Mainboard 2 CPU để Làm Gì? Dùng Chơi Game Có Tốt Hay Không?

2,9K

Có thể bạn đã từng thấy những chiếc mainboard có 2 (hoặc nhiều hơn) socket CPU và tự hỏi chúng dùng để làm gì vậy, dùng chơi game tốt hay không. Vậy trong bài viết này, chúng tôi sẽ cùng bạn đi tìm câu trả lời.

Mainboard 2 CPU để làm gì?

Mục lục bài viết Hiện mục lục 1. Mainboard 2 CPU để làm gì? 2. Lợi ích của Mainboard 2 CPU 3. Chơi game có cần tới Mainboard 2 CPU không? 4. CPU quan trọng như thế nào khi chơi game? 5. RAM quan trọng như thế nào khi chơi game? 6. Bạn cần bao nhiêu băng thông PCIe cho game? 7. Phần kết luận

Mainboard 2 CPU để làm gì?

Tất nhiên bạn có thể sử dụng nó, nhưng thực sự nó không đáng để đầu tư tiền bạc. Một con CPU gồm 4 nhân đã là quá đủ cho các tựa game hiện đại, điều mà bạn có thể dễ dàng nhận được trong phân khúc CPU tầm trung hiện nay. Hơn nữa, tất cả các lợi ích khác của mainboard dual-CPU chỉ phù hợp với máy chủ, máy trạm nâng cao và game streamer.

Mainboard 2 CPU để làm gì?

Mainboard gắn được nhiều CPU là điều tuyệt vời, chúng tôi không hề phủ nhận. Tuy nhiên, chúng không phải là sản phẩm hướng đến đối tượng người dùng cơ bản.

Lợi ích của Mainboard 2 CPU

Mainboard dual-CPU sẽ cho phép bạn sử dụng đồng thời 2 CPU, điều đó là hiển nhiên. Nhưng quan trọng là 2 CPU mang lại những gì mà 1 CPU không thể?

Nếu bạn là người mới bắt đầu, chỉ cần hiểu đơn giản là mainboard dual-CPU cung cấp số lượng nhân lớn hơn, do đó, khả năng đa nhiệm tốt hơn và sức mạnh tính toán tổng thể mạnh mẽ hơn. Nó cũng cho phép băng thông bộ nhớ và PCIe lớn hơn. Nhưng hơn hết, loại mainboard này thường tích hợp thêm các khe cắm PCIe và RAM, do đó cho phép bạn lắp thêm card mở rộng và tăng tổng dung lượng RAM tối đa lên tới 256 GB.

Nhưng câu hỏi quan trọng hơn là…

Chơi game có cần tới Mainboard 2 CPU không?

Câu trả lời ngắn gọn là: Không.

Số lượng nhân CPU cần thiết để có trải nghiệm gaming tối ưu thì còn phải tùy vào bạn chơi những game nào, nhưng về cơ bản, con số vàng ở thời điểm hiện tại là 6 nhân. Chúng tôi sẽ nói rõ hơn về điều đó, cũng như những lợi ích khác của mainboard dual-CPU bên dưới.

CPU quan trọng như thế nào khi chơi game?

Khi bạn chiến game, CPU đóng một số vai trò. Chức năng chính của nó là cho GPU biết phải làm gì, nghĩa là render (kết xuất) cái gì và khi nào. Khi nói đến đồ họa, GPU mới là thứ thực hiện tất cả công việc khó khăn. Để cho dễ hiểu, bạn có thể tưởng tượng CPU tạo ra phần khung xương của hình ảnh trước, rồi sau đó đưa qua cho GPU hoàn thiện nốt bức vẽ (tô màu, thêm hiệu ứng ánh sáng, đổ bóng,…).

Đồ họa game Cyberpunk 2077

Đồ họa game Cyberpunk 2077

Ngoài ra, CPU kiểm soát mọi thứ đang diễn ra trong game, như AI của kẻ thù, các hành động và phản ứng, đọc và load nội dung từ ổ cứng SSD/HDD,… Mặc dù nghe có vẻ nhiều việc thật đấy, nhưng các CPU đa nhân hiện đại có thể gánh hết tất cả mà hầu như không tốn nhiều công sức.

Cuối cùng, điều duy nhất bạn thực sự cần lo lắng khi chỉ sử dụng 1 CPU là liệu nó có làm tắc nghẽn GPU hay không. “Nghẽn cổ chai” là một thuật ngữ ám chỉ sự sụt giảm hiệu suất do tồn tại khoảng cách sức mạnh tính toán lớn giữa các thành phần khác nhau. Hay nói theo cách đơn giản, một phần công suất GPU của bạn sẽ không hoạt động vì CPU không thể theo kịp (như khi CPU full load 100% mà GPU mới chỉ load 30% chẳng hạn, rất lãng phí).

