Mâm Cúng Nhập Trạch Về Nhà Mới - Bài Cúng & Lễ Vật Trọn Gói A ...
Có thể bạn quan tâm
Lễ nhập trạch, cúng về nhà mới là gì, cần chuẩn bị mâm lễ và bài cúng như thế nào, nghi thức thực hiện ra sao? Để có được đáp án cho những câu hỏi trên, hãy theo dõi bài viết dưới đây từ Đồ Cúng Ba Miền để chuẩn bị mâm cúng nhập trạch đơn giản nhưng mà đầy đủ, cũng như có bài văn khấn, bài cúng về nhà mới phù hợp với tâm linh Việt.
TƯ VẤN MÂM CÚNG NHẬP TRẠCH QUA ZALO: 0986 148 853
Đặt mâm cúng nhập trạch về nhà mới tại Đồ Cúng Ba Miền
Trong bối cảnh cuộc sống ngày càng hiện đại và các dịch vụ phục vụ đời sống ngày càng đa dạng như hiện nay, việc đặt mua mâm cúng về nhà mới cũng dần trở nên phổ biến, đặc biệt là tại các thành phố, thị xã lớn. Chưa kể, việc chuẩn bị các lễ vật trong cúng nhập trạch, chuyển nhà với một người không chuyên thì rất dễ bị thiếu sót và mất nhiều thời gian, nên việc sử dụng dịch vụ mâm cúng là một lựa chọn thông minh. Và một trong những đơn vị cung cấp mâm cúng được nhiều người tin tưởng tìm đến nhất là Đồ Cúng Ba Miền.
Với hệ thống cơ sở trải dài trên khắp cả nước từ TpHCM, Hà Nội, Đà Nẵng,…, Đồ Cúng Ba Miền luôn cam kết về chất lượng cũng như giá thành của mâm cúng. Tự hào là thương hiệu cung cấp mâm cúng nhà mới trên khắp cả nước. Khách hàng có thể lựa chọn các gói dịch vụ có sẵn, hoặc đặt mâm cúng tùy theo điều kiện kinh tế và mong muốn của gia đình. Đối với khách hàng muốn đặt lễ riêng, chúng tôi đều sẽ tư vấn kỹ càng các đồ lễ cần chuẩn bị theo đúng phong tục tập quán của từng vùng miền, để có được lễ cúng chu đáo và đầy đủ nhất.
Đến với Đồ Cúng Ba Miền, chúng tôi cam kết:
✅Mâm cúng nhà trọn gói | ⭐Mâm cúng nhà trọn gói, không cần sắm sửa gì thêm. |
✅Giao tận nơi, đúng giờ | ⭐Mâm cúng nhà được giao tận nơi, đúng giờ hẹn. |
✅Trình bày đẹp mắt | ⭐Nhân viên sửa soạn, trình bày mâm cúng đẹp mắt. |
✅Hướng dẫn cúng nhà mới | ⭐Tư vấn hướng dẫn cúng nhà mới đúng chuẩn |
✅Đảm bảo tâm linh | ⭐Bài cúng, lễ vật đảm bảo tâm linh, văn hóa Việt |
Trong trường hợp bạn muốn tự chuẩn bị mâm cúng về nhà mới, thì hãy tìm hiểu bài viết hướng dẫn cúng nhập trạch nhà mới ở dưới nhé.
Ý nghĩa của lễ cúng về nhà mới
Cúng về nhà mới hay còn gọi cúng nhập trạch, là một nghi lễ từ rất lâu đời của người Việt được thực hiện khi bạn muốn chuyển đến nhà mới xây để ở, thậm chí một số người khi muốn chuyển sang phòng trọ, căn hộ chung cư mới thuê hay chuyển văn phòng cũng làm lễ cúng.
Theo quan niệm dân gian, mỗi vùng đất đều có các vị thần linh, Thổ địa cai quản và trú ngụ. Vì vậy, khi bán nhà cũ, chuyển sang một nơi ở mới cần làm lễ để thông báo với các vị thần, Thổ địa, chư vị để các vị thần che chở, phù hộ cho gia đình cuộc sống hòa thuận, êm ấm, hạnh phúc và nhiều tài lộc trong ngôi nhà mới.
