Máng Cáp 200x100 Sơn Tĩnh điện Có Nắp Giá Rẻ Tại Hà Nội, HCM

1.Máng cáp 200×100 là gì?

Máng cáp là loại máng hình chữ U dùng để đỡ và dẫn hướng dây cáp điện trong tòa nhà, nhà máy. Hiện nay máng cáp được sử dụng rộng dãi và ngày càng phổ biến thay thế dần cho những hệ thống đỡ dây cáp điện cũ.

Máng cáp 200×100 là loại máng cáp có chiều rộng 200mm, chiều cao 100mm, chiều dài thông thường 2500 hoặc 3000mm. Loại máng này có thể được sản xuất từ nhiều loại vật liệu khác nhau và mỗi loại đều có ưu điểm riêng.

Máng cáp 200x100 sơn tĩnh điện

Máng cáp 200×100 sơn tĩnh điện

2. Phụ kiện máng cáp 200×100 bao gồm những gì?

Để lắp được hệ thống máng cáp hoàn chỉnh thì cần những loại sau:

2.1 Phụ kiện máng cáp chính

+ Máng cáp 200×100 dài 2500mm hoặc 3000mm tùy công trình. Ngoài ra với những chỗ thừa thiếu cần cắt bỏ hoặc nối thêm.

+ Cút T máng cáp hay được gọi là ngã 3 máng cáp là loại cút chuyển hướng giống hình chữ T

+ Cút L hay còn gọi co vuông máng cáp: là cút góc chuyển hướng ngang cùng mặt phẳng

+ Cút lên, cút xuống máng là cút chuyển hướng góc nhưng khác mặt phẳng

+ Cút thập máng cáp hay ngã 4 máng cáp dùng để chuyển hướng 4 góc khác nhau

+ Cút thu máng cáp có thể là kích thước to hơn về máng 200×100 hoặc từ máng 200×100 về kích thước nhỏ hơn. Loại này có thể làm cùng độ cao hoặc khác độ cao.

+ Cút Z máng cáp hay còn gọi giảm cấp máng cáp: giảm độ cao máng xuống

+ Cút chếch 135 độ với góc 135 độ dẫn hướng máng đi đúng bằng góc đó

2.2 Phụ kiện phụ trợ

+ Nối máng cáp H100 có chiều cao 100mm, chiều dài 150mm có thể đột 04 lỗ hoặc 06 lỗ tùy theo yêu cầu. Mục đích nối máng là nối những cây máng với nhau hoặc các cây máng với các cút.

+ Ecu+bu long+long đen: dùng để cố định điểm nối máng tiếp xúc với thân máng. Thông thường sử dụng loại M8 nhiều nhất ngoài ra có thể dùng theo yêu cầu

+ V đỡ máng dùng cho máng treo trần

+ Con sơn đỡ máng dùng cho máng đi ngang tường

+ U đỡ máng cho loại chạy dọc tường

+ Cùm treo máng hay quang treo máng dùng cho loại treo trần nhưng chỉ dùng 1 ty ren. Loại này thường dùng cho máng có kích thước nhỏ như máng : 50×50, 100×50, 100×100,…ngoài ra máng 200×100 vẫn có thể dùng được nếu máng mỏng và cùm treo làm dày.

+ Ty ren: thường dùng ty ren 8 hoặc ty ren 10 là chủ yếu. Dùng để treo giá đỡ máng lên trần.

Ngoài ra còn các loại tán rút, ecu khác…

Phụ kiện máng cáp điện 200x100

Phụ kiện máng cáp điện 200×100

3. Các loại máng điện 200×100 hiện nay

3.1 Máng điện 200×100 sơn tĩnh điện

Loại này được dùng nhiều nhất ở các công trình, một số ưu điểm chính loại này:

  • Dễ mua
  • Giá rẻ
  • Tuổi thọ cao
  • Dùng được ở nhiều môi trường khác nhau
  • Tính thẩm mỹ cao

Với những ưu điểm chính trên mà nó là lựa chọn hàng đầu với máng 200×100. Tuy nhiên với những môi trường ẩm ướt,gần biển, có tính axit hay có tính oxy hóa, hoặc chỗ có độ ăn mòn cao thì không nên sử dụng loại này.

Máng cáp điện 200x100 có nắp

Máng cáp điện 200×100 có nắp

3.2 Máng cáp điện 200×100 mạ kẽm

Loại máng này có giá rẻ nhất hiện nay, bề mặt màu kẽm nhìn đẹp mặt, giá thành rẻ cũng là ưu điểm loại này. Tuy nhiên loại này rất kén chọn địa điểm lắp đặt. Tuy nhiên ngoài máng mạ kẽm thường còn có các loại như tôn zam, tôn Hoa Sen thì giá các loại này lại không hề rẻ.

3.3 Máng 200×100 mạ kẽm nhúng nóng

Máng cáp loại này có thể dùng hầu hết các công trình. Sau quá trình mạ nhúng nóng thì bề mặt máng cáp sẽ có 1 lớp kẽm kém mịn vì thực tế nó hơi gợn sần sùi. Đây cũng là nhược điểm vì nó không được bắt mắt cho lắm. Tuy nhiên loại này rất bền, thường được lắp đặt môi trường gần biển là chủ yếu. Và đương nhiên giá cũng không rẻ, nhưng so với công năng lắp đặt thì rất hợp lý.

