Mâm Cúng Rằm Tháng 7 Gồm Những Gì? - Bàn Thờ Nam Hải
Có thể bạn quan tâm
“Mâm cúng rằm tháng 7 gồm những gì?” là câu hỏi mà nhiều gia đình tìm kiếm trên Internet vào dịp cúng rằm tháng 7 hàng năm. Bởi vì đây là một trong hai ngày rằm lớn trong năm của người Việt với ý nghĩa xá tội vong nhân và báo hiếu công ơn sinh thành nên các gia đình rất xem trọng nghi thức cúng vào ngày này. Bàn thờ Nam Hải sẽ chia sẻ với bạn cách chuẩn bị sắm lễ cúng rằm tháng 7 đầy đủ nhất trong bài viết sau đây.
Mục lục- Cúng rằm tháng 7 vào ngày nào?
- Mâm cúng rằm tháng 7 gồm những gì?
- Cúng bàn Phật
- Cúng trong nhà
- Cúng ngoài trời (cúng cô hồn)
- Một số lưu ý để không phạm sai lầm khi cúng rằm tháng 7
Cúng rằm tháng 7 vào ngày nào?
Cúng rằm tháng 7 diễn ra vào ngày nào?
Cúng rằm là vào ngày 15 Âm lịch hàng tháng. Hiện nay, người Việt thường cúng rằm tháng 7 trong các ngày từ 2 - 14/7 Âm lịch.
Sở dĩ có tục đi sắm lễ cúng rằm tháng 7 là theo quan niệm cúng rằm tháng 7 từ ngày 2 - 14/7 Âm lịch là do dân gian lưu truyền rằng Diêm Vương sẽ mở cửa Quỷ Môn Quan để các vong linh được về với dương giới và thọ hưởng những đồ vật mà người dân cúng tế.
Vào ngày rằm tháng 7 hàng năm, người dân Việt Nam sẽ chuẩn bị cácđồ cúng rằm tháng 7 theo mâm cổ để mời linh hồn người thân đã khuất về dùng cơm, đồng thời cúng thực cho các linh hồn vất vưởng, lang thang không nơi nương tựa.
Cúng rằm tháng 7 vào giờ nào? Buổi sáng, trưa hay là tốt là tốt nhất
Người xưa có câu, vong hồn sống trong địa ngục tăm tối nên khi gặp ánh sáng thì sẽ rất yếu. Nếu như cúng cô hồn và chúng sinh thì nên chọn cúng vào chiều tối.
Còn với mâm cúng tổ tiên thì nên chọn cúng vào ban ngày, buổi trưa là tốt nhất.
Qua phân tích trên thì khung giờ nên chọn để cúng rằm tháng 7 với mâm cúng cô hồn tốt nhất từ 17h-20h tối, còn với những lễ cúng thần linh hay tổ tiên thì thời gian cúng tốt nhất là từ 10h-12h trưa để thần linh và tổ tiên nhận lễ cúng được tốt hơn. Sau đó còn cho con cháu hưởng phước đức, tài lộc.
Để biết mâm cúng rằm tháng 7 gồm những gì, mời bạn theo dõi nội dung tiếp theo!
Mâm cúng rằm tháng 7 gồm những gì?
Mâm cỗ cúng rằm tháng 7 sẽ gồm: cúng Phật, cúng trong nhà và cúng ngoài trời.
Cúng bàn Phật
Bàn đồ cúng rằm tháng 7 cho Phật được bài trí tươm tất
Rằm tháng 7 là một ngày lễ lớn đối với những người theo đạo Phật, cũng là ngày lễ Vu Lan, xuất phát từ sự tích Mục Kiền Liên xả thân cứu mẹ.
Mâm cúng rằm tháng 7 gồm những gì? Các đồ cần sắm lễ cúng rằm tháng 7 ? Khi bài trí mâm cúng bàn Phật, bạn cần chuẩn bị các món chay hoặc một mâm ngũ quả. Bạn nên dùng hoa tươi như: hoa sen, huệ, cúc,...
