn xốp) dày bao nhiêu?
Tôn xốp cách nhiệt hay còn gọi là tôn cách nhiệt, tấm lợp cách nhiệt, tôn mát, tôn 3 lớp,…Tôn xốp cách nhiệt được cấu tạo bởi 3 lớp chắc chắn: lớp đầu tiên là lớp tôn lạnh mạ màu, ở giữa là lớp cách nhiệt PU và dưới cùng là lớp lót bạc.
Tôn xốp có độ dày từ 0.3 – 0.6mm. Các độ dày thông dụng thường thấy là 0.3mm, 0.35mm, 0.4mm, 0.45mm, 0.5mm, 0.6mm…
Tôn giả ngói dày bao nhiêu?
Tôn giả ngói thường dùng để lợp mái nhà, thay thế cho vật liệu gạch ngói truyền thống. Độ dày của tôn giả ngói trong khoảng từ 0,2 – 0,5mm với các loại tôn sóng ngói bình thường; riêng với tôn sóng ngói chống nóng (tôn sóng ngói xốp) thì độ dày khoảng 55mm.
Có thể bạn quan tâm: Thi công mái tôn – làm mái tôn giá tốt
Mái tôn dày hay mỏng ảnh hưởng như thế nào đến công trình lắp đặt?
Mái tôn dày hay mỏng ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền, tuổi thọ công trình lắp đặt. Tôn dày sử dụng nhiều nguyên vật liệu hơn, chống lại sự ăn mòn của các yếu tố khắc nghiệt của thời tiết như mưa, nắng, gió, sương tốt hơn so với tôn mỏng.
Những công trình nào nên lựa chọn mái tôn dày?
Với các công trình như nhà ở (nhà dân dụng, nhà phố, biệt thự) hay công ty, cửa hàng, nhà máy… đòi hỏi cách âm, cách nhiệt tốt cùng với độ bền cao, tuổi thọ sử dụng lâu dài thì nên lựa chọn các loại tôn có độ dày lớn. Nước ta vào mùa hè nóng nực, sử dụng tôn xốp cách nhiệt sẽ giúp không gian bên trong ngôi nhà thoáng mát và dễ chịu hơn rất nhiều. Hơn nữa với những ngôi nhà gần chợ, đường xá đông đúc ồn ào lựa chọn tôn dày để giảm thiểu tiếng ồn cũng là sự lựa chọn thông minh để đảm bảo chất lượng cuộc sống. Chi phí tôn dày đắt hơn tôn mỏng nhưng giá trị sử dụng lâu dài, mang đến sự an toàn cho không gian.
Những công trình nào có thể lựa chọn mái tôn mỏng?
Với các hạng mục như tôn che bãi giữ xe, lán che… thì bạn có thể lựa chọn loại tôn mỏng hơn để nhằm tiết kiệm chi phí. Nhìn chung việc lựa chọn tôn dày – mỏng cho các công trình chỉ mang tính chất tương đối, tất cả phụ thuộc và điều kiện tài chính khách hàng, vị trí lắp đặt, tính chất công trình mà các đơn vị thi công sẽ tư vấn khách hàng lựa chọn loại tôn phù hợp nhất.
Mời bạn tham khảo:
- Báo giá sửa mái tôn tại Hà Nội giá rẻ, uy tín
- Báo giá thi công tôn nhựa lấy sáng tại Hà Nội
- Tôn mạ màu là gì? Tôn mạ màu giá bao nhiêu 1m2?
- Bắn mái tôn bao nhiêu tiền 1m2? Đơn vị bắn mái tôn Hà Nội
Từ khóa » độ Dày Của Tôn Lạnh
-
Độ Dày Của Các Loại Tôn Lợp Mái Thông Dụng
-
Cách Kiểm Tra Độ Dày Tôn - Bảng Trọng Lượng Tôn Các Loại
-
Độ Dày Tôn Lợp Mái Là Bao Nhiêu? Cách Kiểm Tra độ Dày Tôn CHÍNH ...
-
Độ Dày Của Tôn Khách Hàng Thường Sử Dụng Là Bao Nhiêu?
-
Độ Dày Tôn Lợp Mái Bao Nhiêu Là Phù Hợp
-
Phương Pháp Kiểm Tra độ Dày Của Tôn Lợp Mái - Trọng Lượng Các Loại
-
Tôn Lạnh Giá Bao Nhiêu? Báo Giá Tôn Lạnh 2020 Mới Nhất 24h
-
Độ Dày Tôn Lợp Mái Là Bao Nhiêu? Cách Kiểm Tra độ Dày Tôn
-
Cách Kiểm Tra Độ Dày Tôn – Bảng Trọng Lượng Tôn Các Loại
-
Bảng Giá Tôn Lợp Mái Nhà Tháng 8, 2022 - Vật Liệu Xây Dựng
-
Kích Thước, độ Dày, Trọng Lượng Tôn Lợp Mái Là Bao Nhiêu ?
-
Lợp Nhà Bằng Tôn 3 Lớp Dày Bao Nhiêu Là đủ Tốt Cho Ngôi Nhà?
-
Cách Kiểm Tra độ Dày Tôn Lợp Mái Chính Xác Nhất - Myvietgroup