Mạng Máy Tính Là Gì? Những Lợi ích Quan Trọng Của Mạng Máy Tính
Có thể bạn quan tâm
1. Mạng máy tính là gì?
1.1 Khái niệm mạng máy tính
Theo Wikipedia giải thích, mạng máy tính là mạng viễn thông kỹ thuật số, cho phép các nút mạng thực hiện quyền chia sẻ tài nguyên. Các thiết bị mạng máy tính sẽ trao đổi dữ liệu với nhau thông qua các kết nối giữa các nút mạng được thiết lập qua cáp mạng, cáp quang, wifi…
Nói một cách dễ hiểu, mạng máy tính là một hệ thống có từ 02 máy tính trở lên, được kết nối với nhau qua các đường truyền mạng nhằm giúp chia sẻ tài nguyên, trao đổi dữ liệu giữa các máy tính trong hệ thống dễ dàng hơn mà không cần sử dụng các thiết bị hỗ trợ bên ngoài như thẻ nhớ, USB, CD,…
Mạng máy tính bao gồm các thành phần chính sau:
- Các thiết bị đầu cuối: Máy tính, điện thoại, máy quét, máy in… các thiết bị này được kết nối với nhau qua thiết bị kết nối hoặc môi trường truyền dẫn. - Môi trường truyền dẫn: Gồm các thiết bị kết nối không dây như bộ truyền tín hiệu, bộ phát sóng, sóng điện từ…
- Thiế bị kết nối vật lý: Dây nối, modun,…. được kết nối trực tiếp từ thiết bị đầu cuối này sang thiết bị đầu cuối khác.
- Phần mềm cho phép thực hiện việc trao đổi thông tin giữa các máy tính: Là những ứng dụng, chương trình được cài đặt trên các thiết bị đầu cuối và có chức năng chia sẻ dữ liệu qua các đường truyền không dây.
1.2 Những thuật ngữ thường được dùng trong mạng máy tính
Khi sử dụng mạng máy tính, nếu không phải dân chuyên nghiệp, sẽ rất khó để hiểu rõ được ý nghĩa của các thuật ngữ, các từ viết tắt. Dưới đây là một số thuật ngữ hay gặp trong mạng máy tính:
LAN (Local Area Network) | Là mạng cục bộ, được cài đặt trong một phạm vi tương đối nhỏ (trong một phòng, một toà nhà, hoặc phạm vi của một trường học…) |
Broadcast | Được dùng để mô tả cách thức truyền tin được gửi từ 1 điểm đến tất cả các điểm khác trong cùng một mạng. |
DNS (Hệ thống tên miền Domain Name System) | Được sử dụng để chuyển từ tên trạm thành địa chỉ IP. |
Cookies | Là một file tạm được tự động tạo ra trong máy tính mỗi khi người dùng truy cập một trang web nào đó, nó sẽ lưu những thông tin liên quan đến cá nhân như tài khoản đăng nhập để sử dụng cho lần sau.
|
URL (Uniform Resource Locator) | Là địa chỉ của nguồn tài nguyên thống nhất của WEB. |
WWW (World Wide Web) | Là một dịch vụ đặc biệt cung cấp thông tin từ xa trên mạng Internet. Các tập tin văn bản được lưu trữ trên máy chủ sẽ cung cấp các thông tin và dẫn đường trên mạng cho phép người sử dụng dễ dàng truy cập các tập tin văn bản, đồ họa, âm thanh… |
HTML (Hypertext Markup Language) | Được dùng để xây dựng và cấu trúc lại các thành phần có trong Website hoặc ứng dụng, phân chia các đoạn văn, heading, links, blockquotes,… |
Data (Dữ liệu) | Là biểu diễn của thông tin và được thể hiện bằng các tín hiệu (signal) vật lý. |
Bit | Đơn vị dữ liệu |
Địa chỉ IP (Internet Protocol)
| Là địa chỉ mạng của hệ thống trên toàn mạng, còn được gọi là Logical Address (địa chỉ logic). |
Địa chỉ MAC | Là địa chỉ MAC hoặc địa chỉ vật lý xác định mỗi host. Nó được liên kết với Network Interface Card (NIC). |
2. Mạng máy tính hoạt động thế nào?
Sau khi đã hiểu rõ mạng máy tính là gì, cần tìm hiểu phương thức hoạt động của mạng máy tính. Theo đó, các thiết bị chuyên dụng như chuyển mạch, wifi và điểm truy cập sẽ tạo ra nền tảng cho mạng máy tính.