Ngoài ra, nghi lễ nhập trạch cũng là nghi thức cần thực hiện để thông cáo với ông bà, tổ tiên chuyển sang nơi ở mới. Đồng thời, nghi lễ sẽ tiễn đưa các vong hồn đang sinh sống tại mảnh đất này sang một nơi ở khác, bài trừ tà khí còn sót lại để không gây ảnh hưởng cho gia đình.
Chính vì những ý nghĩa quan trọng như vậy, lễ cúng nhập trạch rất được chú trọng khi cá nhân, gia đình muốn định cư lâu dài ở một căn nhà, chung cư nào đó.
Mâm lễ cúng nhập trạch về nhà mới đơn giản gồm những gì?
- Mâm ngũ quả: gồm 5 loại trái cây khác nhau được sắp xếp đẹp mắt.
- 1 bình hoa tươi: thường chọn hoa hồng, hoa huệ, hoa đồng tiền….
- 1 cặp đèn cầy đỏ.
- 3 miếng trầu đã têm.
- Nhang.
- Vàng mã.
- 3 hũ muối, gạo nước: đây là những lễ vật đã được chuẩn bị và làm lễ cúng động thổ xây nhà mới, sau đó được giữ lại cho lễ nhập trạch. Nếu không phải là nhà gia chủ mới xây, thì chỉ cần chuẩn bị mới là được.
- 1 bộ tam sên: gồm thịt heo luộc, trứng luộc và tôm luộc.
- 1 con gà luộc.
- Xôi.
- Cháo.
- 1 mâm cỗ mặn: gồm các món ăn đặc trưmg theo vùng miền hoặc sở thích của gia chủ.
- 3 ly trà.
- 3 ly rượu.
- 3 điếu thuốc lá.
Lưu ý: Tùy theo từng gia đình mà có thể chuẩn bị mâm cỗ chay hoặc mặn đều được. Dù chọn cỗ chay hay mặn thì các lễ vật khác như bộ tam sên, gà luộc… vẫn cần phải chuẩn bị đầy đủ.
Bài cúng chuyển nhà/nhập trạch chuẩn nhất năm 2022
Khi chuyển về nhà mới, văn phòng mới, văn khấn nhập trạch bao gồm 2 phần: văn khấn thần linh và văn khấn gia tiên. Trong đó, văn khấn thần linh đọc trước, bài cúng gia tiên đọc sau. Nội dung của bài cúng nhập trạch bày mong muốn của gia chủ, xin phép thần linh được chuyển vào nhà mới và chuyển bàn thờ đến nơi ở mới.
Bài cúng thần linh nhập trạch
Bài cúng gia tiên nhập trạch
Mâm cúng về nhà mới đặt ở đâu?
Trong ngày thực hiện lễ cúng về nhà mới, lễ vật và mâm cỗ sau khi được bày biện đầy đủ và đẹp mắt sẽ được đặt ở giữa nhà – nơi quan trọng nhất của ngôi nhà. Đối với những gia đình có gian thờ cúng riêng thì có thể bày mâm cúng tại đó.
Không gian để đặt mâm cúng cần thông thoáng và sạch sẽ. Đồng thời vẫn phải đảm bảo được yếu tố trang nghiêm và linh thiêng cho buổi lễ.
Cách chọn ngày cúng nhà mới
Chọn ngày giờ để làm lễ cúng nhập trạch rất quan trọng, giúp cho gia đình yên ấm, thuận hòa, các thành viên trong gia đình mạnh khỏe và gặp nhiều may mắn. Bạn có thể chọn ngày giờ cúng vào nhà mới theo những cách dưới đây:
Chọn ngày đẹp theo hướng nhà
- Nếu cửa mở về hướng Đông thuộc Mộc: cần tránh hệ Kim là những ngày Dậu, Sửu và Tỵ.
