Mai Vàng Bị Xoắn Lá Non - Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
Có thể bạn quan tâm
Mai vàng là loại cây thường được trồng vào dịp Tết Nguyên Đán tại Việt Nam. Hoa có màu vàng rực rỡ, mang nhiều ý nghĩa đến cho gia chủ. Tuy nhiên, do không nắm được kĩ thuật trồng mai vàng nhiều nhà lại gặp phải tình trạng mai vàng bị xoắn lá non. Vậy nguyên nhân tại sao mai lại bị xoắn lá? Cách khắc phục tình trạng này như thế nào? Hãy đón đọc bài viết dưới đây nhé!
Mục lục nội dung
- 1 Ý nghĩa của cây mai vàng trong ngày Tết
- 2 Đặc điểm của cây mai vàng
- 2.1 Đặc điểm hình thái
- 2.2 Đặc điểm sinh trưởng và phát triển
- 3 Nguyên nhân gây ra mai vàng bị xoắn lá non
- 4 Cách khắc phục tình trạng mai vàng bị xoắn lá non
- 4.1 Xoắn lá do bọ trĩ
- 4.2 Xoắn lá do ấu trùng làm tổ
- 5 Cách phòng tránh mai vàng bị xoắn lá non
- 6 Kỹ thuật chăm sóc cây mai vàng
- 6.1 Tưới nước cho cây mai vàng
- 6.2 Tiêu nước cho cây mai vàng
- 6.3 Bón phân hợp lý
- 6.3.1 Thời điểm bón phân cho cây
- 6.3.2 Loại phân bón cho cây mai vàng
- 6.3.3 Phương pháp bón phân cho mai vàng
- 6.4 Phòng trừ sâu bệnh cho mai vàng
Ý nghĩa của cây mai vàng trong ngày Tết
Cây mai vàng thường được những gia đình mua về vào những dịp Tết. Người ta tin rằng màu vàng của mai tượng trưng cho sự ấm áp, sự sung túc và đông đủ. Nó là biểu tượng của sự giàu sang, phú quý. Người ta mong rằng sẽ có một năm mới thuận lợi, một khởi đầu may mắn và suôn sẻ.
Đặc điểm của cây mai vàng
Hoa mai vàng thuộc họ Ochnaceae, đây là một họ cây rừng hay còn có tên gọi khác đó là cây hoàng mai. Mai vàng ngoài mang ý nghĩa cho gia chủ thì nó còn được sử dụng để tinh chế tinh dầu thơm. Tinh dầu mai vàng được sử dụng để chữa một số bệnh như: bỏng nước, ngứa, ho, suyễn,….
Đặc điểm hình thái
Mai vàng có điểm đặc biệt đó chính là sở hữu bộ rễ rất to. Ngoài rễ chính thì mai còn sở hữu nhiều rễ phụ khác. Những rễ phụ này vươn dài và bám rất chắc vào đất. Chúng giúp lấy chất dinh dưỡng và nước một cách nhiều và nhanh nhất. Đồng thời trong môi trường khắc nghiệt, bộ rễ này sẽ giúp cây tồn tại được.
Bên cạnh bộ rễ thì những nụ mai chính là điểm nhấn đẹp nhất trên cây mai. Nụ mai có màu xanh lá, mọc theo từng chùm. Mỗi chùm có khoảng 5-7 nụ nhỏ. Các chùm nhỏ tập hợp lại để tạo ra những chùm nụ mai lớn hơn.
Hoa mai có cánh rất mỏng manh, khi nở rộ có màu vàng tươi rực rỡ. Nụ hoa có màu vàng đậm hơn so với cánh hoa.
Nên xem: Trị bệnh xì mủ ở cây quất như thế nào?Thân mai có màu nâu đậm, hơi xù xì. Từ thân chính được chia thành nhiều cành nhỏ khác nhau. Nhìn từ xa bạn có thể cảm nhận được cây mai như cây cổ thụ mini vậy.
Đặc điểm sinh trưởng và phát triển
Mai vàng được đánh giá là một trong những loại cây có tuổi thọ cao. Chúng không kén đất trồng và có khả năng sống, phát triển tốt. Mai có thể sống được cả ở những loại đất khô cằn như: đất lẫn sỏi, đất sét, đất đỏ bazan,…
Như các bạn cũng đã biết thì mai được trồng nhiều ở miền Nam hơn là miền Bắc. Bởi chúng chỉ thích hợp với những vùng có khí hậu nóng, khô. Từ nhiệt độ 25 đến 30 độ C, mai có thể sinh trưởng và phát triển rất tốt. Dù ở nhiệt độ cao hơn thì mai vẫn có khả năng sống sót. Cây hoa mai không chịu được thời tiết giá lạnh, sợ gió và sợ ngập.
Nguyên nhân gây ra mai vàng bị xoắn lá non
Trước khi tìm cách khắc phục tình trạng mai vàng bị xoắn lá non thì chúng ta cần tìm ra nguyên nhân. Vậy tại sao mai vàng bị xoắn lá non?