CÁC MẪU BÀN THỜ GIA TIÊN
Gợi ý thực đơn mâm cỗ chay cúng rằm tháng 7:
- Mâm cúng chay 1: Cháo chay, chả giò khoai môn, xôi hạt sen, cải thìa và nấm hương luộc, canh thập cẩm chay, chè cốm.
- Mâm cúng chay 2: Mì xào chay, xôi vò, canh khổ qua nhồi đậu hũ, cơm trộn gạo lứt, đậu que luộc, chè đậu trắng.
- Mâm cúng chay 3: Chả giò đậu hũ/nấm mèo, xôi ngũ sắc, đậu hũ ky kho nấm đông cô, canh măng chua, rau củ luộc.
- Mâm cúng chay 4: Đậu hũ chiên giòn, xôi đậu xanh, chả quế chay, nấm đùi gà kho tiêu, canh củ dền, bầu luộc, chè bột lọc nhân đậu xanh.
- Mâm cúng chay 5: Chả giò đậu xanh, xôi gấc, kho quẹt chay, canh chua chay, giò thủ chay, gỏi ngó sen chay.
Cúng trong nhà
Mâm đồ cúng rằm tháng 7 cho gia tiên trong nhà
Cúng rằm tháng 7 trong nhà hay còn được gọi là nghi thức cúng gia tiên sẽ gồm mâm cúng mặn. Khi bài trí mâm cúng trong nhà, bạn nên chuẩn bị món ăn tươm tất, đa dạng với những thực phẩm bổ dưỡng, thơm ngon nhằm thể hiện lòng thành kính và biết ơn đến các bậc tiền nhân.
► Xem chi tiết: Cách cúng cửu huyền thất tổ
Mâm cúng rằm tháng 7 gồm những gì? Mâm cúng mặn thường gồm các món như gà luộc, cơm, canh, xôi, cá kho, món xào, gỏi,... kèm theo là trái cây, hoa, nước lọc, rượu, nhang, nến, vàng mã và những vật dụng làm bằng giấy tượng trưng như quần áo, giày dép,... dành cho người cõi âm.
Cúng ngoài trời (cúng cô hồn)
Đồ cúng rằm tháng 7 ngoài trời (cúng cô hồn)
Mục đích cúng ngoài trời là bố thí cho những linh hồn không nơi nương tựa. Theo quan niệm dân gian, phần lễ cô hồn (cúng chúng sinh rằm tháng 7) sẽ diễn ra vào buổi chiều, tối ngày 14/7 hoặc 15/7 Âm lịch do quan niệm đây là khoảng thời gian các vong linh trở về địa ngục.
Mâm cúng rằm tháng 7 gồm những gì? Mâm cúng cô hồn thường sẽ bao gồm các lễ vật như sau:
- 1 Dĩa muối, gạo.
- 12 Chén cháo trắng nấu loãng.
- 5 Loại quả (5 màu).
- 1 Bình hoa.
- Các loại bỏng ngô, bánh, kẹo, mía, trái cóc,...
- 12 Cục đường thẻ.
- Quần áo, giày dép, trang sức bằng giấy với nhiều màu sắc.
- Tiền lẻ và vàng mã.
- 3 Chung nước lọc.
- 2 Cây nhang.
- 2 Ly nến.
Đối với sắm lễ cúng rằm tháng 7 cho cô hồn, bạn nên cúng chay vì theo quan niệm của đạo Phật, cúng đồ mặn sẽ khơi dậy lòng tham, sân, si của các vong hồn.
Mâm cúng cô hồn thường được đặt ngoài trời. Tiền lẻ, vàng mã sẽ được rải đều trên mâm. Bạn đặt mỗi hướng Đông, Tây, Nam, Bắc 3 cây nhang.
Kết thúc lễ cúng cô hồn, gạo và muối được rải ra sân nhà, ngoài đường, sau đó là đốt vàng mã.
Hiện nay, vẫn còn nhiều gia đình thực hiện nghi thức giật cô hồn với quan niệm rằng càng có nhiều người đến giật thì sẽ càng có nhiều lộc và đồ ăn giật được thì có thể ăn bình thường.
