Mâm Lễ Cúng Rằm Tháng Giêng 2022 Chuẩn Nhất
Có thể bạn quan tâm
Mâm cúng Rằm tháng Giêng gồm những gì? Ý nghĩa các món ăn cúng Rằm tháng Giêng ra sao? Đó chính là câu hỏi mà rất nhiều người băn khoăn, cần tìm lời giải đáp để chuẩn bị mâm cơm cúng Rằm tháng Giêng đầy đủ.
Rằm tháng Giêng còn gọi là Tết Nguyên Tiêu, Tết Thượng Nguyên, thường bắt đầu từ đêm 14 cho đến hết ngày 15 của tháng Giêng Âm lịch. Năm 2023, Rằm tháng Giêng rơi vào Chủ nhật ngày 5/2 dương lịch, là ngày Hắc đạo - Giáp Ngọ, Tháng: Giáp Dần Năm: Quý Mão. Bên cạnh đó, các bạn có thể chọn khung giờ đẹp để cúng Rằm tháng Giêng.
Hướng dẫn sắp lễ, cúng Rằm tháng Giêng 2023 chuẩn nhất
- Hướng dẫn cúng Rằm tháng riêng
- Mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng 2023 gồm những gì?
- Lễ cúng Phật Rằm tháng Giêng 2023
- Lễ cúng gia tiên Rằm tháng Giêng 2023
- Ý nghĩa món ăn trong mâm lễ cúng Rằm tháng Giêng 2023
- Bánh chưng
- Xôi gấc
- Gà luộc
- Bánh trôi bánh chay
- Chân giò
- Hoa quả
- Văn khấn Rằm tháng Giêng tại nhà
- Lưu ý khi cúng Rằm tháng Giêng 2023
Hướng dẫn cúng Rằm tháng riêng
Vào ngày rằm tháng Giêng gia chủ thường thắp 3 nén nhang.
3 nén nhang mang lại ý nghĩa:
- tâm nhang (lòng thành gia chủ)
- giới nhang (vâng theo lời răn dạy của Đức Phật)
- định nhang (tuyệt đối không thay lòng đổi dạ)
3 nén hương: Theo đạo Phật còn được gọi là Tam Bảo hương. Cái gọi là Tam Bảo, chính là Phật, Pháp, Tăng, trong đó Pháp chính là kinh Phật, còn Tăng là người xuất gia.
Con số 3 thì có nhiều quan niệm khác nhau: đó có thể là Tam bảo (Phật - Pháp - Tăng), Tam giới (Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới), Tam thời (Quá khứ - Hiện tại - Vị lai), Tam vô lậu học (Giới - Định - Tuệ).
Mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng 2023 gồm những gì?
Theo chuyên gia phong thủy Bùi Quang Minh, ngày Rằm tháng Giêng các gia đình thường chuẩn bị 2 lễ cúng: Lễ cúng Phật và lễ cúng gia tiên. Ngoài ra, có thể lập đàn tràng tại gia để làm lễ giải hạn.
Lễ cúng Phật Rằm tháng Giêng 2023
Bởi là lễ cúng Phật nên mâm cỗ cúng sẽ không có các món mặn mà thay vào đó là các món ăn chay tinh khiết:
- Bánh trôi nước
- Món xào chay
- Bát canh măng nấm hoặc là canh củ quả
- Hoa quả, chè xôi
- Các món đậu...
- Hương, hoa, đèn, nến.
Lễ cúng gia tiên Rằm tháng Giêng 2023
Các gia đình cần chuẩn bị mâm lễ mặn với đầy đủ các món ăn ngày Tết bao gồm:
- 4 bát gồm: Bát mọc, ninh măng, bát miến, bát bóng.
- 6 đĩa gồm thịt lợn (hoặc thịt gà), dưa muối, nem thính, giò chả, xôi và nước chấm.
- Hương, hoa.
- Vàng mã.
- Đèn nến.
- Trầu cau.
- Rượu.
Lưu ý:
- Lễ vật cúng Phật và lễ gia tiên cần phải để riêng.
- Tuyệt đối không để chung đồ lễ mặn, chay, hoa quả trên bàn thờ hoặc dùng lẫn lộn đồ cúng.
- Hoa quả có thể để ở ban trên, còn đồ cúng mặn nên kê thêm bàn để ở dưới sau đó thắp hương.