- Do bọ trĩ gây hại: trường hợp này thường xuất hiện sau dịp Tết. Lúc này cây đang ra lá non, điều kiện ẩm ướt khiến bọ trĩ phát triển mạnh mẽ gây xoắn lá.
- Do ấu trùng làm tổ: đặc điểm của những con ấu trùng là rất thích làm tổ tại lá non, khiến lá bị xoắn lại. Xoắn lá do ấu trùng thường xuất hiện vào mùa khô. Bởi vào mùa mưa mật độ ấu trùng sẽ giảm bớt một cách đáng kể.
Cách khắc phục tình trạng mai vàng bị xoắn lá non
Để giải quyết vấn đề mai bị xoắn lá chúng ta cần giải quyết từ nguyên nhân.
Xoắn lá do bọ trĩ
Nếu xoắn lá do bọ trĩ, chúng ta có 2 cách giải quyết như sau:
Cách 1: Sử dụng vòi nước áp lực cao
Các bạn có thể sử dụng các loại ống nước tạo ra áp lực cao xịt thẳng vào những nơi bọ trĩ cư trú. Nước sẽ có tác dụng rửa trôi bớt những con bọ. Từ đó giúp làm giảm mật độ của bọ trí đi phần nào đó. Ngoài ra cách làm này cũng có thể diệt những sâu bệnh gây hại khác như: rệp sáp hay nhện đỏ.
Cách 2: Sử dụng thuốc diệt bọ trĩ
Nếu sử dụng cách 1 không hiệu quả và mật độ của bọ trĩ vẫn cao thì bạn hãy dùng thuốc trị bọ trĩ. Một số loại thuốc bạn có thể sử dụng như: Radiant, Trebon 10EC,…Khi phun thuốc, cần phun toàn bộ cả 2 mặt lá. Để phòng ngừa sự phát triển trở lại của mầm bệnh, các bạn nên phun cả phần đất xung quanh gốc mai.
Nên xem: Cách điều trị bệnh nấm trắng cho hoa cúcNên phun thuốc làm 3 đợt để đạt hiệu quả tốt nhất. Đợt 2 phun sau đợt 1 khoảng 3 ngày, đợt 3 phun sau đợt 2 khoảng 7 ngày. Liều lượng từ đợt 1 đến đợt 3 giảm dần. Để tránh việc kháng thuốc, các bạn nên đổi thuốc sau mỗi liệu trình. Chú ý pha thuốc đúng theo tỷ lệ mà nhà sản xuất đã đưa ra.
Xoắn lá do ấu trùng làm tổ
Cũng như cách trị đối với bọ trĩ, các bạn có thể dùng vòi xịt có áp suất mạnh để làm giảm mật độ ấu trùng. Khi mật độ ấu trùng nhiều các bạn nên sử dụng một số loại thuốc như sau: Trebon 10EC, Malvate,….
Cách phòng tránh mai vàng bị xoắn lá non
Để phòng tránh mai vàng bị xoắn lá các bạn cần phòng ngừa sự xuất hiện của sâu bệnh gây hại. Cần phun thuốc trước khi cây mai ra lá non để bọ trĩ và các ấu trùng không thể bám trên lá.
Khi đã phun thuốc, các bạn không nên tưới nước thẳng trực tiếp vào hoa và lá. Việc tưới nước trực tiếp có thể gây ẩm ướt, tạo điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát triển.
Kỹ thuật chăm sóc cây mai vàng
Để hạn chế tình trạng mai vàng bị xoắn lá non, chúng ta cần chăm sóc để cây luôn khoẻ mạnh. Việc chăm sóc tốt cho cây cũng góp phần đẩy lùi được các sâu bệnh gây hại.
Tưới nước cho cây mai vàng
Rê của mai rất đặc biệt, chúng đâm rất sâu vào trong đất. chính vì vậy mai không có khả năng chịu ngập úng tốt. Nếu nước úng quá lâu có thể gây thối rễ, chết cây. Đối với mai trồng ngoài vườn, mỗi ngày bạn chỉ nên tưới nước cho mai một lần. Sử dụng vòi xịt tia nhỏ tưới vào đất quanh gốc cây. Nên tưới vào lúc trời vẫn còn mát, trước 9 giờ tối.
Nếu thời tiết ẩm thấp, trời có mưa thì không cần tưới nước cho cây. Mai có khả năng chịu hạn tốt, tuy nhiên nếu nắng nóng kéo dài các bạn vẫn nên tưới nước đầy đủ cho cây.
Với những cây mai trồng trong chậu, đất ít nên không có khả năng giữ nước cao. Chính vì vậy mỗi ngày các bạn cần tưới nước 2 lần vào buổi sáng và chiều mát.
Có một số cách tưới nước mà bạn có thể tham khảo như:
- Tưới phun mưa: sử dụng những bình phun tia nhỏ, tưới quanh gốc của cây mai.