Bạn có thể bưng mâm lễ gồm các đồ cúng rằm tháng 7 như: tiền lẻ, bỏng ngô, khoai luộc, bánh, kẹo, mía, trái cóc,... đặt ra ngoài đường để trẻ con tranh cướp đồ cúng trên mâm.
► Xem thêm: Bài khấn vía thần tài
Các lễ vật sau khi cúng cô hồn xong thì có nên giữ để dùng lại hay không?
Lễ vật một khi gia chủ đã đem đi cúng cho cô hồn thì tốt nhất không nên giữ để dùng lại. Theo quan niệm tâm linh thì đây là lễ vật cúng cho vong linh thì chúng ta không nên ăn lại vì sẽ gây hại cho người ở trần thế. Thường thì lễ vật này cúng xong chúng ta sẽ bỏ đi hoặc cho trẻ con đến giặt cô hồn.
Vì sao lại để trẻ con giật cô hồn? Bởi trẻ con được ví như là cô hồn nhỏ cho nên việc trẻ con dật sẽ không gây ảnh hưởng nhiều. Vì đó mà khi gia chủ cúng mâm cô hồn xong thì chúng ta không nên rải trong nhà mà nên đem ra ngoài đường để rải.
Ngoài những lễ vật thông thường thì nhiều gia chủ còn dùng cả tiền thật để cho trẻ con đến giật. Gia chủ có thể chuẩn bị mâm cúng tùy thuộc vào điều kiện kinh tế khá giả thì lễ vật có cả tiền thật, còn nếu kinh tế eo hẹp thì không cần bỏ tiền thật cũng được.
Một số lưu ý để không phạm sai lầm khi cúng rằm tháng 7
- Mâm cúng Phật, gia tiên làm trong nhà.
- Mâm cúng cô hồn phải đặt ở ngoài trời, tránh cửa chính ngôi nhà.
- Vị trí cao nhất là mâm cúng Phật, tiếp đến là mâm cúng gia tiên.
Bài viết vừa giải đáp câu hỏi: “Mâm cúng rằm tháng 7 gồm những gì?” và cách chuẩn bị mâm cúng rằm tháng 7 đầy đủ nhất. Hy vọng qua bài viết bạn sẽ biết cách chuẩn bị mâm cỗ cúng rằm tháng 7 đúng cách để bày tỏ lòng thành kính với đức Phật và những người thân đã khuất.
Từ khóa » Các Loại Bánh Cúng Rằm Tháng 7
-
Gợi ý Mâm Cỗ Cúng Rằm Tháng 7 2020 - Beemart
-
7 Món Bánh Truyền Thống để Cúng Rằm Tháng 7 - Kiến Thức
-
Rằm Tháng 7 Cúng Gì? 10 Mâm Cơm Cúng Rằm Tháng 7 Cho Mọi Nhà
-
Cúng Rằm Tháng 7 Vào Ngày Nào? Chuẩn Bị Những Món Gì Cho Mâm ...
-
Mâm Cỗ Cúng Rằm Tháng 7 - Eva
-
Mâm Cúng Rằm Tháng 7 Gồm Những Gì? Cách ... - Bách Hóa XANH
-
Món Bánh Không Thể Thiếu Vào Rằm Tháng 7 Của Người Tày - Nùng
-
Rằm Tháng 7 Làm Bánh Cúng Dâng Cúng Ông Bà - Hoàng Quý Vlog ...
-
Mâm Cỗ Cúng Rằm Tháng 7 Dễ Nhớ Và Tối Giản Nhất - Báo Lao Động
-
Mâm Cỗ Cúng Rằm Tháng 7 Bao Gồm Những Gì?
-
Gợi ý Mâm Cỗ Cúng Rằm Tháng 7 Trong Mùa Dịch - 24H
-
Mâm Cỗ Cúng Rằm Tháng 7 Lễ Vu Lan Báo Hiếu Nên Có Những Món Gì?
-
Mâm Cỗ Rằm Tháng 7, Cần Chuẩn Bị Những Gì - Nông Thôn Mới Hà Tĩnh