- Nếu cửa mở về hướng Tây thuộc Kim: cần tránh ngày hệ Mộc gồm Mùi, Hợi, Mão.
- Nếu cửa mở về hướng Nam thuộc Hỏa: cần tránh hệ Thủy tức là ngày Thân, Tý, Thìn.
- Nểu cửa nhà mở về hướng Bắc thuộc Thủy: cần tránh hệ Hỏa là những ngày Dần, Ngọ, Tuất.
Chọn ngày đẹp theo tuổi
Theo phong thủy, cần phải xem ngày làm lễ nhập trạch căn cứ vào tuổi và vận mệnh của chủ nhà. Điều này sẽ giúp tránh được những ngày xung với bản mệnh và tuổi của gia chủ; đồng thời tránh được những điều không may, ảnh hưởng đến tiền tài và sức khỏe của gia đình.
Để chọn ngày cúng nhà mới theo tuổi, gia chủ cần phải tìm đến các thầy phong thủy để xem ngày. Bởi vì để xác định được ngày đẹp, cần phải xem xét nhiều phương diện về phong thủy, nếu không có hiểu biết thì sẽ không chọn được ngày tốt.
Xem ngày giờ hoàng đạo
Khi cúng vào nhà mới, những ngày Tam nương, Thọ tử, Dương công kỵ là những ngày xấu cần tránh. Cụ thể:
- Ngày Tam nương: Ngày mùng 3, 7, 13, 18, 22 và 27 âm lịch hàng tháng.
- Ngày Thọ tử: Ngày mùng 5, 14 và 23 âm lịch hàng tháng.
- Ngày Dương công kỵ nhật: Ngày 13 tháng giêng, 11/2, 9/3, 7/4, 5/5, 3/6, 8 và 29/7, 27/8, 25/9, 23/10, 21/11 và 19/12 âm lịch.
Do đó, trong tháng chỉ còn ngày mùng 1, 2, 4, 6, 10, 12, 15, 16, 17, 20, 24, 26, 28, 30 âm lịch. Nhưng cũng cần phải chú ý đến tuổi của gia chủ để chọn được ngày đẹp nhất.
Ngoài ra, khi làm nhập trạch nhà cần tránh tháng 3 và tháng 7 âm lịch. Vì tháng 3 là tiết thanh minh tảo mộ, còn tháng 7 là thời điểm mở cửa cõi âm đều có liên quan đến người đã khuất, cô hồn. Điều này có thể khiến việc chuyển sang nhà mới không được may mắn. Nếu buộc phải chuyển nhà, gia chủ cần chú ý xem ngày giờ cẩn thận để tránh ngày kiêng kỵ.
Thủ tục về nhà mới thực hiện như thế nào?
Chuẩn bị trước khi làm lễ cúng
Trước ngày thực hiện lễ cúng vào nhà mới, nhà cửa cần được dọn dẹp sạch sẽ, để tỏ lòng thành kính đối với tổ tiên và các vị thần linh. Khi chuẩn bị đến giờ làm lễ, nên sắp xếp mâm cỗ trước khi bê vào nhà.
Đồng thời, mỗi người trong gia đình cần phải chuẩn bị một số đồ vật để cầm theo như: chổi mới, bếp nấu (không nên dùng bếp điện vì quan niệm dân gian cho rằng bếp điện có tinh mà không có tướng, nghĩa là có nhiệt mà không có lửa), gạo, muối, rượu, vàng, tiền….
Thủ tục cúng nhập trạch
Khi đã đến giờ hoàng đạo, cách cúng về nhà mới sẽ được thực hiện lần lượt theo các bước như sau:
- Đốt lò than và đặt ngay tại cửa ra vào.
- Chủ nhà bước qua lò than đầu tiên, khi bước thì chân trái đi trước và chân phải theo sau. Tay gia chủ cần theo bát hương và bài vị gia tiên.
- Các thành viên trong gia đình lần lượt bước qua lò than, tay cầm các đồ vật may mắn đã chuẩn bị trước đó.
