MÂM CÚNG RẰM THÁNG 7 GỒM NHỮNG GÌ ... - Mộc Trầm Hương

Cúng rằm tháng 7 là một truyền thống của dân tộc ta. Vậy mâm cúng Rằm tháng 7 gồm những gì? Cách cúng Rằm tháng 7 sao cho chuẩn? Hãy cùng Mộc Trầm Hương tìm hiểu trong bài viết này nhé!

  • Cúng rằm tháng 7 là gì?

Rằm tháng 7 còn được gọi là Tết Trung Nguyên. Đây là ngày xá tội vong nhân theo phong tục của các nước Á Đông. Vào ngày rằm tháng 7 Diêm Vương sẽ mở cổng địa ngục. Điều này cho phép các vong linh được về thăm dương gian.

Vậy nên tháng 7 còn được gọi là Tháng Cô Hồn. Khi Quỷ Môn Quan được mở ra, ma quỷ cũng được trở về. Nó cũng đồng nghĩa với việc sẽ có rất nhiều vong hồn vào tháng này.

Tháng 7 có 2 ngày lễ rất quan trọng

Thường thì vào tháng 7 cô hồn, bên cạnh văn khấn cúng cô hồn thì người ta sẽ chuẩn bị đầy đủ lễ vật. Người ta sẽ cúng gạo, thịt, hoa quả cho những vong hồn đói khát vất vưởng. Để các cô hồn này không quấy phá, ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như việc làm ăn kinh doanh.

Bên cạnh đó, rằm tháng 7 chính là tiết Vu Lan. Là ngày để báo hiếu, bày tỏ lòng biết ơn đối với đấng sinh thành. Vậy nên các gia đình cũng chuẩn bị lễ cúng cho gia tiên.

Do nhiều yếu tố như trên nên việc cúng rằm tháng 7 là một nghi lễ quan trọng trong năm.

  • Cách cúng rằm tháng 7 chuẩn nhất

  • Cúng rằm tháng 7 vào ngày nào

Cúng rằm tháng 7 là phong tục tập quán có từ lâu đời. Nó được xem là nét đẹp văn hóa của người dân Việt Nam. Vào ngày này các gia đình đều chuẩn bị mâm cúng rằm tháng 7. Vào ngày 15/7 âm lịch hằng năm, tức là từ đêm ngày 14/7 âm lịch.

Tuy nhiên theo quan niệm người xưa, cúng rằm tháng 7 (cúng cô hồn) không nhất thiết phải đúng ngày. Mọi người có thể cúng từ 12h đêm ngày 10/7 ngày 15/7 âm lịch.

Mọi người có thể cúng rằm tháng 7 từ 12h đêm ngày 10/7 ngày 15/7 âm lịch

Theo quan niệm, những vong hồn sống trong địa ngục tăm tối nên khi gặp ánh sáng sẽ rất yếu. Vậy nên nếu cúng vào ban ngày thì vong hồn sẽ không thích ứng được.

Do đó, khi cúng cô hồn, cúng chúng sinh thì nên cúng vào chiều tối. Còn với mâm cúng tổ tiên và thần linh thì bạn có thể cúng vào buổi trưa.

Như phân tích ở trên thì mâm cúng cô hồn nên diễn ra vào lúc 17h – 20h tối. Còn với lễ cúng thần linh và tổ tiên thì nên cúng vào lúc 10h – 12h trưa để tổ tiên, thần linh nhận lễ cúng tốt hơn. Sau đó là để cho con cháu hưởng được phước đức và tài lộc.

  • Lễ cúng rằm tháng 7 cần lưu ý những gì

  • Thứ tự thực hiện lễ cúng là: Cúng gia tiên, Phật và thần linh trước, sau đó lễ cúng chúng sinh cô hồn thì làm cuối cùng.
  • Lễ cúng cô hồn không được thực hiện ở trong nhà mà làm ở ngoài sân, ngõ, trước cửa nhà.
  • Thứ tự mâm cúng từ cao đến thấp là: Phật được đặt ở vị trí cao rồi mới đến mâm cúng thần linh và cuối cùng là gia tiên.
  • Vào ngày Rằm tháng 7 thì có rất nhiều vong hồn vất vưởng nên lễ vật cúng như quần áo vàng mã dành cho gia tiên nên ghi rõ người nhận. Đồng thời không nên đốt ở trước cửa nhà, nên đốt sâu trong nhà để tránh bị cướp bóc.
  • Mâm cúng rằm tháng 7 gồm những gì?

