Mẩn Ngứa Sau Sinh – Nguyên Nhân Không Ngờ Và điều Trị An Toàn
Có thể bạn quan tâm
Mẩn ngứa không chỉ xuất hiện trong thai kỳ mà còn “làm phiền” phụ nữ cả sau khi sinh. Việc tìm ra nguyên nhân gây mẩn ngứa sau sinh sẽ giúp lựa chọn được phương pháp điều trị hiệu quả.
5/5 - (716 bình chọn)- 1. Mẩn ngứa sau sinh là gì?
- 2. Dấu hiệu nổi mẩn ngứa sau sinh
- 3. Nguyên nhân nổi mẩn ngứa sau sinh
- 3.1. Thay đổi nội tiết tố gây mẩn ngứa sau sinh
- 3.2. Chế độ sinh hoạt thiếu khoa học
- 3.3. Căng thẳng sau sinh
- 3.4. Mề đay mẩn ngứa sau sinh do dị ứng
- 3.5. Nhiễm trùng
- 3.6. Suy giảm chức năng gan gây mẩn ngứa sau sinh
- 4. Mẩn ngứa sau sinh bao lâu thì hết?
- 5. Sau sinh bị nổi mẩn ngứa có nguy hiểm không?
- 6. Khi nào cần tới gặp bác sĩ?
- 7. Cách điều trị mẩn ngứa sau sinh
- 7.1. Thuốc Tây
- 7.2. Mẹo dân gian chữa mẩn ngứa sau sinh
- 8. Lưu ý dành cho người bệnh
1. Mẩn ngứa sau sinh là gì?
Đây là tình trạng xuất hiện các nốt đỏ trên da gây ngứa trong khoảng từ 1 – 3 tháng sau khi sinh. Mẹ sau sinh bị nổi mẩn ngứa là trường hợp không hiếm gặp. Nó có thể xảy ra với bất kỳ phụ nữ nào, ngay cả với người không có cơ địa dễ dị ứng trước đó. Phụ nữ có thể bị mẩn ngứa sau sinh mổ và cả sinh thường.
2. Dấu hiệu nổi mẩn ngứa sau sinh
Triệu chứng của tình trạng này rất dễ nhận biết bởi nó biểu hiện ngay trên da. Đối với mỗi người có thể có một vài biểu hiện không giống với người khác.
– Hình dáng: Nốt nhỏ giống như vết châm kim, vết muỗi đốt hoặc to bằng đầu ngón tay út.
– Màu sắc: Màu hồng, đỏ hoặc màu da.
– Độ sần: Có thể phẳng hoặc sưng sần, mẩn ngứa nổi cục.
– Vị trí: Các nốt phát ban có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu trên cơ thể như: Da mặt mẩn ngứa sau sinh, nổi mẩn ngứa ở tay sau sinh, nổi mẩn ngứa khắp người sau sinh…
Đi kèm với tình trạng phát ban là cảm giác ngứa ngáy khó chịu, nóng rát, da khô.
3. Nguyên nhân nổi mẩn ngứa sau sinh
Có nhiều nguyên nhân khiến bà đẻ bị nổi mẩn ngứa sau sinh. Dưới đây là những lý do phổ biến.
3.1. Thay đổi nội tiết tố gây mẩn ngứa sau sinh
Cơ thể của phụ nữ sau khi sinh có nhiều biến đổi. Đặc biệt là sự mất cân bằng của nội tiết tố. Sau sinh, hàm lượng hormone estrogen giảm xuống so với trong thai kỳ. Đồng thời, hormone điều hòa sữa mẹ là prolactin tăng lên. Sự mất cân bằng này có thể dẫn đến biểu hiện trên da là các nốt sần đỏ, ngứa da đi kèm rụng tóc, nổi mụn trên mặt.
3.2. Chế độ sinh hoạt thiếu khoa học
Phụ nữ sau sinh thường được chăm sóc đặc biệt. Tuy nhiên, nhiều khi kiêng cữ thái quá có thể gây phản tác dụng. Đó là ăn uống kiêng khem quá mức, không được tắm gội thường xuyên, sinh hoạt lâu trong không gian bí bức… Thêm vào đó, nhu cầu đặc biệt của trẻ giai đoạn này khiến mẹ phải bận bịu nhiều hơn, không được ngủ đúng giờ, đủ giấc. Tất cả những điều này có thể là tác nhân làm bùng phát mẩn ngứa.
