Mang Thai đôi Là Gì? Tại Sao Lại Mang Thai đôi?

Tại sao lại mang thai đôi, làm thế nào để tăng khả năng mang thai đôi đang là những vấn đề được khá nhiều mẹ bầu quan tâm, tìm hiểu. Vậy cụ thể mang thai đôi là gì hay tại sao lại có hiện tượng này, chúng ta cùng đi tìm lời giải đáp chi tiết ở bài viết này bạn nhé!

Menu xem nhanh:

Toggle
  • 1. Mang thai đôi là gì?
  • 2. Tại sao lại mang thai đôi?
  • 3. Một số dấu hiệu nhận biết mang thai đôi

1. Mang thai đôi là gì?

Về khái niệm, mang thai đôi là trạng thái có cùng một lúc hai em bé đang lớn lên trong bụng mẹ. Có thể nói mang thai đôi là một trường hợp hiếm, bởi lẽ thông thường ở mỗi chu kỳ kinh nguyệt sẽ chỉ có 1 quả trứng được giải phóng. Sau khi trứng được thụ tinh sẽ phát triển thành phôi và thường chỉ có 1 em bé được chào đời.

Mang thai đôi là trạng thái có cùng lúc 2 bào thai trong bụng mẹ

Mang thai đôi là trạng thái có cùng lúc 2 bào thai trong bụng mẹ

Theo lí giải từ các chuyên gia, mang thai đôi thường xảy ra 2 trường hợp sau:

– Trường hợp sinh đôi khác trứng: 2 quả trứng được giải phóng cùng lúc thụ tinh với 2 tinh trùng, khi ấy sẽ có 2 phôi đồng thời phát triển cùng lúc trong tử cung tạo nên hiện tượng thai đôi. Nhìn chung, ngoại trừ một vài đặc điểm tương đồng không đáng kể, ở hai em bé cùng sinh đôi khác trứng đa phần là sự khác biệt lớn về hình thể lẫn tính cách và khác giới tính.

– Trường hợp sinh đôi cùng trứng: 1 quả trứng và 1 tinh trùng cùng tham gia thụ tinh. Tuy nhiên khi bước vào quá trình phân chia, chúng tách thành 2 hợp tử độc lập hoàn toàn. Từ đó dẫn đến hiện tượng 2 phôi phát triển thành 2 bào thai. Khác với sinh đôi khác trứng, 2 em bé nếu thuộc trường hợp sinh đôi cùng trứng có rất nhiều đặc điểm giống nhau cả về hình thể, tính cách và giới tính.

2. Tại sao lại mang thai đôi?

Trong một vài năm trở lại đây, tỷ lệ sinh đôi đang có dấu hiệu gia tăng mạnh mẽ, đặc biệt là đối với nhóm phụ nữ mang thai muộn. Với độ tuổi dưới 20, tỷ lệ sinh đôi không cùng trứng chỉ rơi vào mức 0,3%, trong khi đó, ở nhóm phụ nữ trên 30 tuổi, tỷ lệ này đạt 1,4%. Theo một thống kê khá thú vị, cứ 100 phụ nữ thì sẽ có khoảng 5 người mang thai đôi.

Về câu hỏi tại sao lại mang thai đôi, mang thai đôi có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân

Về câu hỏi tại sao lại mang thai đôi, mang thai đôi có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này được xác định như sau:

– Sử dụng nhiều Acid Folic

Có thể bạn chưa biết, sử dụng nhiều Acid Folic hay còn gọi là Vitamin B9 là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra hiên tượng mang thai đôi. Đối với những mẹ bầu đang mang thai, Acid Folic quá đỗi quen thuộc bởi nó mang lại tác dụng cao trong việc bảo vệ sức khỏe cho bé, tránh cho bé mắc phải dị tật ống thần kinh.

Acid folic có trong tất cả các thực phẩm mà chúng ta ăn hàng ngày như: Rau xanh, hoa quả, đỗ hạt, quả lê, thịt bò hay các loại thực phẩm lên men. Theo nghiên cứu từ các nhà khoa học, tần suất sử dụng Acid Folic nhiều sẽ làm tăng khả năng mang thai đôi. Ước tính hiện nay cứ 176 bà mẹ mang thai sử dụng Acid Folic hàng ngày thì sẽ có 1 bà mẹ mang thai đôi.

– Thụ tinh trong ống nghiệm

Hiện nay, thụ tinh trong ống nghiệm IVF được xem là phương pháp vàng với những cặp vợ chồng hiếm muộn. Về cơ bản, phương pháp này được diễn ra sau quá trình bác sĩ tiến hành làm thụ tinh và chuyển phôi vào buồng tử cung. Thông thường bác sĩ sẽ chuyển nhiều phôi vào tử cung cùng lúc nhằm làm tăng cơ hội mang thai cho chị em.

– Phụ nữ ở độ tuổi trên 35

Theo một số nghiên cứu, phụ nữ ở độ tuổi trên 35 hoặc đã từng sinh tối đa là 5 con thường có nhiều khả năng mang thai đôi cao hơn người bình thường rất nhiều. Bởi ở độ tuổi này, phụ nữ sẽ có nhiều khả năng giải phóng nhiều trứng cùng lúc trong một chu kỳ kinh nguyệt hơn.

Phụ nữ ở độ tuổi trên 35 hoặc đã từng sinh tối đa là 5 con thường có khả năng mang thai đôi cao hơn người bình thường

Phụ nữ ở độ tuổi trên 35 hoặc đã từng sinh tối đa là 5 con thường có khả năng mang thai đôi cao hơn người bình thường

– Sắc tộc

Ngoài những lí đo kể trên, yếu tố sắc tộc cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng mang thai đôi. Theo một nghiên cứu khá thú vị, người châu Phi mang khả năng sinh đôi cùng trứng cao hơn người châu Á. Ngoài ra, tỉ lệ sinh đôi nằm ở một số bộ phận dân tộc thiểu số cũng được ghi nhận đặc biệt cao.

3. Một số dấu hiệu nhận biết mang thai đôi

Làm sao để biết mình có mang thai đôi cũng là một trong những thắc mắc thường trực của chị em phụ nữ. Nếu cơ thể mẹ xuất hiện những biểu hiện sau, xin chúc mừng có thể mẹ đã mang song thai:

– Các triệu chứng thai nghén như: Buồn nôn, chóng mặt, chán ăn, đi tiểu nhiều hơn, tim đập nhanh hơn

– Mệt mỏi cùng cực, tâm trạng không ổn định, dễ cáu gắt

– Tăng cân nhanh chóng, thậm chí có thể tăng từ 15 đến 20kg trong khoảng thời gian ngắn

– Tử cung có độ lớn hơn so với tuổi thai

– Nồng độ HcG có trong máu và nước tiểu cao hơn gấp đôi so với người bình thường

Hi vọng bài viết trên của chúng tôi đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc “Tại sao lại mang thai đôi?”. Trong trường hợp bạn phát hiện bản thân sớm có những dấu hiệu mang thai đôi, hãy tìm đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế uy tín, chất lượng để có được kết quả chính xác nhất bạn nhé!

Từ khóa » Cặp Sinh đôi Là Sao