Sau đó, thiết bị chuyển mạch sẽ kết nối và giúp các máy tính, máy in, máy chủ và các thiết bị khác được bảo mật nội bộ với mạng trong gia đình hoặc tổ chức. Điểm truy cập là công tắc kết nối thiết bị với mạng mà không cần sử dụng cáp.
Bộ định tuyến sẽ kết nối mạng với các mạng khác và giữ vai trò phân tích dữ liệu được gửi qua một mạng, chọn các tuyến đường tốt nhất và gửi đến địa chỉ đích. Bộ định tuyến ngoài việc giúp kết nối mạng gia đình và doanh nghiệp của mỗi cá nhân với thế giới bên ngoài còn bảo vệ thông tin khỏi các mối đe dọa bảo mật bên ngoài.
3. Mạng máy tính đang phát triển ra sao?
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan Nhà nước đang hướng đến chuyển đối số. Do đó, sự phát triển của mạng máy tính càng đóng vai trò quan trọng. Một số loại kiến trúc mạng máy tính đang phát triển phải kể đến như:
- Phần mềm tự xác định (SDN): Kiến trúc mạng đang có xu hướng tự lập trình, tự động và mở hơn. Trong những mạng do phần mềm tự xác định, việc định tuyến lưu lượng được điều khiển tập trung thông qua các cơ chế dựa trên phần mềm, do đó giúp mạng phản ứng nhanh hơn với các điều kiện thay đổi.
- Dựa trên bộ điều khiển: Bộ điều khiển mạng có vai trò quan trọng đối với việc mở rộng và bảo mật mạng, đồng thời đơn giản hóa hoạt động và giúp tổ chức đáp ứng các yêu cầu kinh doanh thay đổi.
- Tích hợp đa miền: Các doanh nghiệp lớn có thể xây dựng các mạng riêng biệt, các mạng này giao tiếp với nhau thông qua bộ điều khiển. Các tích hợp liên mạng hoặc đa miền như vậy thường liên quan đến việc trao đổi các thông số hoạt động có liên quan để giúp đảm bảo đạt được các kết quả kinh doanh mong muốn trên các miền mạng.
- Dựa trên mục đích (IBN): Việc xây dựng mạng máy tính dựa trên nguyên tắc SDN không chỉ đem lại tốc độ mà còn thiết lập một mạng riêng. Qua đó, giúp đạt được các mục tiêu mong muốn nhờ vào tự động hóa các hoạt động một cách rộng rãi, phân tích hiệu suất, xác định các khu vực có vấn đề, cung cấp bảo mật toàn diện và tích hợp với các quy trình kinh doanh.
- Ảo hóa: Cơ sở mạng vật lý có thể được phân vùng một cách hợp lý và tạo ra nhiều mạng "bao phủ". Mỗi mạng logic này có thể được điều chỉnh để giúp đáp ứng các yêu cầu cụ thể về bảo mật, chất lượng dịch vụ và các yêu cầu khác.
>> Để hiểu rõ hơn về mạng máy tính là gì và các vấn đề pháp lý có liên quan, độc giả có thể gọi ngay đến số 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.
4. Có những loại mạng máy tính nào?
Mạng máy tính hiện được phân loại dựa trên 02 tiêu chí: Phân loại theo chức năng và phân loại theo mô hình kết nối.
4.1 Phân loại theo chức năng:
Có 03 mô hình mạng máy tính được sử dụng phổ biến:
4.1.1 Mô hình mạng ngang hàng
Với mô hình này, tất cả máy tính tham gia đều có vai trò tương tự nhau, mỗi máy đều có quyền cung cấp trực tiếp tài nguyên của mình đến với các máy tính khác. Đồng thời, cũng có thể sử dụng trực tiếp tài nguyên của các máy khác trong hệ thống mạng.