- Tưới nhỏ giọt: phương pháp này nước sẽ từ từ thấm vào trong đất. Cách tưới nước này giúp kiểm soát việc tưới nước tốt hơn cho cây mai.
Tiêu nước cho cây mai vàng
Nếu tưới nước là một trong những yếu tố giúp cây sinh trưởng phát triển tốt thì tiêu nước cũng rất quan trọng. Nó giúp cây không bị ngập úng, thối rễ và chết. Nếu trồng mai ở vườn, các bạn cần chú ý thiết kế hệ thống tiêu nước. Hệ thống tiêu nước có thể được xây dựng ngầm, bao gồm các đường ống dẫn nước ra bể chứa nước.
Nên xem: Khắc phục sen bị bệnh thán thư gây hạiNếu bạn đang trồng mai trong chậu thì chỉ cần để các lỗ nhỏ ở dưới đáy chậu là đã đảm bảo được cây không bị úng.
Bón phân hợp lý
Để mai vàng có thể sinh trưởng và phát triển tốt hơn, chúng ta cần bón phân cho mai một cách đều đặn và hợp lý.
Thời điểm bón phân cho cây
Thời điểm tốt nhất để bón phân cho cây mai vàng đó chính là sau khi cây bắt đầu ra rễ. Cứ sau khoảng 20 đến 30 ngày các bạn lại nên bón phân cho cây một lần. Tuỳ thuộc vào thời tiết, môi trường và khả năng sinh trưởng, phát triển của cây.
Loại phân bón cho cây mai vàng
Các loại phân bón mà bạn có thể sử dụng như: phân hữu cơ Organic, phân hỗn hợp NPK,…Những loại phân này giúp tăng chất dinh dưỡng, độ tơi xốp, cân bằng độ chua trong đất hiệu quả. Từ đó giúp cây có thể phát triển một cách toàn diện và nhanh hơn.
Phương pháp bón phân cho mai vàng
Đối với phân NPK, các bạn hoà với nước. Mỗi lần tưới sử dụng khoảng 100 gam hoà cùng 20 lít nước. Khi mai bắt đầu lớn hơn thì lượng phân mỗi lần bón cũng nhiều hơn và thời gian giữa các lần bón phân cũng cách xa hơn. Sử dụng bình phun hoặc có thể dùng gáo tưới xung quanh gốc của cây mai.
Phòng trừ sâu bệnh cho mai vàng
Một số loại bệnh thường gặp ở cây mai vàng như: phấn trắng, đốm lá, nấm,…. Để có thể ngăn chặn bệnh xảy ra trên cây, các bạn có thể phun thuốc trừ nấm tổng hợp đúng theo chỉ dẫn trên bao bì của sản phẩm.
Ngoài bệnh gây hại thì những sâu, côn trùng gây hại cũng là một trong những yếu tố khiến mai trở nên yếu hơn. Một số loại côn trùng gây hại ở mai như: bọ trĩ, sâu cắn lá, nhện đỏ, rệp,…
Với những loại côn trùng trên các bạn cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật như: Confidor, Supracide,…. Mỗi lần phun cách nhau khoảng 5 đến 7 ngày.
Thời gian cần phun là lúc cây lên lá non, tránh hiện tượng mai vàng bị xoắn lá non. Phun nhẹ nhàng cả mặt trước và sau của lá.
Khi trồng mai hiện tượng mai vàng bị xoắn lá non là tình trạng phổ biến. Nó khiến cây mai không được đẹp và mất sức sống. Bài viết trên đã cung cấp cho các bạn kiến thức phòng chống cũng như điều trị. Hãy áp dụng ngay các bạn nhé!
Theo: Nguyễn Hiền
3.6/5 - (5 bình chọn)Từ khóa » Cây Mai Vàng Bị Cháy Lá Non
-
Vì Sao Cây Mai Bị Cháy Lá? Cách Phòng Trị Bệnh?
-
Cây Mai Bị Cháy Đầu Lá Non Là Do Nguyên Nhân Nào?
-
Phân Tích Nguyên Nhân Cháy Lá Non Mai Vàng | Tính Bonsai
-
CÁCH TRỊ BỆNH CHÁY LÁ TRÊN CÂY MAI - Kỹ Thuật Trồng Mai
-
Mai Vàng Lá - Bị Cháy Lá
-
Cách Chăm Sóc Mai Bị Vàng Lá, Cháy Lá - Niên Giám Nông Nghiệp
-
NẤM BỆNH HẠI TRÊN CÂY MAI VÀNG: CHÁY LÁ, RỈ SẮT, ĐỊA Y ...
-
Cây Mai Ra Lá Non Bị Cháy Đầu Lá
-
Cây Mai Bị Cháy Đầu Lá Non Là Do Nguyên Nhân Nào?
-
Một Số Sinh Vật Hại Trên Cây Mai
-
Vì Sao Cây Mai Bị Cháy Lá? Cách Phòng Trị Bệnh? - Sachiomega369
-
6 Nguyên Nhân Cây Mai Bị Vàng Lá Và Cách Chăm Sóc Hợp Lý