Mẩn Ngứa ở Trẻ: Nằm Lòng Kiến Thức để Chẩn Bệnh Cho Con

Tình trạng mẩn ngứa ở trẻ kéo dài hoặc thường xuyên xuất hiện khiến nhiều bố mẹ lo lắng. Trong tình huống này, bố mẹ cần trang bị kiến thức để phát hiện sớm nguyên nhân và cách điều trị khi trẻ xuất hiện mẩn ngứa trên da.

5/5 - (373 bình chọn)
  1. 1. Vì sao bé hay bị nổi mẩn ngứa
  2. 2. Nguyên nhân gây mẩn ngứa ở trẻ
    1. 2.1 Dị ứng với thuốc hoặc kem bôi ngoài da
    2. 2.2 Mẩn ngứa do trẻ bị nhiễm giun
    3. 2.3 Ứ đọng độc tố
  3. 3. Mẩn ngứa ở trẻ là bệnh gì?
    1. 3.1 Nổi mề đay gây mẩn ngứa ở trẻ
    2. 3.2 Bệnh viêm da dị ứng
    3. 3.3 Mẩn ngứa do viêm da tiếp xúc
    4. 3.4 Mẩn ngứa do bé bị bệnh ghẻ
    5. 3.5 Bệnh tay chân miệng
    6. 3.6 Viêm màng não gây phát ban, mẩn ngứa
  4. 4. Triệu chứng mẩn ngứa ở trẻ
  5. 5. Nổi mẩn ngứa ở trẻ có nguy hiểm không?
  6. 6. Làm gì khi trẻ bị mẩn ngứa?
  7. 7. Một số bài thuốc dân gian chữa mẩn ngứa cho trẻ tại nhà
    1. 7.1 Giảm mẩn ngứa bằng lá trầu không
    2. 7.2 Giảm mẩn ngứa cho bé bằng lá khế
    3. 7.3 Sử dụng dầu dừa
  8. 8. Điều trị mẩn ngứa ở trẻ bằng thuốc
  9. 9. Bố mẹ cần lưu ý gì để điều trị và phòng ngừa mẩn ngứa cho bé

1. Vì sao bé hay bị nổi mẩn ngứa

Trẻ em là đối tượng có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên dễ bị tấn công bởi các yếu tố bên ngoài môi trường như thời tiết, ô nhiễm, vi khuẩn, virus… Khi các tác nhân này xâm nhập vào bên trong cơ thể sẽ kích thích tạo Histamin – Chất trung gian hóa học trong các phản ứng dị ứng. Điều này có thể khiến trẻ bị nổi mẩn ngứa khắp người.

mẩn ngứa ở trẻ

Nổi mẩn ngứa thường gặp ở những bé có cơ địa nhạy cảm, hoặc những bé được sinh ra trong gia đình có tiền sử mắc các bệnh lý miễn dịch. Trẻ sơ sinh là đối tượng chịu tác động nhiều nhất nên dễ xuất hiện tình trạng này. Mẩn ngứa ở bé tập trung phần nhiều ở vùng mặt, lưng, bụng, tay, chân…

2. Nguyên nhân gây mẩn ngứa ở trẻ

Ở trẻ nhỏ thường chức năng gan còn yếu, hiệu quả thải độc hạn chế. Do đó, dễ phản ứng và chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài.

nguyên nhân mẩn ngứa ở trẻ

Một số yếu tố khiến trẻ dễ bị mẩn ngứa, cha mẹ cần đặc biệt chú ý:

2.1 Dị ứng với thuốc hoặc kem bôi ngoài da

Một số loại thuốc uống có thể khiến trẻ bị dị ứng dẫn đến đau bụng, sốt kèm theo phát ban nổi mẩn ngứa. Thành phần của một số loại kem bôi da cũng là nguyên nhân gây mẩn ngứa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

2.2 Mẩn ngứa do trẻ bị nhiễm giun

Một số loại giun sán, ký sinh trùng… sống ký sinh và gây bệnh trong đường ruột cũng có thể là nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa, sốt, buồn nôn. Một số trẻ xuất hiện thêm cả mẩn ngứa trên cơ thể.