3.3. Căng thẳng sau sinh
Chăm sóc trẻ sơ sinh chưa bao giờ là việc nhẹ nhàng đối với các bà mẹ, đặc biệt là những người sinh con lần đầu. Việc lo lắng cho bé khiến mẹ căng thẳng kéo dài. Vấn đề về tâm lý này có thể gây phát ban trên da.
3.4. Mề đay mẩn ngứa sau sinh do dị ứng
Nếu sau sinh bị mẩn ngứa khắp người, bạn có thể nghĩ ngay tới khả năng bị dị ứng. Đối với phụ nữ đã từng bị dị ứng trước đây thì việc mang thai và sinh nở sẽ khiến phản ứng quá mẫn của cơ thể trở nên trầm trọng hơn. Tình trạng dị ứng mẩn ngứa sau khi sinh có thể xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với các tác nhân như phấn hoa, nấm mốc, lông vật nuôi, cao su, hóa chất…
Cũng không nên loại trừ khả năng dị ứng với thực phẩm và dị ứng thuốc. Ngoài ra, tác dụng phụ của thuốc gây mê, gây tê được sử dụng trong lúc “vượt cạn” cũng có thể là nguyên nhân gây nổi mề đay sau sinh.
3.5. Nhiễm trùng
Cơ thể phụ nữ mới sinh còn rất yếu. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể. Nhiễm trùng cũng có thể xảy ra trong quá trình chuyển dạ gây nhiễm trùng đường tiết niệu, nấm âm đạo… Từ đó có thể dẫn tới mẩn đỏ ngứa sau sinh.
3.6. Suy giảm chức năng gan gây mẩn ngứa sau sinh
Quá trình mang thai và sinh nở khiến gan phải hoạt động “hết công suất”. Chức năng lọc và đào thải chất độc của gan vì thế có thể bị suy giảm. Độc tố tích tụ trong máu sẽ dẫn tới phát ban trên da. Đi kèm với đó là các triệu chứng như: Sốt, vàng da, đầy hơi, mệt mỏi…
4. Mẩn ngứa sau sinh bao lâu thì hết?
Thời gian để các nốt mẩn ngứa trên da biến mất tùy thuộc vào tình trạng bệnh, nguyên nhân gây bệnh và thể trạng của mỗi người. Các triệu chứng mẩn ngứa có thể kéo dài vài giờ hoặc vài ngày nếu do dị ứng, yếu tố cơ địa. Đối với các nguyên nhân khác có thể kéo dài lâu hơn. Ngoài ra, nếu thể trạng của người bệnh tốt thì khả năng phục hồi sẽ nhanh hơn.
5. Sau sinh bị nổi mẩn ngứa có nguy hiểm không?
Tình trạng này gây khó chịu cho phụ nữ, đặc biệt giai đoạn mới sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu. Nó cũng ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày và việc chăm sóc bé của mẹ. Mẩn ngứa kéo dài có thể khiến mẹ bị căng thẳng, gây ảnh hưởng tới khả năng tiết sữa của mẹ.
Đối với tình trạng nhiễm trùng hoặc suy giảm chức năng gan cần được điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm khác. Cụ thể là: Nhiễm trùng da, phù mạch, mất ngủ triền miên, sốc phản vệ…
6. Khi nào cần tới gặp bác sĩ?
Cơ thể phụ nữ sau sinh rất nhạy cảm và những bất thường của mẹ có thể ảnh hưởng tới bé. Do đó, ngay khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường hoặc nổi mẩn ngứa nghiêm trọng, kéo dài, lặp đi lặp lại hãy tới gặp bác sĩ. Đặc biệt, nếu thấy các dấu hiệu đi kèm dưới đây hãy tìm tới sự trợ giúp y tế khẩn cấp:
– Sưng mặt, môi, lưỡi, thanh quản
– Khó thở
– Chóng mặt
– Ngất
– Vàng da
7. Cách điều trị mẩn ngứa sau sinh
Việc lựa chọn cách trị mẩn ngứa sau sinh nào còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này. Đối với những trường hợp nuôi con bằng sữa mẹ càng cần thận trọng hơn vì việc sử dụng thuốc có thể ảnh hưởng tới bé.
7.1. Thuốc Tây
Như trên đã đề cập, bác sĩ sẽ phải lựa chọn kỹ loại thuốc nào mà phụ nữ cho con bú có thể sử dụng để đảm bảo an toàn cho bé. Do đó, người bệnh tuyệt đối không tự ý dùng thuốc nếu không có chỉ định của bác sĩ và cân nhắc lợi ích và nguy cơ nếu phải sử dụng lâu dài. Một số loại thuốc trị ngứa sau sinh có thể được kê như:
– Thuốc kháng histamin: Loratadin, Cetirizine…
– Thuốc steroid dạng uống hoặc kem bôi: Prednisolone, Methylprednisolone…
– Kem dưỡng da từ thiên nhiên.
