Mầm đậu Nành Có Thành Phần Dinh Dưỡng Và Lợi ích Như Thế Nào?

Nội dung tóm tắt

  • 1. Thành phần dinh dưỡng của mầm đậu nành
    • 1.1. Protein và các acid amin
    • 1.2. Lipid
    • 1.3. Carbohydrates
    • 1.4. Chất xơ
    • 1.5. Vitamin và khoáng chất
    • 1.6. Các thành phần thảo dược khác
  • 2. Lợi ích của mầm đậu nành
    • 2.1. Giúp giải ngộ độc rượu
    • 2.2. Giảm nguy cơ mắc bệnh tim
    • 2.3. Giúp điều hòa nội tiết tố nữ, tăng khả năng thụ thai
    • 2.4. Bổ sung vitamin làm tăng sức đề kháng
    • 2.5. Giảm cholesterol trong máu, trị bệnh hạ đường huyết
    • 2.6. Cung cấp năng lượng cho cơ thể
    • 2.7. Cung cấp khoáng chất cần thiết ngừa sỏi thận và bệnh viêm xương khớp

Mầm đậu nành có giá trịnh dinh dưỡng rất cao, do trong thành phần chữa nhiều protein là lipit. Không chỉ là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, mầm đậu nành còn là món quà mà tạo hóa ban tặng cho chị em để duy trì tuổi thanh xuân, ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa, và phòng ngừa nhiều bệnh nguy hiểm.

1. Thành phần dinh dưỡng của mầm đậu nành

Tinh chất mầm đậu nành là nguyên liệu chính dùng để đóng viên sản xuất các sản phẩm thực phẩm chức năng làm đẹp trên thị trường. Quyết định tác dụng của các dòng sản phẩm này là tinh chất mầm đậu nành. Đó là bột được tinh chế, chiết xuất để thu lấy hoạt chất chính isoflavon từ mầm đậu nành (mầm của hạt đậu nành). Tức thành phần chính là hoạt chất isoflavone.

Mầm Đậu NànhMầm đậu nành có thành phần chính là hoạt chất isoflavone

Bao gồm các thành phần sau:

1.1. Protein và các acid amin

Về giá trị dinh dưỡng, trong các loại protein có nguồn gốc thực vật, đậu nành đứng hàng đầu về hàm lượng và chất lượng. Protein đậu nành dễ tan trong nước và chứa nhiều acid amin không thay thế như lysin, tryptophan. Trừ methionin và cystein hơi thấp còn các acid amin khác của đậu nành có thành phần giống thịt.

1.2. Lipid

Chất béo trong đậu nành dao động từ 13,5–24%, trung bình 18%. Chất béo đặc trưng chứa khoảng 6,4–15,1% acid béo no (acid stearic, acid acid archidonic) và 80–93,6% acid béo không no (acid enoleic acid linolenic, acid linolenic, acid oleic).

1.3. Carbohydrates

Glucid trong đậu nành khoảng 22–35,5%, trong đó 1–3% tinh bột. Carbohydrates được chia làm 2 loại: loại tan trong nước chiếm khoảng 10% và loại không tan trong nước. Lượng đường trong đậu nành thấp nên rất phù hợp với khẩu phần ăn của người mắc bệnh tiểu đường.

1.4. Chất xơ

Chất xơ trong đậu nành từ 4,5–6,8% và các nguyên tố khoáng khác như: Al, Fe, I, Mn, Cu, Mo… Đậu nành có nhiều chất xơ, rất tốt cho hệ tiêu hóa đường ruột. Khi đậu nành lên men sẽ hình thành những chuỗi acid béo ngắn có tác dụng cải thiện các bệnh lý đại tràng.

Đậu Nành Có Nhiều Chất XơĐậu nành có nhiều chất xơ, rất tốt cho hệ tiêu hóa đường ruột

1.5. Vitamin và khoáng chất

Đậu nành là nguồn cấp vitamin và khoáng chất vô cùng dồi dào.