4.1.2 Mô hình khách - chủ
Với mô hình này, sẽ có 1 - 2 máy được chọn để làm nhiệm vụ quản lý và cung cấp các tài nguyên như: Chương trình, thiết bị, cữ liệu… Trong đó, máy tính nhận nhiệm vụ này được coi là máy chủ còn lại các máy sử dụng các tài nguyên được cung cấp thì được gọi là máy khách.
4.1.3 Mô hình mạng máy tính dựa trên nền website
Người dùng chỉ cần sử dụng một trình duyệt web bất kỳ và kết nối với Internet là đã có thể chia sẻ mọi dữ liệu hoặc xem phim, gửi tin nhắn,…
4.2 Phân loại theo mô hình kết nối
4.2.1 Mạng LAN (mạng cục bộ)
Là loại mạng được kết nối với các máy tính trong phạm nhỏ như: Văn phòng, phòng ngủ,… Để kết nối được với mạng LAN thì người dùng phải đạt đủ những yêu cầu mà mạng đưa ra bao gồm:
- Card giao tiếp mạng (NIC);
-Thiết bị truyền (có dây hoặc không dây).
4.2.2 Mạng WAN (mạng diện rộng)
Là loại mạng kết nối các máy tính có khoảng cách xa với nhau, trong phạm vi rộng như: Trong thành phố hay là một quốc gia… Các mạng LAN sẽ được kết nối với nhau bằng cách sử dụng đường dây của nhà cung cấp dịch vụ truyền tải cộng đồng.
Hiểu một cách đơn giản, khi hai hay nhiều LAN kết nối với nhau ta sẽ tạo ra mạng WAN và mạng WAN lớn nhất được thế giới công nhận hiện nay đó mạng Internet.
4.2.3 Mạng MAN
hay còn gọi là mạng đô thị liên kết từ nhiều mạng LAN qua dây cáp, các phương tiện truyền dẫn khác,... Đây là loại mạng có khả năng kết nối trong phạm vi lớn như trong một thị trấn, thành phố, tỉnh, được liên kết từ nhiều mạng LAN thông qua dây cáp, các phương tiện truyền dẫn khác.
Mô hình mạng MAN thường được dùng chủ yếu cho đối tượng là tổ chức, doanh nghiệp nhiều chi nhánh, nhiều bộ phận kết nối với nhau.
4.2.4 Mạng Intranet
Đây là loại mạng nội bộ mở rộng, theo đó người dùng bên trong có thể tìm thấy tất cả thông tin về nguồn lực của mình mà không cần đến công ty bên ngoài. Đặc biệt, mạng INTRANET bao gồm các mạng: Mạng LAN, WAN, MAN.
4.2.5 Mạng SAN
Đây là loại mạng cung cấp cơ sở hạ tầng tốc độ cao cho phép chuyển đổi dữ liệu nhanh chóng giữa các thiết bị và máy chủ. Cùng với đó, hiệu suất máy chủ của loại mạng này diễn ra rất nhanh và có sẵn các tính năng dự phòng, khoảng cách giữa các máy trong mạng SAN có thể lên tới 10km.5. Mạng máy tính đem lại những lợi ích gì?
Với những thông tin trên, bạn đọc đã phần nào nắm rõ mạng máy tính là gì cũng như cơ chế hoạt động, phân loại mạng máy tính. Dưới đây là một số lợi ích nổi bật của mạng máy tính đối với đời sống con người và hoạt động của doanh nghiệp.
5.1 Lợi ích đối với đời sống con người
Không thể phủ nhận rằng, mạng máy tính đã đem lại nhiều lợi ích đáng kể đối với đời sống của con người. Nhờ có mạng máy tính, con người có thể kết nối với nhau ở bất cứ nơi đâu và trong mọi hoàn cảnh. Theo đó, các tiện ích như trò chuyện trực tuyến, gửi tin điện tử, tra cứu thông tin cũng dần trở nên phổ biến và đa dạng hơn.
Bên cạnh đó, công nghệ ngày càng đổi mới đã tạo điều kiện cho con người kết nối điện thoại với mạng máy tính, qua đó dễ dàng trao đổi thông tin, cập nhật tin tức hàng ngày và có thể làm việc ở bất cứ đâu.
