Mâm Ngũ Quả Miền Bắc: Ý Nghĩa, Cách Bày Và Sai Lầm Cần Tránh

1. Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết

Mâm ngũ quả ngày Tết là mâm có 5 loại trái cây khác nhau được các gia đình chuẩn bị đặt lên bàn thờ ngày Tết Nguyên đán. Thông qua từng loại trái cây mang theo ý nghĩa cầu mong, gửi gắm của các gia đình cho năm mới.

Ngũ (五, năm)

Khởi nguồn của chữ Ngũ trong mâm ngũ quả dựa vào thuyết ngũ hành: Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ. Đây đều là những biểu tượng của sự sống. Ý chỉ ngũ quả đại diện cho mỗi hành và tập trung đầy đủ các loại trái cây trong trời đất được dâng lên để thờ cúng. 

Đồng thời, 5 loại quả này không chỉ đại diện cho Ngũ hành mà còn đại diện cho Ngũ Phúc Lâm Môn: Phú - Quý -Thọ - Khang - Ninh. Ngoài thuyết ngũ hành, ngũ phúc lâm môn thì số 5 (Ngũ) còn ứng với nhiều quan niệm khác như: ngũ hành, ngũ cốc, ngũ quan, ngũ vị, ngũ tạng...

Quả

Các loại quả là biểu tượng và đại diện cho sự sung túc với hình tượng hình quả là vũ trụ, còn hạt bên trong là sao trời. Quả chính là ý chỉ to lớn bao trùm tất cả cùng sự sinh sôi, phát triển và tái sinh bất tận.

Tùy theo hình dáng, cấu tạo, màu sắc và tên gọi mà mỗi quả có ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết mang theo lời cầu mong của gia chủ. Cụ thể như quả:

  • Màu sắc lựu là màu đỏ: Đỏ là màu may mắn, phú quý.

  • Cấu tạo của trái lựu: Hình tròn có nhiều hạt với ý chỉ nhiều con, nhiều cháu.

Mâm ngũ quả ngày Tết cần phải có những loại quả gì?

2. Mâm ngũ quả miền Bắc

Như bạn đã biết, tùy theo văn hóa và tập quán vùng miền mà mâm ngũ quả sẽ có sự khác biệt. Một số quả có thể sẽ vô cùng ý nghĩa tại miền Bắc nhưng lại không được lòng miền Nam và miền Trung.

Các loại quả sử dụng trong mâm ngũ quả

Mâm ngũ quả miền Bắc thông thường là: chuối, bưởi, hồng, đào, quýt, lê... Trong đó, chuối luôn là loại quả cần có ở mọi mâm ngũ quả miền Bắc. Hình dáng nải chuối cong nhẹ ôm lấy các loại trái cây khác mang theo ý nghĩa đùm bọc, sum vầy hạnh phúc. Hơn nữa 1 nải chuối sẽ bao gồm nhiều quả chuối cũng thể hiện sự sinh sôi, con cháu đầy đàn.

So sánh mâm ngũ quả miền Bắc với miền Nam và Trung

So với các mâm ngũ quả miền Nam và miền Trung, mâm ngũ quả miền Bắc không bị ràng buộc phong tục và khắt khe trong chọn lựa ngũ quả. Miễn là các loại quả có hình dáng đẹp, số lượng nhiều như chuối, lựu, na với ý nghĩa sinh sôi phát triển và có màu sắc ứng với phong thủy ngũ hành.

Cách bày mâm ngũ quả của người miền Nam

Còn với mâm ngũ quả miền Nam sẽ lại kị chuối (đọc giống “chúi nhủi”), lựu (“lựu đạn”), cam (“cam chịu”)...

Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc

Mâm ngũ quả của miền Bắc có nhiều loại trái cây đặc trưng khác biệt và cách bày biện cũng khác nhiều so với mâm ngũ quả của 2 vùng miền còn lại. Để có được một mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc đúng chuẩn, bạn có thể tham khảo cách bày đơn giản nhưng vẫn đầy đủ như sau.

Mâm ngũ quả miền Bắc đòi hỏi các loại trái cây như chuối xanh, dứa, ớt, bưởi, đào, táo, quýt, phật thủ,... Những loại trái cây này có màu sắc rực rỡ, đảm bảo phong thủy, ngũ hành. 

Để bày mâm ngũ quả theo miền Bắc, bạn cần chuẩn bị một nải chuối xanh (chuối phải xanh để tượng trưng cho sự sum tụ vui vầy) đặt phía dưới cùng của mâm theo hướng lên trên để đỡ các loại trái cây khác. Ở giữa thường sẽ bày các loại trái có kích thước to một chút như phật thủ hoặc bưởi, mãng cầu,... Xung quanh trái ở giữa sẽ bày thêm các trái nhỏ như hồng, đào, táo, quýt,... Với các chỗ trống, nếu không thích có thể xen kẽ thêm ớt hoặc quất đều được.

3. Một số loại quả khác có thể thêm vào mâm ngũ quả miền Bắc

  • Lê: Ngọt thanh, vạn sự thuận lợi, gặt hát quả ngọt.

  • Lựu: Nhiều hạt với ý nghĩa đông con nhiều cháu.

  • Đào: Lộc trời, Tuổi thọ, Sức khỏe dồi dào.

  • Phật thủ: Hình dạng giống bàn tay Phật, che chở gia đạo hạnh phúc, tránh các điều không may.

  • Táo( táo tây, táo ta, táo tàu): Phú quý, giàu sang.

  • Hồng: Hồng phát, thành đạt.

  • Bưởi: Thơm tho, đẩy lùi xui xẻo mang đến năng lượng tươi mới, may mắn cho gia đình.

  • Nải chuối: Bao bọc, che chở, con cháu đầy đàn.

  • Na / Mãng cầu: Cầu chúc mọi sự như ý năm mới.

  • Trứng gà (Lê ki ma): Lộc trời cho.

  • Cam, quất: Đọc theo âm Hán sẽ gần giống với chữ “cát” - Đại Cát , Cát tường với ý nghĩa sung túc, ăn nên làm ra.

  • Thanh Long: Thăng tiến như rồng bay lên trời.

>>> Xem thêm chi tiết: Những loại quả nào không nên bày mâm ngũ quả

4. Những lưu ý kiêng kỵ khi chuẩn bị mâm ngũ quả ngày Tết

Sau đây là những điều nên và các sai lầm khi bày mâm ngũ quả ngày Tết:

  • Nên chọn hoa quả có màu sắc khác nhau tương ứng với thuyết ngũ hành càng tốt

  • Nên chọn loại quả có hương vị ngọt ngào, thơm tho và không chọn quả có vị đắng, cay.

  • Không bày hoa quả đã chín già

  • Không chọn hoa quả nặng mùi có gai như sầu riêng.

  • Sau khi mua về và rửa sạch, phải dùng khăn lau thật khô để tránh bày hoa quả ướt lên mâm.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn biết cách chuẩn bị mâm ngũ quả miền Bắc chỉn chu là như thế nào. Chúc bạn thực hiện thành công và có một năm mới thật an khang, thịnh vượng.

>>> Xem thêm:

  • Cách bày mâm ngũ quả

  • Những loại trái cây không nên bày bàn thờ ngày tết

  • Mâm cơm tất niên

Tác giả: Team Cleanipedia 

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Từ khóa » Hoa Quả Bày Mâm Ngũ Quả