  • Mâm cúng thần linh và gia tiên

Cúng thần linh thường là gà trống để nguyên con và xôi hoặc bánh chưng tùy địa phương. Ngoài ra phải có thêm rượu, chè, trái cây và bình hoa tươi.

Cúng gia tiên là một mâm cơm, có thể là món mặn hoặc chay. Thường sẽ là một mâm cỗ từ 4-7 món đa dạng tùy vào hoàn cảnh và căn cơ của người đang sống.

Cúng gia tiên là một mâm cơm, có thể là món mặn hoặc chay

Mâm cúng cơ bản cho ngày rằm tháng 7 thường có: gà luộc (hoặc thịt luộc nguyên tảng), canh miến mọc hoặc canh xương, xôi đỗ xanh hoặc xôi nếp trắng, thịt bò xào, chả nem… Các gia đình có thể chọn thực phẩm theo mùa, chế biến món ăn phù hợp với khẩu vị gia đình mình.

  • Mâm lễ cúng Phật

Lễ cúng Phật cần được đặt ở nơi cao nhất trên bàn thờ. Hoa tươi thì nên dùng các loài hoa như: Hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu… Tránh dùng các loại hoa tạp, hoa dại. Không thể thiếu được chính là nhang trầm hương.

(Chèn link sp khúc này nha a Ngọc)

Đồ cúng thường là cỗ chay đơn giản hoặc ngũ quả và nước lọc. Gia chủ có thể làm mâm cỗ chay gồm: Giò, chả chay, nem chay hoặc nem nấm, canh nấm hoặc rau củ quả, đậu hũ…

  • Mâm cúng chúng sinh

Lễ cúng chúng sinh thường có: gạo muối, cháo trắng, hoa quả, đường thẻ, quần áo chúng sinh, bỏng ngô, bánh kẹo, tiền vàng, nước, 3 ly cốc nhỏ, 3 cây nhang, 2 ngọn nến nhỏ. Lễ cúng chúng sinh không nên làm lễ mặn vì có thể khơi dậy tham, sân si.

Lễ cúng chúng sinh phải được bày ngoài trời hoặc trước cửa chính của ngôi nhà

Lễ cúng chúng sinh phải được bày ngoài trời hoặc trước cửa chính của ngôi nhà. Gia chủ đọc văn khấn hoặc bài cúng nôm theo tâm nguyện. Sau đó rải lòng thương của mình đối với các cô hồn, mong linh hồn giải thoát khỏi trần thế đau khổ. Khi lễ cúng chúng sinh xong thì gạo, muối được vãi ra sân, ngõ, đường. Còn vàng mã thì đem đốt.

Theo truyền thống xưa, các gia đình sẽ mua quần áo chúng sinh bằng giấy nhiều màu sắc. Có thể là xanh lam, xanh lá mạ, vàng, hồng…

  • Tổng kết

Cúng rằm tháng 7 là một nghi lễ quan trọng tuy nhiên cũng không cần quá cầu kỳ. Chủ yếu vẫn là tấm lòng thành của gia chủ đối với các vị thần linh, với những người đã khuất. Hy vọng bài viết này đã giúp các bạn soạn được mâm cỗ cúng rằm tháng 7 chỉnh chu. Hẹn gặp lại ở những bài viết tiếp theo.

Tham khảo ngay:

  • ĐÔNG CHÍ LÀ GÌ? PHONG TỤC CỦA NGƯỜI HOA TRONG TẾT ĐÔNG CHÍ
  • VĂN KHẤN CÚNG CÔ HỒN THÁNG 7 ĐẦY ĐỦ NHẤT
  • NHỮNG ĐIỀU NÊN LÀM VÀ KIÊNG KỴ TRONG RẰM THÁNG 7
  • NHỮNG LỢI ÍCH CỦA VIỆC ĐỐT NHANG TRẦM HƯƠNG SẠCH

Từ khóa » Cúng Ngày Rằm Tháng 7 Như Thế Nào