2.3 Ứ đọng độc tố

Chức năng gan yếu khó, ảnh hưởng tới việc chuyển hóa và đào thải độc tố. Các chất chuyển hóa trong thức ăn, độc tố lâu ngày ứ đọng lại, không được đào thải hết có thể gây nóng trong, nhiệt độc phát tán qua da hình thành mẩn ngứa, bong tróc ngoài da.

3. Mẩn ngứa ở trẻ là bệnh gì?

Trẻ xuất hiện mẩn ngứa có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý về da mà bố mẹ cần chú ý. Một số bệnh lý điển hình khiến trẻ bị mẩn ngứa có thể kể đến như:

3.1 Nổi mề đay gây mẩn ngứa ở trẻ

Mề đay là một dạng phát ban ngứa, gây ảnh hưởng đến một vài bộ phận của cơ thể hoặc lan ra trên diện rộng. Nguyên nhân gây nổi mề đay có thể do tiếp xúc với các chất gây kích ứng như phấn hoa, lông động vật… Trẻ bị nhiễm vi khuẩn, virus, nấm… cũng là nguyên nhân dẫn đến mề đay.

Xem thêm Nổi mề đay – 5 nguyên nhân phổ biến và cách điều trị hiệu quả

3.2 Bệnh viêm da dị ứng

Viêm da dị ứng hay viêm da cơ địa là một bệnh lý tổn thương da mạn tính khiến da bị khô, xuất hiện các nốt mẩn ngứa. Bệnh có tính chất dễ tái phát, gây ngứa, khó chịu cho trẻ nhỏ.

Nguyên nhân gây bệnh phải kể đến yếu tố di truyền trong gia đình, bẩm sinh có cơ địa dễ dị ứng hoặc xuất hiện do sự thay đổi của thời tiết…

man ngua o tre la benh gi

3.3 Mẩn ngứa do viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc xảy ra do một số hóa chất tiếp xúc trực tiếp với da dẫn đến phát ban gây ngứa. Bệnh có thể khỏi trong khoảng 2-4 tuần nếu không tiếp xúc với nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên trong một số trường hợp, viêm da tiếp xúc có thể kéo dài và phát triển thành mạn tính.

3.4 Mẩn ngứa do bé bị bệnh ghẻ

Ghẻ là một tình trạng da dễ lây lan, ngứa dữ dội. Bệnh lây truyền thông qua việc tiếp xúc hoặc qua quần áo, chăn chiếu dính trứng ghẻ hoặc cái ghẻ. Triệu chứng là các ban đỏ trên da, thường thấy ở lòng bàn tay và bàn chân. Ở trẻ sơ sinh, mụn nước thường thấy ở lòng bàn chân.

3.5 Bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm phổ biến, dễ lây lan ở trẻ nhỏ. Bệnh gây loét miệng và xuất hiện các đốm và mụn nước trên lòng bàn tay, bàn chân. Sau khi nhiễm bệnh, hệ thống miễn dịch của trẻ sẽ tự động chống lại virus. Nếu ở giai đoạn nhẹ, bệnh có thể tự khỏi trong khoảng 7-10 ngày và có thể bị tái nhiễm nhiều lần.

3.6 Viêm màng não gây phát ban, mẩn ngứa

Viêm màng não là tình trạng nhiễm trùng các màng bảo vệ bao quanh não và tủy sống (màng não). Một số trẻ khi bị viêm màng não sẽ xuất hiện tình trạng phát ban có dạng là nốt mụn nhỏ, màu đỏ. Sau đó, ban nhanh chóng lan rộng khắp cơ thể và có thể chuyển thành màu tím.

