Mang Giấy Tờ Gì để đi Khám ở Hà Nội Khi đang Giãn Cách? - Luật Sư X

Để phòng chống sự lây lan phức tạp của dịch Covid-19; Hà Nội đã và đang triển khai giãn cách toàn thành phố trong gần 1 tháng nay. Người dân chỉ được phép ra ngoài trong trường hợp cấp thiết và phải mang theo một số giấy tờ theo quy định. Vậy, người dân cần mang giấy tờ gì để đi khám ở Hà Nội khi đang giãn cách? Phòng tư vấn pháp lý của Luật sư X xin thông tin tới bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Chỉ thị 17/2021/CT-UBND

Nội dung tư vấn

Tình huống

Chào Luật sư X,

Tôi hiện đang có hộ khẩu thường trú tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Do bị suy thận cấp độ 2 nên tôi thường xuyên phải đi khám định kì; nhưng Hà Nội đã thực hiện giãn cách gần 1 tháng nay; nên tôi cũng bị hạn chế ra ngoài. Tôi được biết bây giờ ra đường phải có giầy đi đường,lịch trực, làm việc mới được đi. Vậy tôi đi khám bệnh thì có được ra ngoài không? Tôi cần mang giấy tờ gì để đi khám ở Hà Nội khi đang giãn cách?

Mong luật sư giải đáp!

Mang giấy tờ gì để đi khám ở Hà Nội khi đang giãn cách?

Trường hợp người dân đi khám định kỳ với các bệnh mãn tính

Đối với các bênh mãn tính như huyết áp, tiểu đường, tim mạch, suy thận hoặc phụ nữ đang trong thai kỳ; người đi khám cần mang theo các giấy tờ sau:

  • Sổ khám bệnh;
  • Thẻ BHYT;
  • Căn cước công dân;
  • Ngoài ra, công dân cũng cần tới trụ sở UBND xã, phường nơi cư trú để xin Giấy đi đường.

Trường hợp người dân đi khám mà có giấy hẹn tái khám của bệnh viện

Trường hợp đi khám mà có giấy hẹn của bệnh viện, công dân cần mang các loại giấy tờ sau:

  • Giấy hẹn tái khám của bệnh viện;
  • Sổ khám bệnh;
  • Thẻ BHYT;
  • Căn cước công dân.

Như vậy, trường hợp đã có giấy hẹn tái khám từ bệnh viện; công dân không cần xin cấp Giấy đi đường nữa.

Trường hợp người dân có vấn đề về sức khỏe cần được cấp cứu

Công dân nếu có dấu hiệu bất ổn nào về sức khỏe; đặc biệt là các dấu hiệu ho sốt đặc trưng của bệnh Covid-19 hoặc các tình trạng cấp cứu khác; công dân cần gọi ngay 115 để được Trung tâm cấp cứu 115 điều phối xe cấp cứu; và kíp cấp cứu đến sơ cấp cứu; cũng như chuyển bệnh nhân đến viện (nếu cần).

Ở trường hợp của bạn bị suy thận cấp độ 2; nếu bạn đã có giấy hẹn tái khám của bệnh viện thì chỉ cần mang 04 loại giấy tờ bao gồm: giấy hẹn tái khám; sổ khám bệnh;thẻ BHYT và căn cước công dân.

Trường hợp của bạn có hộ khẩu thường trú Hà Nội nên không cần xin giấy đi đường. Nếu công dân không có hộ khẩu thường trú/tạm trú Hà Nội; thuộc trường hợp phải đi khám định kì nhưng không có giấy hẹn tái khám; thì cần đến UBND xã, phường nơi cư trú để xin Giấy đi đường.

Ngoài ra, từ ngày 10/8/2021; UBND thành phố Hà Nội đã ra văn bản bãi bỏ quy định phải mang theo lịch trực, lịch làm việc ở cơ quan, doanh nghiệp. Bên cạnh đó, trường hợp của bạn là đi khám bệnh; không liên quan đến việc đi làm nên cũng khôn cần quan tâm đến loại giấy này.

Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!

Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Giấy đi đường được áp dụng cho nhóm đối tượng nào?

Giấy đi đường được áp dụng cho nhóm đối tượng sau:– Người dân di chuyển ra khỏi Hà Nội sau khi khám chữa bệnh;– Lực lượng công vụ, y tế, công nhân, lao động đang sinh sống tại khu vực ven đô, rút ngắn thời gian di chuyển vào thành phố.

Người dân di chuyển trong địa bàn Hà Nội tham gia giao thông vì nhu cầu thiết yếu là khám chữa bệnh vẫn phải xin giấy đi đường?

Còn trường hợp người dân di chuyển trong địa bàn Hà Nội; tham gia giao thông vì nhu cầu thiết yếu là khám chữa bệnh; theo nội dung Chỉ thị 17CT-UBND; thì không cần phải xin bất cứ một loại giấy phép nào.

Người dân đi khám bệnh được phép đi lại theo đúng lộ trình từ nhà tới cơ sở khám chữa bệnh cần mang giấy tờ gì?

Người dân đi khám bệnh được phép đi lại theo đúng lộ trình từ nhà tới cơ sở khám chữa bệnh; và chỉ cần mang theo các giấy tờ, bằng chứng thể hiện tình trạng bệnh; để trình bày tại các chốt kiểm soát, hỗ trợ lực lượng chức năng thi hành công vụ.

Trên đường đi khám bệnh về có được rẽ vào nhà người thân chơi?

Trên đường đi khám bệnh về, người dân không được rẽ vào nhà người thân chơi; vì đó không được coi là hoạt động thiết yếu. Người dân đi khám bênh trong thời gian giãn cách chỉ được phép đi lại theo đúng lộ trình từ nhà tới cơ sở khám chữa bệnh.

5/5 - (1 bình chọn)

Từ khóa » đi Khám Bệnh Cần Giấy Tờ Gì để Qua Chốt