Ý nghĩa món ăn trong mâm lễ cúng Rằm tháng Giêng 2023
Bánh chưng
Bánh chưng chính là món ăn không thể thiếu trong mâm cúng Tết Nguyên tiêu. Bánh chưng tượng trưng cho trời, như một lời cầu vạn sự được vuông tròn trong năm mới.
Xôi gấc
Đĩa xôi gấc màu đỏ không chỉ tô điểm cho mâm cỗ Rằm tháng Giêng đẹp hơn, nổi bật hơn mà còn mang ý nghĩa của sự may mắn, mọi điều tốt đẹp.
Gà luộc
Gà luộc là món không thể thiếu trong mâm cúng Rằm tháng Giêng, hình ảnh gà trống còn chứa đựng nhiều ý nghĩa tốt đẹp.
Bánh trôi bánh chay
Bánh trôi bánh chay (chè trôi nước) cũng là món không thể thiếu trong mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng. Với mong muốn cho mọi việc quanh năm sẽ được trôi chảy, thông suốt.
Chân giò
Chân giò lợn khi cúng bằng tiếng Hán Việt gọi là trư túc, nhưng “trư” (lợn) đồng âm với “chư” (mọi thứ), còn “túc” (chân) còn có nghĩa là “sung túc, no đủ”. Với mong muốn cho năm mới được đầy đủ, sung túc hơn.
Hoa quả
Tùy theo vùng miền mà chuẩn bị mâm ngũ quả, hoa tươi. Mâm ngũ quả của người miền Nam thường gồm mãng cầu Xiêm, dừa, đu đủ, xoài, sung, với ý nghĩa “cầu sung túc vừa đủ xài”.
Còn mâm ngũ quả miền Bắc có thể bày hầu hết các loại quả, nhưng không thể thiếu chuối bởi những quả chuối bày lên mâm ngũ quả cong lên ôm lấy mang ý nghĩa đùm bọc.
Văn khấn Rằm tháng Giêng tại nhà
Bạn có thể tham khảo: Văn khấn Rằm Tháng Giêng 2023
Lưu ý khi cúng Rằm tháng Giêng 2023
- Không nên đốt quá nhiều vàng mã.
- Dọn dẹp ban thờ.
- Mua sắm đồ cúng lễ nên mua hoa tươi để dâng trên ban thờ, không dùng hoa quả giả. Hoa để dâng ban thờ thường là hoa cúc vàng, cúc vạn thọ, huệ trắng.
- Khi thắp hương, người dân thường thắp theo số lẻ, bởi số lẻ tượng trưng cho phần âm. Chỉ nên thắp từ 1 đến 3 nén hương trên mỗi bát hương.
- Chú ý khi thắp hương cần phải ăn mặc chỉnh tề, không mặc quần đùi, áo cộc hay ăn mặc luộm thuộm,...
- Đặc biệt khi khấn vái cần thành tâm, thể hiện sự tôn trọng với các vị phật, thần linh và tổ tiên.
Từ khóa » Hoa Quả Cúng Rằm Tháng Giêng
-
Rằm Tháng Giêng Cúng Hoa Quả Có được Không? Mâm ...
-
Cúng Hoa Quả Gì Vào Ngày Rằm Tháng Giêng để Cả Năm May Mắn ...
-
Gợi ý Các Loại Hoa Quả Cúng Rằm Tháng Giêng đúng Chuẩn
-
5 Loại Quả Cúng Rằm Tháng Giêng Cả Năm Tài Lộc 1 Thứ Xui Xẻo
-
Quả Gì Nên Cúng Lễ Ngày Rằm Tháng Giêng? - Báo Lao động
-
Gợi ý 5 Loại Quả Cúng Rằm Tháng Giêng để Cả Năm Hưởng Tài Lộc
-
Rằm Tháng Giêng Nên Cúng Hoa Quả Gì? - Báo Tuổi Trẻ Thủ Đô
-
Cúng Rằm Tháng Giêng, Thắp Hương Hoa Quả Gì để Cả Năm May Mắn ...
-
Ngày Rằm Tháng Giêng, Dâng Cúng Hoa Quả Gì để Cả Năm May Mắn ...
-
Rằm Tháng Giêng Nên Cúng Hoa Quả Gì để Cả Năm Hanh Thông, đón ...
-
Cúng Rằm Tháng Giêng, Thắp Hương Quả Gì để Cả Năm May Mắn, Tài ...
-
【1️⃣】 Rằm Tháng Giêng Cúng Hoa Quả Có được Không? Mâm ...
-
Top #10 Mâm Hoa Quả Cúng Rằm Tháng 8 Xem Nhiều Nhất, Mới ...