4. Triệu chứng mẩn ngứa ở trẻ

Các dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở bé có thể dễ dàng nhận biết trên da như:

  • Da trở nên khô sần, xuất hiện các mụn đỏ mọc thành đám hoặc rải rác.
  • Trẻ liên tục gãi, mẩn ngứa có thể vì thế mà lan ra xung quanh.
  • Mẩn ngứa có thể xuất hiện ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể, tập trung nhiều ở những vùng da nhạy cảm như mông, lưng, mặt, cổ…
  • Trẻ thường khó chịu, quấy khóc, lười bú, bỏ ăn…

5. Nổi mẩn ngứa ở trẻ có nguy hiểm không?

Đa số các trường hợp mẩn ngứa sẽ không quá nguy hiểm nếu mẹ sớm phát hiện và chăm sóc bé đúng cách. Tuy nhiên, ở một số trường hợp áp dụng sai phương pháp chăm sóc, vệ sinh và điều trị sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:biến chứng mẩn ngứa ở trẻ

Nhiễm trùng máu: Xảy ra khi xuất hiện các tổn thương hở, tạo điều kiện cho vi khuẩn, ký sinh trùng xâm nhập gây viêm nhiễm, có thể dẫn đến nhiễm trùng máu.

Viêm mủ màng phổi (viêm phổi tụ cầu): Lượng lớn vi khuẩn tấn công vào phổi dẫn đến phổi tạo nhiều dịch và bọt khí hơn bình thường. Khi lượng dịch này tăng lên sẽ khiến bóng khí vỡ ra, trẻ cảm thấy khó thở. Biến chứng này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển trong lâu dài của trẻ.

Tràn mủ màng tim: Một số trường hợp vi khuẩn có thể xâm nhập và gây viêm màng tim. Điều này khiến tim bị chèn ép, khó co bóp để đẩy máu đi nuôi cơ thể.

Viêm màng não mủ: Một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất của tình trạng nhiễm khuẩn do mẩn ngứa. Khi màng não bị nhiễm trùng nặng nề nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

6. Làm gì khi trẻ bị mẩn ngứa?

Trước khi sử dụng thuốc hay bất cứ cách điều trị nào, bố mẹ cần xác định được tác nhân khiến bé bị mẩn ngứa. Thông thường bé thường bị mẩn ngứa do sự thay đổi của thời tiết, môi trường, nguồn nước, hóa mỹ phẩm… Việc đầu tiên mẹ cần làm là cách ly bé khỏi những tác nhân này, bao gồm:

  • Giữ ấm cho trẻ khi thời tiết chuyển lạnh động ngột. Thường xuyên lau mồ hôi, vệ sinh cơ thể bé sạch sẽ trong ngày thời tiết nắng nóng.
  • Kiểm tra lại các loại kem bôi da, thuốc, sữa tắm, dầu gội mới dùng gần đây của bé.
  • Cách ly bé với các dị nguyên như thảm, khăn trải bàn có nhiều bụi bặm, phấn hoa…
  • Lựa chọn nguồn nước sạch để tắm cho bé.

7. Một số bài thuốc dân gian chữa mẩn ngứa cho trẻ tại nhà

Để khắc phục tình trạng mẩn ngứa cho bé, mẹ có thể tham khảo một số bài thuốc dân gian như:

7.1 Giảm mẩn ngứa bằng lá trầu không

Trầu không có vị cay, tính ấm, có khả năng hỗ trợ chống viêm và kháng khuẩn. Loại lá này thường được dùng trong các bài thuốc dân gian trị mẩn ngứa cho cả người lớn và trẻ em.

tắm lá trầu không chữa mẩn ngứa

Trầu không giúp hỗ trợ kháng viêm và nhiễm khuẩn hiệu quả

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch 5 lá trầu không, ngâm với nước muối loãng khoảng 10 phút.
  • Cắt nhỏ lá cho vào nồi nước đang sôi, để tầm 15 phút.
  • Đổ nước ra chậu đợi nước nguội bớt rồi tắm cho trẻ để giảm mẩn ngứa.