- Gia chủ ngay khi bước vào nhà thì bật tất cả điện và mở mọi cánh cửa của ngôi nhà để khai thông khí, đánh thức ngôi nhà. Cùng lúc này các thành viên khác trong gia đình sắp xếp lại bàn thờ gia tiên, bàn thờ Thần Tài – Thổ địa, bày mâm cúng nhập trạch ở giữa nhà và hướng về phía hợp với mệnh của gia chủ.
- Tiếp đó, gia chủ thắp nhang và đọc văn khấn về nhà mới. Đọc văn khấn thần linh trước, văn khấn gia tiên đọc sau. Trong lúc đó, các thành viên còn lại của gia đình chắp tay nghiêm trang và đứng ở một nơi.
- Sau khi đã đọc xong văn khấn, gia chủ sẽ bật bếp và nấu nước pha trà. Tốt nhất nên để nước sôi khoảng 5 – 7 phút rồi mới tắt bếp. Trà sau khi pha sẽ được dâng lên mâm cúng và mời mọi người trong nhà cùng thưởng thức. Việc này có ý nghĩa khai hỏa, tạo sức sống cho ngôi nhà mới.
- Đợi khi nhang gần tan hết thì tiến hành hóa vàng, rồi dùng rượu rưới lên tàn tro.
- Gia chủ nên giữ lại 3 hũ muối, gạo, nước để sau này đặt vào bàn thờ Táo quân.
- Lúc này lễ cúng vào nhà mới xem như đã hoàn tất, các thành viên trong gia đình có thể mang đồ đạc vào trong nhà và sắp xếp lại như ý muốn.
- Sau khi đã dọn dẹp đồ đạc xong xuôi gia đình cần phải làm lễ tạ Phật, các vị thần linh và tổ tiên để gia trang được bình yên, an lành. Với lễ này chỉ cần chắp tay và lạy 3 vái trước bàn thờ là được.
Những lưu ý khi làm lễ nhập trạch
Khi làm lễ cúng vào nhà mới, có một số lưu ý cần phải ghi nhớ để mọi việc được hanh thông và thuận lợi gồm:
- Nếu làm lễ nhập trạch để lấy ngày, chưa chuyển đồ vào ngay thì sau khi làm lễ gia chủ nên ngủ lại một đêm ở nhà mới. Trong thời gian đợi nhập trạch nhà, nên thường xuyên đến thắp hương và dọn dẹp để tạo sinh khí cho ngôi nhà.
- Khi làm lễ cúng đối với nhà chung cư nên hỏi kỹ có được phép đốt lò than hay không. Thông thường các chung cư cần phải đảm bảo các quy tắc về an toàn phòng cháy chữa cháy nên sẽ không cho phép đốt lò than. Khi đó bạn có thể bỏ qua bước này, việc lược bỏ này sẽ không ảnh hưởng đến hiệu quả làm lễ nên bạn có thể yên tâm.
- Trong buổi lễ, nếu muốn xua đuổi tà khí và tẩy uế cho căn nhà, giúp không khí lưu thông thì bạn chỉ cần mua một ít thảo mộc, trầm hương để đốt hoặc xông khắp nhà, lưu ý các ngõ ngách và nơi ẩm thấp.
- Phụ nữ mang thai không nên tham gia vào lễ cúng nhà mới. Trong trường hợp cần thiết thì người phụ nữ phải dùng một chiếc chổi mới quét hết mọi vật trong nhà trước khi chuyển.
Những kiêng kỵ khi chuyển về nhà mới
Theo quan niệm của ông bà từ ngày xưa, khi làm lễ cúng vào nhà mới cần phải tránh những việc sau:
- Không bỏ lỡ giờ tốt để làm lễ.
- Không đi tay không vào nhà mới và không mang các đồ vật như chổi cũ, bếp cũ vào nhà.
- Người cầm tinh con hổ không phụ dọn nhà, để tránh việc “rước hổ vào nhà”.