5.2 Lợi ích đối với các doanh nghiệp
Đối với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, mạng máy tính đóng vai trò vô cùng quan trọng, có thể kể đến một số lợi ích của mạng máy tính đối với sự vận hành của doanh nghiệp như:
- Góp phần giúp doanh nghiệp phát triển, cho phép lưu trữ dữ liệu kinh doanh quan trọng ở một vị trí tập trung, đồng thời cho phép các máy tính khác nhau trong mạng truy xuất dữ liệu từ vị trí chính.
- Cho phép nhân viên chia sẻ ý tưởng dễ dàng hơn và hoạt động hiệu quả hơn, làm tăng năng suất công việc và tạo thêm doanh thu cho công ty. Đặc biệt, mạng máy tính giúp các công ty quảng cáo, giới thiệu và cung cấp sản phẩm của họ cho ra ngoài phạm vị rộng.
- Giúp người quản lý và điều hành doanh nghiệp hoàn toàn có thể quản trị nhân viên cấp dưới và giám sát việc làm một cách chặt chẽ, hiệu quả hơn..
- Mạng máy tính cho phép san sẻ tài nguyên qua các thiết bị như máy in, máy scan, máy photocopy hay máy quét… Điều này giúp tiết kiệm chi phí, thời hạn cũng như sức lực lao động khi phải lặp đi lặp lại một thao tác trên quá nhiều máy tính .
Ngoài ra, lợi ích của mạng máy tính còn nằm ở chỗ chỉ cho phép san sẻ liên kết một Internet duy nhất, điều này giúp doanh nghiệp hoàn toàn có thể nâng cao bảo mật thông tin mạng cũng như giảm thiểu tối đa rủi ro đáng tiếc nếu như bí mật kinh doanh bị lộ ra ngoài…
6. Một số Tội liên quan đến sử dụng mạng máy tính và mức phạt
Không thể phủ nhận những ảnh hưởng tích cực mà mạng máy tính đem lại cho cuộc sống con người, tuy nhiên lại có không ít đối tượng lợi dụng sự phát triển của mạng máy tính và nhu cầu sử dụng của người dân để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật. Dưới đây là một số tội phạm liên quan đến sử dụng mạng máy tính.
6.1 Tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính
Theo quy định tại Điều 287 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017, hành vi cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính được hiểu là hành vi:
- Tự ý xóa, làm tổn hại hoặc thay đổi phần mềm, dữ liệu điện tử hoặc ngăn chặn trái phép việc truyền tải dữ liệu của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử; hoặc
- Có hành vi khác cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử.
Theo đó, người thực hiện một trong các hành vi trên có thể bị xử lý hình sự về Tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính nế phạm tội thuộc một trong các trường hợp:
- Thu lợi bất chính từ 50 - dưới 200 triệu đồng;
- Gây thiệt hại từ 100 - dưới 500 triệu đồng;
- Làm tê liệt, gián đoạn, ngưng trệ hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử từ 30 phút - dưới 24 giờ hoặc từ 03 lần - dưới 10 lần trong thời gian 24 giờ;
- Làm đình trệ hoạt động của cơ quan, tổ chức từ 24 giờ - dưới 72 giờ;
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Theo đó, mức phạt thấp nhất của Tội này là bị phạt tiền từ 30 - 200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng - 03 năm. Mức phạt tù cao nhất là từ 07 - 12 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:
- Đối với hệ thống dữ liệu thuộc bí mật nhà nước; hệ thống thông tin phục vụ quốc phòng, an ninh;
- Đối với cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia; hệ thống thông tin điều hành lưới điện quốc gia; hệ thống thông tin tài chính, ngân hàng; hệ thống thông tin điều khiển giao thông;
- Thu lợi bất chính từ 01 tỷ đồng trở lên;
- Gây thiệt hại từ 1,5 tỷ đồng trở lên;
- Làm tê liệt, gián đoạn, ngưng trệ hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử 168 giờ trở lên hoặc 50 lần trở lên trong thời gian 24 giờ;
- Làm đình trệ hoạt động của cơ quan, tổ chức 168 giờ trở lên.