7.2 Giảm mẩn ngứa cho bé bằng lá khế

Trong Đông y, lá khế có tác dụng lợi tiểu, tán nhiệt độc. Loại lá này được nhiều bậc cha mẹ hái nấu thành nước tắm để chữa mẩn ngứa cho con nhỏ.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch một nắm lá khế.
  • Vò nhẹ cho vào nồi cùng 2 lít nước đun sôi.
  • Nước sôi khoảng 5-10 phút thì tắt bếp chắt lấy nước pha loãng để tắm cho bé.

7.3 Sử dụng dầu dừa

Dầu dừa không chỉ giúp dưỡng ẩm mà còn có khả năng làm dịu những nốt mẩn ngứa trên da, hỗ trợ phòng ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập. Mặt khác, hàm lượng acid amin, vitamin E cao trong dầu dừa sẽ góp phần phục hồi các tổn thương trên da cho bé.

Cách thực hiện:

  • Thoa 1 lớp mỏng dầu dừa lên da bé.
  • Đợi khoảng 15 phút rồi dùng khăn mềm lau sạch.
  • Nên bôi khi bé vừa tắm xong. Ngày có thể bôi 2 lần.

8. Điều trị mẩn ngứa ở trẻ bằng thuốc

Sử dụng thuốc điều trị mẩn ngứa cho trẻ chỉ áp dụng trong trường hợp vừa và nặng, đồng thời phải có chỉ định từ bác sĩ. Một số loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định điều trị như:

  • Thuốc kháng Histamin: Loratadin, Desloratadin, Cetirizin… Giúp ngăn chặn sự giải phóng histamin dẫn đến mẩn ngứa.
  • Thuốc chống viêm, giảm ngứa chứa Corticoid như Betamethasone, Dexamethasone, Fluocinolone, Triamcinolone…
  • Trong trường hợp viêm nặng, đe dọa xuất hiện biến chứng, bác sĩ có thể kê Hydrocortison, Prednisolon…
  • Nhóm thuốc Crotamiton (Crotamiton 10%, kem Eurax…): Thuốc dạng mỡ, bôi ngoài da giúp giảm ngứa, giảm gãi, hạn chế trầy xước, bội nhiễm cho trẻ.

thuốc bôi giảm mẩn ngứa cho bé

Khi sử dụng thuốc cho trẻ cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn. Sau khi dùng thuốc nếu trẻ xuất hiện dấu hiệu bất thường cần báo cho bác sĩ hoặc đứa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.

9. Bố mẹ cần lưu ý gì để điều trị và phòng ngừa mẩn ngứa cho bé

Để giữ cho trẻ luôn có một làn da khỏe mạnh, tránh tái phát tình trạng mẩn ngứa, bố mẹ cần chú ý:

  • Giữ da và cơ thể bé luôn khô ráo, thoáng mát, tránh tình trạng ẩm ướt.
  • Tạo thói quen cho trẻ ngủ đúng giờ, đủ giấc, thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và làn da của trẻ.
  • Lựa chọn quần áo mềm mịn, chất liệu thông thoáng, khả năng thấm hút mồ hôi tốt.
  • Vệ sinh, tắm rửa cho trẻ hàng ngày. Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da dành riêng cho trẻ nhỏ.
  • Cho trẻ uống nhiều nước để tránh khô da.
  • Tránh lạm dụng các loại thuốc bôi ngoài da cho bé nếu không thực sự cần thiết.
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc động vật, chơi tại những chỗ ẩm ướt, bụi bặm…

Trang bị kiến thức liên quan đến mẩn ngứa cũng như các bệnh về da ở trẻ nhỏ sẽ giúp bố mẹ chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe cho con. Để lại bình luận hoặc gọi 0343.44.66.99 để được tư vấn kỹ hơn.

XEM THÊM:

  • Mẩn ngứa toàn thân – Nguyên nhân và cách điều trị tốt nhất
  • Chưa biết mẩn ngứa sau sinh do đâu? Xem ngay bài viết này
  • [Cẩm nang] 13 loại lá tắm chữa mẩn ngứa hiệu quả từ lần đầu sử dụng

Từ khóa » Em Bị Ngứa