- Không được ngủ trưa tại nhà mới.
- Không làm đổ vỡ khi chuyển nhà.
- Không cãi vã hoặc xích mích trong ngày chuyển nhà.
- Không đón khách vào ngày nhập trạch để tránh làm kinh động đến tổ tiên.
Nếu muốn đặt mâm cúng hoặc giải đáp về cúng nhập trạch, đừng ngại ngân liên hệ Đồ Cúng Ba Miền. Chúng tôi tự hào là đơn vị với hơn 99.999 khách hàng trên toàn quốc.
Ngoài đồ cúng vào nhà mới, chúng tôi còn cung cấp đồ cúng khai trương, cúng đầy tháng, cúng Tất niên, cúng rằm tháng 7… theo đúng phong tục tập quán truyền thống với các tiêu chí: lễ vật và mâm cúng ý nghĩa, mâm cỗ đảm bảo an toàn thực phẩm, bày trí đẹp mắt, dịch vụ trọn gói, giá thành hợp lý và có nhiều lựa chọn. Nhờ đó, khách hàng sẽ không phải tốn nhiều thời gian sắm lễ vật và chuẩn bị mâm cúng.
Cúng chuyển nhà mới là một trong những nghi lễ quan trọng trong tâm linh của người Việt. Do đó, bạn cần chuẩn bị kỹ để không xảy ra bất kỳ sai sót nào khi làm lễ.
Chúc bạn và gia đình có buổi lễ nhập trạch suôn sẻ, cuộc sống gia đình về sau hanh thông thuận lợi, thịnh vượng và hạnh phúc trong ngôi nhà mới.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN DỊCH VỤ
Chọn mâm cúng (bắt buộc) ---Cúng khai trươngCúng thôi nôiCúng đầy thángKhác
DỊCH VỤ MÂM CÚNG KHÁC TẠI ĐỒ CÚNG BA MIỀN
CÚNG ĐẦY THÁNG
CÚNG THÔI NÔI
CÚNG TẤT NIÊN
CÙNG KHAI TRƯƠNG
CÚNG RẰM THÁNG 7
CÚNG ĐỘNG THỔ
CÚNG NHẬP TRẠCH
CÚNG XE MỚI
Từ khóa » Cúng Dọn Qua Nhà Mới
-
Cúng Vào Nhà Mới: Mâm Cúng, Văn Khấn Và Những điều Kiêng Kỵ
-
Hướng Dẫn Cách Cúng Về Nhà Mới Cho Gia đình Việt đúng Thủ Tục Nhất
-
Cách Cúng Nhà Mới [ Tươm Tất Sinh Vượng Khí Tài Lộc ] - Bootstrap
-
[Hướng Dẫn] Thủ Tục Làm Lễ Cúng Chuyển Vào Nhà Mới đúng Chuẩn
-
Dọn Về Nhà Mới Tuyệt Đối Không Được Quên 8 Việc Cần Làm Ngay
-
Bài Cúng Về Nhà Mới, Cúng Nhập Trạch đầy đủ Nhất
-
Mâm Cúng Nhà Mới Gồm Những Gì Với Cách Cúng [chuẩn]
-
Lễ Cúng Nhập Trạch Chuyển Nhà Mới & Những điều Cần Lưu ý
-
Top 7 Hướng Dẫn Cúng Nhập Trạch (cúng Về Nhà Mới) đúng Cách Nhất
-
Bài Văn Khấn Cúng Nhập Trạch Về Nhà Mới Chính Xác Nhất
-
Dọn Chuyển Về Nhà Mới Kiêng Gì? Cách Xem Ngày, Sắm Lễ, Văn Khấn
-
Bài Cúng Về Nhà Mới, Văn Khấn Cúng Nhập Trạch đầy đủ Nhất
-
# [Chi Tiết] Mâm Cúng, Cách Cúng Về Nhà Mới (Nhập Trạch) Từ A-Z
-
Thủ Tục, Văn Khấn Và Mâm Cúng Lễ Nhập Trạch Nhà Chung Cư