6.2 Tội sử dụng mạng máy tính để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản
Theo khoản 1 Điều 290 Bộ luật Hình sự 2015, người nào sử dụng mạng máy tính để thực hiện một trong những hành vi sau đây có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội sử dụng máy tính để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản:
- Sử dụng thông tin về tài khoản, thẻ ngân hàng của cơ quan, tổ chức, cá nhân để chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản, chủ thẻ hoặc thanh toán hàng hóa, dịch vụ;
- Làm, sử dụng, tàng trữ, mua bán, lưu hành thẻ ngân hàng giả nhằm chiếm đoạt tài sản;
- Truy cập bất hợp pháp vào tài khoản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm chiếm đoạt tài sản;
- Lừa đảo trong thương mại điện tử, thanh toán điện tử, kinh doanh đa cấp, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn hoặc giao dịch chứng khoán qua mạng nhằm chiếm đoạt tài sản;
- Thiết lập, cung cấp trái phép dịch vụ viễn thông, internet nhằm chiếm đoạt tài sản.
Cũng theo Điều 290 Bộ luật Hình sự, mức phạt thấp nhất với tội này là phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng - 03 năm. Mức phạt cao nhất là phạt tù từ 12 năm - 20 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:
- Chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên;
- Gây thiệt hại từ 500 triệu đồng trở lên;
- Số lượng thẻ giả 500 thẻ trở lên.
6.3 Tội sử dụng mạng máy tính để đánh bạc
Sử dụng mạng máy tính để đánh bạc, tổ chức đánh bạc hiện nay diễn ra tương đối phổ biến. Theo hướng dẫn tại Công văn 196/TANDTC-PC sử dụng mạng máy tính để đánh bạc được hiểu là việc sử dụng mạng máy tính và các phương tiện điện tử để đánh bạc trực tuyến (hình thành nên các chiếu bạc online hoặc sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để tổ chức đánh bạc, gá bạc).
Trường hợp người phạm tội sử dụng mạng máy tính làm phương tiện để liên lạc với nhau (nhắn tin qua email, zalo, viber.... để ghi số đề, lô tô, cá độ đua ngựa...) mà không hình thành nên các trò chơi được thua bằng tiền hoặc hiện vật trực tuyến thì không thuộc trường hợp sử dụng mạng mạng máy tính để phạm tội.
Theo đó, người sử dụng mạng máy tính để đánh bạc có thể bị phạt tù từ 03 - 07 năm theo quy định tại khoản c điểm 2 Điều 321 Bộ luật Hình sự 2015.
Trên đây là các tội liên quan đến hành vi sử dụng mạng máy tính phổ biến, ngoài ra Bộ luật Hình sự còn quy định một số tội khác như: Tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính; Tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính; Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính…
Trên đây là toàn bộ giải đáp về mạng máy tính là gì? Nếu còn bất cứ vấn đề nào chưa rõ, bạn đọc có thể gọi đến tổng đài 1900.6192 của LuatVietnam để được hỗ trợ.
Từ khóa » Một Số Lợi ích Của Mạng Máy Tính
-
Những Lợi ích Mà Mạng Máy Tính Mang Lại - .vn
-
Mạng Máy Tính Là Gì? Nêu Một Số Lợi ích Của Mạng Máy Tính.
-
Mạng Máy Tính Là Gì? Những Lợi ích Của Mạng Máy Tính - GiaiNgo
-
Lợi ích Của Mạng Máy Tính Là Gì? - TopLoigiai
-
Mạng Máy Tính Là Gì? Nêu Một Số Lợi ích Chính Của Mạng Máy Tính?
-
Mạng Máy Tính Là Gì? Mang Lại Những Lợi ích Gì Cho Cuộc Sống?
-
Lợi ích Của Mạng Máy Tính Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Lợi ích Của Mạng Máy Tính Là Gì? Vai Trò đối Với Con Người?
-
Những Lợi ích Mà Mạng Máy Tính Mang Lại Cho Cuộc Sống
-
Mạng Máy Tính - Những Thông Tin Cần Biết để Xây Dựng Hệ Thống ...
-
Mạng Máy Tính Là Gì? Những Lợi ích Của Mạng Máy Tính đem Lại
-
Mạng Máy Tính Là Gì? Những Lợi ích Của Mạng Máy Tính - Ta
-
Mạng Máy Tính Là Gì? Hãy Nêu Các Lợi ích Của Mạng Máy Tính? - Lazi
-
Em Hãy Kể Thêm Các Lợi ích Của Mạng Máy Tính Mà Em Biết - Selfomy