Mâm Cúng Ngày Vía Thần Tài 2022 đầy đủ Gồm Những Gì? - 24H

Để cầu một năm mới may mắn, thịnh vượng về tài lộc, nhiều người cúng Thần Tài trong ngày 10 tháng Giêng, vậy mâm cúng Thần Tài gồm những gì?

Theo quan niệm dân gian, ngày mùng 10 tháng Giêng hàng năm là ngày vía Thần Tài. Năm nay ngày vía Thần Tài là nhằm đúng thứ Năm ngày 10/2/2022 Dương lịch.

Theo Chuyên gia văn hóa Dương Hoàng Lộc, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu tôn giáo, Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh), những việc quan trọng cần làm trong ngày vía Thần Tài là: Lau dọn bàn thờ, chuẩn bị đồ cúng và làm lễ cúng.

Trước khi dâng lễ cúng, gia chủ cần lau bụi, sắp xếp lại để mặt trước bàn thờ gọn gàng, sạch sẽ. Với những người cẩn thận, trước ngày mùng 10 tháng Giêng, sẽ lau bàn thờ, lau tượng ông Thần Tài và ông Thổ Địa bằng nước thơm, nước có ngâm hoa tươi hoặc rượu trắng để tẩy bụi.

Tùy từng vùng miền khác nhau mà có lễ vật cúng Thần Tài khác nhau. Ảnh minh họa.

Tùy từng vùng miền khác nhau mà có lễ vật cúng Thần Tài khác nhau. Ảnh minh họa.

Về mâm cúng vía Thần Tài, tùy vào từng vùng miền khác nhau mà có lễ vật cúng khác nhau. Tuy nhiên, theo truyền thống, cúng vía Thần Tài thường gồm các lễ vật sau:

- Bộ Tam sên: Gồm thịt lợn luộc (thịt lợn phải có cả mỡ, nạc, da), 3 quả trứng luộc, 3 con tôm.

- Cá lóc nướng hoặc heo quay bánh hỏi (có thể có hoặc không tùy thuộc vào điều kiện mỗi gia đình).

- Hũ gạo, hũ muối (đặt ở giữa ông Thần Tài và ông Địa).

- Nến (đèn cầy)

- Hương thắp (nhang)

- 3 cốc nước

- 3 cốc rượu

- Tiền vàng mã

- Thuốc lá

- Hoa tươi (có thể hoa cúc vàng, hoa đồng tiền…)

- Tiền lẻ

- 1 đĩa bánh kẹo

- Trầu cau (1 quả cau, 1 quả trầu)

- Xôi đậu xanh

Ở những thành phố lớn, người dân còn đặt lên bàn thờ vàng để lấy lộc, may mắn cả năm. Có nơi đồ cúng còn có xôi và chè trôi nước để làm ăn, buôn bán trôi chảy.

Một số lưu ý khi sửa soạn lễ vật cúng Thần Tài:

- Hương: Có nơi cho rằng nên thắp hương buổi sáng, có nơi cho rằng cần thắp vào chiều tối, thực ra không có quy định cụ thể. Có thể chọn giờ tốt cho việc cúng lễ trong ngày hoặc chọn ngày giờ có sao tốt.

- Nước: Chén để nước cần rửa sạch trước khi lấy nước mới. Nước không để quá đầy, cần cách miệng chén khoảng 1 cm. Cẩn thận không để nước tràn ra hoặc đổ lên bàn.

- Hoa: Bình hoa có thể làm bằng thủy tinh, gốm sứ... Chỉ nên chọn hoa tươi, có nụ và hương thơm càng tốt. Không nên dùng hoa giả.

- Không nên dùng đèn nháy, bóng đèn điện nhiều màu, nhấp nháy trên ban thờ Thần Tài mà nên dùng đèn dầu hoặc nến.

- Ban thờ thần Tài được đặt dưới đất nhưng phải chọn nơi sạch sẽ, trang nghiêm, để hướng ra cửa chính hoặc gần với cửa chính. Tuyệt đối không được đặt bàn thờ thần Tài ở gần nhà vệ sinh, nhà tắm hay nhà bếp.

Ngoài ra, khi tiến hành lễ cúng thần Tài, không nên ăn mặc xuề xòa, luộm thuộm. Trang phục không cần lộng lẫy, đắt tiền nhưng cần phải sạch sẽ, gọn gàng. Theo phong tục dân gian, thái độ kính cẩn, sự thành tâm mới là điều quan trọng nhất trong các lễ cúng thần linh, gia tiên.

Bên cạnh đó, không nói lời to tiếng, tranh cãi hay nói tục chửi bậy to tiếng với nhau trong lễ cúng thần Tài. Để thu hút tài lộc trong ngày thần Tài, cần cố gắng giữ hòa khí và sự ôn hòa, vui vẻ. Không to tiếng, nặng lời với nhau để may mắn, rước lộc về nhà.

Lưu ý với lễ vật sau khi lễ xong:

Đồ cúng bằng muối và gạo thì giữ lại trong nhà cho có lộc.

Rượu và nước sau khi cúng xong đem tưới xung quanh nhà.

Bánh kẹo đã cúng xong thì giữ lại 1 nửa để ăn, còn 1 nửa đem đi phát lộc.

Vàng thật thì nên cất giữ bên mình để lấy may, còn tiền vàng mã đem đốt ở ngoài cổng để cầu xin Thần Tài phù hộ cho cuộc sống gia đình sung túc, bình an và may mắn cả năm.

* Thông tin bài viết mang tính chất tham khảo

Tự tay làm món Trứng cuộn Như Ý đón tài lộc ngày vía Thần Tài Tự tay làm món Trứng cuộn Như Ý đón tài lộc ngày vía Thần Tài

Món trứng cuộn đẹp mắt, mang tới ý nghĩa tốt lành lại phù hợp khẩu vị từ người già đến trẻ con, ai ăn xong cũng...

Bấm xem >>

Từ khóa » đồ Cúng Ngày Vía Thần Tài 2022