Mặc dù vậy, bạn hãy nhớ rằng ngay cả 4 con card đồ họa GTX 1080 Ti chạy SLI cũng sẽ chỉ bị tắc nghẽn một chút bởi CPU Intel Core i7 mạnh nhất. Nhưng, nếu bạn đã thuộc nhóm người có tiền để mua 4 card GTX 1080 Ti, chắc có lẽ bạn cũng chẳng hề ngần ngại phải bỏ thêm tiền vào một chiếc mainboard lớn hơn và một CPU bổ sung.

RAM quan trọng như thế nào khi chơi game?

Cần bao nhiêu RAM để chơi game là câu hỏi cũng rất phổ biến, vậy nên giờ chúng ta hãy cùng thảo luận về nó.

Bất cứ khi nào bạn nhìn thấy màn hình loading, đó là lúc CPU của bạn đọc nội dung game từ ổ cứng SSD/HDD và tải vào RAM. Điều này cho phép CPU truy cập các nội dung đã nói ngay lập tức, do tốc độ đọc của RAM nhanh đến đáng kinh ngạc so với tốc độ đọc của HDD và SSD.

Để bạn dễ hình dung hơn, một ổ cứng HDD có tốc độ đọc khoảng 100 MB/s và SSD là khoảng 500 MB/s. Vậy còn RAM? Một module RAM DDR4 hiện đại chạy ở tốc độ 3200 MHz sẽ có tốc độ truyền dữ liệu lên tới 25 GB/s.

Bây giờ, như chúng tôi đã kết luận trước đây, đối với hầu hết các tựa game hiện đại được tối ưu hóa tốt, chúng sẽ chạy mượt mà chỉ với 8GB RAM. Điều đó nói lên rằng, 8 khe cắm RAM và tổng dung lượng tối đa 256GB RAM của mainboard dual-CPU là hoàn toàn không cần thiết.

Bạn cần bao nhiêu băng thông PCIe cho game?

Khe cắm PCIe được sử dụng cho card đồ họa và một loạt các loại card mở rộng, bao gồm cả sound card, internal modem và adapter.

Tuy nhiên, như chúng tôi đã đề cập ở trên, Intel Core i7 mới nhất cũng sẽ chỉ gây tắc nghẽn khi mà bạn sử dụng tới 4 card đồ họa GTX 1080 Ti, và mainboard ATX hoặc E-ATX thông thường sẽ cung cấp đủ khe cắm và băng thông cho điều đó.

Nói tóm lại, mainboard 2 CPU là thứ chỉ được yêu cầu bởi các máy chủ/máy trạm – với một lượng rất lớn dữ liệu cần xử lý.

Phần kết luận

Để kết luận, bạn cũng cần lưu ý rằng không có tựa game nào được tạo ra để sử dụng 2 CPU cùng một lúc. Thật vậy, chỉ 10 năm trước, khi đã có CPU đa nhân, hầu hết các nhà phát triển thậm chí còn không bận tâm đến việc tối ưu hóa game của họ cho dual-core.

Như vậy, nếu bạn chơi game trên mainboard có 2 CPU, một trong những CPU đó sẽ chỉ ở chế độ chờ hoặc quản lý các tác vụ khác.

Điểm mấu chốt là: mainboard dual-CPU không phải dành cho gaming. Vậy nên đầu tư vào 1 mainboard và 2 CPU chỉ để chơi game không mang lại gì khác ngoài sự lãng phí tiền bạc. Chúng nên dành cho các máy chủ hạng nặng và máy trạm cao cấp, nơi yêu cầu sức mạnh tính toán và đa tác vụ lớn.

Đối với game thủ thông thường, chỉ một CPU Intel Core i5 hoặc AMD Ryzen 5 duy nhất là đã quá ổn, và thậm chí Intel Core i7, AMD Ryzen 7 chỉ thực sự cần thiết cho các thiết lập multi-GPU.

Ngoại lệ đối với quy tắc chung này là nếu bạn cần phát trực tuyến trong khi chơi game, nhiều streamer sử dụng 2 PC, một để chơi game và một để phát trực tuyến, nhưng họ cũng có thể sử dụng mainboard dual-CPU. Vì vậy, trong trường hợp cụ thể này, mainboard dual-CPU là xứng đáng để đầu tư.

Lời cuối cùng trước khi kết thúc bài viết, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay góp ý về nội dung chúng tôi đã đề cập trong “Mainboard 2 CPU để làm gì? Dùng chơi game có tốt hay không?“, hãy chia sẻ ý kiến của bạn bằng khung bình luận bên dưới nhé.

Chúc bạn một ngày tốt lành !!!

5/5 - (3 bình chọn)

Từ khóa » Bo Mạch Chủ 2 Cpu