  • Vitamin K có trong đậu nành tốt cho quá trình đông máu.
  • B9 và acid folic có nhiều chức năng khác nhau và là các chất cần thiết cho phụ nữ mang thai.
  • Vitamin B1, calci, photpho, managn, kẽm, sắt, …

1.6. Các thành phần thảo dược khác

  • Isoflavones (phytoestrogen): Hàm lượng isoflavones trong đậu nành cao hơn nhiều so với nhiều loại thực phẩm khác, còn được ví như một loại estrogen thảo dược.
  • Acid phytic (phytate): Khi đậu nành được nấu chín, nảy mầm hoặc lên men acid phytic sẽ làm giảm khả năng hấp thu của cơ thể với các khoáng chất như kẽm, sắt,..
  • Saponin: Nếu tiêu thụ quá nhiều saponin có trong đậu nành sẽ dẫn đến tình trạng đầy hơi, khó tiêu,…

2. Lợi ích của mầm đậu nành

2.1. Giúp giải ngộ độc rượu

Axit amin và protein là những phân tử có vai trò quan trọng đối với sự sống. Các tế bào trong cơ thể con người sử dụng các axit amin để tổng hợp ra protein, nhằm thực hiện nhiều chức năng như sao chép ADN, phản ứng trao đổi các chất xúc tác và vận chuyển các phân tử.

Giải Ngộ Độc RượuMầm đậu nành chứa axit amin giúp giải ngộ độc rượu

Mầm đậu nành chứa đến 46% lượng protein thô, hàm lượng này có thể biến đổi tùy theo điều kiện nảy mầm. Vấn đề này cũng đồng nhất đối với hàm lượng axit amin tự do. Tuy nhiên, chúng thường tăng lên chứ không giảm đi trong quá trình nảy mầm.

Các mẫu hạt đậu nành thu thập từ các quốc gia khác nhau có hàm lượng axit amin tự do tăng lên trong quá trình nảy mầm như sau: Nhật Bản 437,2 mg lên 12.768,8 mg/100g, Hoa Kỳ 452,2 mg lên 10.845,9 mg/100g và Trung Quốc 367,2 mg tăng lên đến 11.931 mg/100g.

Với hàm lượng lớn axit amin thiết yếu, súp mầm đậu được xem là một trong những món ăn giàu dinh dưỡng và có tác dụng giải ngộ độc rượu.

2.2. Giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Mầm đậu nành chứa một lượng lớn các chất béo không bão hòa đa có lợi cho sức khỏe. Omega-6 trong mầm đậu giúp kiểm soát lượng cholesterol trong máu, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Còn omega-3 giúp sáng mắt, tăng cường hệ miễn dịch và phát triển trí não.

Hàm lượng chất béo trung bình trong hạt đậu nành ở điều kiện độ ẩm đạt 13% là 18,1%. Ở điều kiện nhiệt độ khác dao động từ 8,3 đến 27,9%. Chúng có thể giảm từ 15% xuống 10% trong quá trình nảy mầm do sự biến đổi về nồng độ axit béo. Nồng độ axit béo của mầm đậu nành phụ thuộc vào giống đậu nành, quá trình ươm mầm và điều kiện môi trường sinh trưởng.

2.3. Giúp điều hòa nội tiết tố nữ, tăng khả năng thụ thai

Isoflavone là một loại phytoestrogen hoặc nguyên tố vi lượng có nguồn gốc từ thực vật. Mặc dù có nhiều loại thực vật chứa isoflavone nhưng đậu nành, đậu xanh, hành tây và táo là bốn loại có hàm lượng isoflavone cao nhất.

Hàm lượng isoflavone trong hạt đậu nành khô từ 0,05 – 0,5% và còn cao hơn khi chúng ở dạng mầm. Hấp thụ nhiều isoflavone sẽ giúp cơ thể chống lại các nguy cơ mắc bệnh tim mạch, giảm thiểu các triệu chứng mãn kinh ở phụ nữ, bảo vệ bạn khỏi nguy cơ mắc bệnh ung thư và loãng xương.

Tăng Nội Tiết Tố EstrogenIsoflavone trong đậu nành làm tăng nội tiết tố estrogen

Isoflavone trong đậu nành giúp hỗ trợ điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, chúng còn làm tăng nội tiết tố estrogen, kích thích quá trình rụng trứng và tăng khả năng thụ thai ở phụ nữ. Do đó, mầm đậu nành được xem là một trong những phương pháp tự nhiên giúp giải quyết tình trạng hiếm muộn, ngừa ung thư vú và tăng kích thước vòng một.

2.4. Bổ sung vitamin làm tăng sức đề kháng

Vitamin là các hợp chất hữu cơ thiết yếu, giúp tăng sức đề kháng và có tác động trực tiếp đến sức khỏe con người. Thiếu vitamin có thể gây ra các triệu chứng như thiếu máu, rụng tóc, mắt quáng gà, môi khô nứt, tê bì tay chân, mệt mỏi, kiệt sức, mất ngủ, yếu cơ…

Hạt đậu nành chứa nhiều vitamin A, B1, K1, B9, E và C. Trong đó, vitamin B1 và B9 giúp tăng cường chức năng hệ thần kinh, điều trị chứng trầm cảm và giảm tỉ lệ mắc bệnh ung thư… Vitamin C giúp nâng cao sức đề kháng, giúp các tổn thương nhanh lành hơn.