7.2. Mẹo dân gian chữa mẩn ngứa sau sinh
Bạn có thể tham khảo một số cách chữa mẩn ngứa sau sinh tại nhà dưới đây. Tuy nhiên, hiệu quả đạt được đối với mỗi người là khác nhau.
– Đắp gel nha đam tươi: Nha đam rửa sạch, bỏ vỏ, lấy phần thịt đem xay nhuyễn rồi đắp lên vùng da bị mẩn ngứa. Cách này giúp giảm bớt tình trạng sưng đỏ trên da.
– Tắm lá khế: Rửa sạch một nắm lá khế rồi cho vào nước đun sôi cùng một ít muối hạt. Lấy nước này để nguội rồi tắm. Nó sẽ giúp giảm các nốt mẩn đỏ, giảm ngứa.
– Uống trà hoa cúc: Loại trà này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm mát gan. Từ đó làm dịu cảm giác ngứa ngáy khó chịu, đem lại cảm giác thư giãn cho người bệnh.
8. Lưu ý dành cho người bệnh
Để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho quá trình hồi phục của cơ thể, hãy lưu ý một số vấn đề sau:
– Giữ vệ sinh cơ thể, tắm bằng nước ấm. Mặc quần áo rộng rãi, thấm mồ hôi tốt.
– Duy trì phòng ở thoáng mát.
– Không gãi, chà xát mạnh lên vùng da đang bị nổi mẩn ngứa.
– Không nên tiếp xúc với các tác nhân có thể gây dị ứng.
– Tranh thủ ngủ bất kỳ khi nào có thể. Nếu có thể hãy nhờ tới sự trợ giúp của người thân trong quá trình chăm sóc bé để có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn.
– Suy nghĩ tích cực, tránh căng thẳng. Có thể trò chuyện với người thân, bạn bè hoặc nghe nhạc để tinh thần thoải mái.
– Duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng. Không nên kiêng khem quá mức, ngược lại cũng không nên ăn uống quá độ.
Hiện tượng mẩn ngứa sau sinh có thể xuất hiện thoáng qua hoặc kéo dài. Khi gặp phải tình trạng này mẹ không nên quá lo lắng, hốt hoảng. Hãy xem xét tất cả nguyên nhân có thể gây ra tình trạng này. Tốt nhất hãy tới gặp bác sĩ để xác định chính xác lý do. Những thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, không thay thế chỉ định của bác sĩ.
XEM THÊM
- Lý do bị mẩn ngứa về đêm và cách xử lý
- Tham khảo 20 mẹo dân gian chữa nổi mề đay tại nhà
- Gợi ý 9 loại lá dùng để tắm khi nổi mề đay
Từ khóa » Da Bị Sần Sau Sinh
-
Cách Chữa Da Mặt Bị Sần Sùi Sau Sinh - MarryBaby
-
Da Khô Sau Sinh: Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục Và Chăm Sóc ...
-
Sau Sinh Da Mặt Khô Ngứa, Sần Sùi Phải Làm Gì Cho Da Mặt đẹp?
-
Bà đẻ Phụ Nữ Sau Sinh Da Bị Khô Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
Những Vấn đề Về Da Sau Sinh - Bệnh Viện Từ Dũ
-
Tình Trạng Chung: Sau Khi Sinh Da Mặt Bị Khô Và Ngứa Là Làm Sao?
-
Sau Sinh Bị Dị ứng Nổi Mề đay - Vinmec
-
Vì Sao Sau Sinh Da Mặt Sần Sùi - Arganan
-
Sau Sinh Da Mặt Bị Khô Phải Làm Sao Cải Thiện Tránh Tình Trạng Lão Hóa?
-
Da Mặt Sần Sùi Sau Sinh Làm Sao để Khắc Phục? - NatuQueens
-
Sau Sinh Da Mặt Sần Sùi - Làm Sao để Lấy Lại Làn Da Mịn Màng Cho Mẹ?
-
Giải Pháp điều Trị Dị ứng Sau Sinh - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Nổi Mề đay Sau Sinh ảnh Hưởng đến Mẹ Và Bé Như Thế Nào?
-
Có Mẹ Nào Sinh Xong Da Mặt Bị Khô Sần Sùi Bong Tróc Ko ạ