3.4 Máng cáp inox 200×100

Đây là loại có thể lắp được ở mọi môi trường hiện nay. Nó là lựa chọn hàng đầu và duy nhất tại các địa điểm có thời tiết khắc nghiệt nhất. Nó có thể được lắp ở gần biển, phòng sạch, nhà máy hóa chất, nơi gần nước, ngoài trời,….Giá loại này là đắt nhất trong các loại máng cáp. Thông thường có các loại inox chính hay được sử dụng làm máng: inox 201, inox 304, inox 316. Loại inox 201 và 304 có giá rẻ hơn mà vẫn đáp ứng được các yêu cầu nên rất thông dụng.

Xem thêm:

  • https://cokhitr.com/san-pham/tu-dien-inox-304-600x500x300/
  • https://cokhitr.com/san-pham/thang-cap-200×100-son-tinh-dien-khong-nap/
  • https://cokhitr.com/nha-san-xuat-vo-tu-dien-cong-nghiep-tphcm-gia-re-chat-luong/
  • https://cokhitr.com/bang-gia-ke-de-binh-chua-chay/
  • https://cokhitr.com/danh-muc/tu-dien/tu-dien-ngoai-troi/

4. Những loại độ dày thông dụng với máng cáp điện 200×100

4.1 Máng cáp 200x100x0.8

Khi vật liệu càng mỏng thì giá thành máng càng rẻ, chính vì thế độ dày 0.8mm giúp tiết kiệm chi phí của công trình. Tuy nhiên loại độ dày 0.8mm với kích thước 200×100 là tương đối mỏng. Nó chỉ nên sử dụng khi máng đỡ ít dây điện hoặc các dây điện nhỏ. Hơn nữa giá đỡ máng phải dùng loại dày, chắc chắn để đảm bảo máng được cố định và không gây nguy hiểm

4.2 Máng cáp 200x100x1.0

1.0mm cũng có thể được sử dụng nhiều cho máng 200. Nó có giá cao hơn máng dày 0.8mm một chút. Tuy nhiên bù lại nó chắc chắn hơn, máng nhìn đẹp hơn, tính thẩm mỹ cao.

4.3 Máng cáp 200x100x1.2

Đây là độ dày lý tưởng với kích thước này. Hầu hết các khách hàng khi liên hệ hỏi loại máng này thì chúng tôi đều khuyên nên sử dụng độ dày 1.2mm. Loại máng như thế này sẽ khỏe hơn rất nhiều, chắc chắn. Khi cần vào cây máng cảm giác chắc tay, không quá mỏng như máng 0.8mm hoặc 1.2mm. Giá của loại này cũng rất hợp lý để quý khách hàng đưa vào dự toán công trình cũng như lắp đặt.

4.4 Máng cáp 200x100x1.5

Với những công trình có máng 200×100 mà cần đỡ nhiều dây cáp điện, đặc biệt dây cáp nặng thì nên dùng 1.5mm. Ở tất cả các loại máng với các kích thước khác nhau thì lựa chọn 1.5mm là vô cùng tốt. Tuy nhiên tùy theo thực tế công trình, tùy theo kích thước để giảm độ dày, từ đó giảm giá để tiết kiệm chi phí, như vậy sẽ hợp lý hơn. Điểm lưu ý đặc biệt là khi dùng máng cáp mạ kẽm nhúng nóng thì nên làm tôn 1.5mm trở lên để tránh trường hợp máng bị cong do nhiệt từ bể mạ rất cao.

Báo giá máng cáp 200x100 giá rẻ nhất theo yêu cầu

Báo giá máng cáp 200×100 giá rẻ nhất theo yêu cầu

Có thể bạn đang cần:

  • Tủ chữa cháy trong nhà sơn tĩnh điện
  • Tủ điện điều khiển thang máy
  • Thang cáp 300×100 sơn tĩnh điện

5. Báo giá máng cáp 200×100 sơn tĩnh điện tại Hà Nội, HCM

Giá máng cáp sơn tĩnh điện phụ thuộc vào nhiều yếu tố như số lượng máng, máng có nắp hay không, độ dày bao nhiêu. Giá dao động trong khoảng 60.000-230.000/m tùy theo loại, số lượng và yêu cầu.

Quý khách hàng có thể tham khảo đầy đủ báo giá máng cáp sơn tĩnh điện tại đây.

Ngoài các loại máng cáp T&R còn sản xuất hệ thống thang cáp điện, tủ điện, trạm kios, tủ điện inox theo yêu cầu và các loại tủ phòng cháy chữa cháy cung cấp cho công trình. Mọi sản phẩm do chúng tôi sản xuất đều có chất lượng cao, giá hợp lý, đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn khó nhất.

Để được tư vấn và hỗ trợ báo giá, quý khách hàng vui lòng liên hệ:

Ms.Oanh – 0918409065 Email: [email protected] Địa chỉ nhà máy: Xóm 3, Đồng Nhân, Đông La, Hoài Đức, Hà Nội Công Ty TNHH Kỹ Thuật T&R Việt Nam rất hân hạnh được hợp tác với Quý khách hàng!

Từ khóa » Giá Máng Cáp điện Có Nắp