Hàm lượng vitamin B1 trong mầm đậu nành còn cao gấp hai lần hạt đậu nành thô. Thậm chí, lượng vitamin C còn tăng gấp 4 – 20 lần trong 4 – 5 ngày ươm mầm đậu.

Số liệu thực tế ghi nhận, hạt đậu nành khô chứa trung bình 2 mg/100g vitamin C đã tăng tới 11 mg/100g sau 5 ngày nảy mầm. Tương tự, lượng carotene từ 0,12 mg/100g tăng lên 0,2 mg/100g. Riêng hàm lượng lutein tăng gấp 20 – 24 lần và β-carotene tăng gấp 8 – 17 lần.

2.5. Giảm cholesterol trong máu, trị bệnh hạ đường huyết

Saponin là một glycoside tự nhiên thường xuất hiện ở nhiều loài thực vật. Saponin trong mầm đậu nành có khả năng làm giảm cholesterol trong máu, trị bệnh hạ đường huyết và ngăn ngừa các bệnh về thận.

Giảm Cholesterol Trong MáuBổ sung saponin làm giảm cholesterol trong máu

Saponin có vị nhẫn đắng, thường ở dạng vô định hình, rất khó tinh chế. Hàm lượng saponin trong hạt đậu nành khô chiếm khoảng 0,5 – 0,65%. Do đó, mầm đậu tươi thường kén người ăn. Ở Hàn Quốc, chúng thường được chế biến thành kim chi, dùng để xào hoặc nấu súp.

2.6. Cung cấp năng lượng cho cơ thể

Hạt đậu nành chứa khoảng 33% carbohydrate, trong đó có tới 16,6% là đường tự nhiên. Hàm lượng đường tự nhiên này bao gồm 41,3 – 67,5% sucrose, 5,2 – 15,8% raffinose và 12,1 – 35,2% stachoyse.

Đường là những carbohydrate có vị ngọt được chia thành hai nhóm là đường đơn (monosaccharide) và đường phức (oligosaccharide). Về mặt dinh dưỡng, carbohydrate cung cấp năng lượng cho các cơ và hệ thần kinh trung ương.

Tuy nhiên, mầm đậu nành có chứa cả loại đường hòa tan và đường không hòa tan. Vì thế, bạn không nên ăn quá nhiều mầm đậu trong một lúc để tránh gây đầy hơi, khó tiêu và dẫn tới tiêu chảy.

Hàm lượng đường trong mầm đậu nành thường không ổn định. Trong điều kiện môi trường khác nhau, lượng carbohydrate bên trong mầm đậu nành cũng có thể khác nhau. Dù thế, hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy lượng đường trong mầm đậu khá thấp. Thế nên, chúng cũng phù hợp với người bệnh tiểu đường.

2.7. Cung cấp khoáng chất cần thiết ngừa sỏi thận và bệnh viêm xương khớp

Mầm đậu nành chứa các khoáng chất khác nhau như kẽm, natri, kali, canxi, sắt, đồng, mangan và phốt pho, là những dưỡng chất thiết yếu cho nhu cầu của cơ thể.

Hàm lượng của kẽm, canxi, natri, mangan, kali và đồng tăng đáng kể trong khi sắt giảm từ 48.87 μg/100g xuống còn 35.29 μg/100g sau 4 ngày nảy mầm.

Xương KhớpCác khoáng chất trong mầm đậu nành giúp giảm nguy cơ bệnh viêm xương khớp

Các khoáng chất trong mầm đậu nành có khả năng chống oxy hóa cao, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, sỏi thận, bệnh viêm xương khớp, cao huyết áp và các vấn đề về tim mạch.

Mầm đậu nành là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Thế nên, bạn nên bổ sung chúng vào chế độ ăn hàng ngày để tăng cường sức đề kháng và phòng tránh bệnh tim mạch. Loại thực phẩm tuyệt vời này rất dễ trồng nên bạn có thể tự làm tại nhà để sử dụng. Nếu bạn muốn mua tinh chất mầm đậu nành hay các sản phẩm chiết xuất mầm đậu nành, hãy lựa chọn thương hiệu uy tín và nơi bán chất lượng nhé!

Xem thêm: Sự thật về việc đậu nành làm tăng nguy cơ ung thư vú

Đánh post giá

Từ khóa » Trong Mầm đậu Nành Có Chất Gì