Mang Thai đôi Và Những điều Mẹ Bầu Cần Lưu ý

Mang thai đôi, mang song thai có nghĩa là trong bụng mẹ, cùng một lúc có hai em bé đang lớn lên. Mang thai đôi và sinh đôi cần lưu ý rất nhiều vấn đề về sức khỏe để có thể có một thai kỳ trọn vẹn, sinh con an toàn.Hãy cùng tìm hiểu cơ chế hình thành và các điều cần lưu tâm khi mang thai đôi.

Cơ chế hình thành thai đôi

Trong một thai kỳ, cùng lúc có hai thai nhi được gọi là thai đôi.

Bình thường, chỉ có 1 quả trứng được giải phóng trong chu kỳ kinh nguyệt và được thụ tinh bởi 1 tinh trùng dẫn đến phát triển thành 1 phôi và chỉ có một em bé chào đời.

2 trường hợp sau có thể dẫn đến thai đôi:

- Trường hợp có đến 2 quả trứng được giải phóng, mỗi quả trứng được thụ tinh bởi 1 tinh trùng dẫn đến có 2 phôi phát triển trong tử cung sẽ dẫn đến thai đôi. Trường hợp này gọi là sinh đôi khác trứng. Hai người sinh đôi khác trứng có thể giống một vài đặc điểm nhưng đa phần là khác nhau cả về hình thể, đặc điểm tâm sinh lý.

image_6483441 (24)

- Trường hợp 1 quả trứng và 1 tinh trùng thụ tinh nhưng trong gia đoạn đầu của quá trình phân chia, chúng tách ra làm 2 hợp tử phát triển độc lập dẫn đến có 2 phôi cấy vào tử cung và phát triển thành hai bào thai khác nhau dẫn đến song thai. Trường hợp này gọi là sinh đôi cùng trứng. Hai người sinh đôi cùng trứng có nhiều đặc điểm giống nhau về hình thể và các mối liên hệ về tâm sinh lý chưa được kiểm chứng hết.

Nguy cơ biến chứng khi mang thai đôi, sinh đôi

- Nếu người mẹ mang thai đôi, có thể có nguy cơ biến chứng trong khi mang thai hoặc khi sinh cao hơn mang thai đơn.

- Người mẹ cần phải khám thai thường xuyên hơn với bác sĩ sản khoa.

- Bắt đầu từ tam cá nguyệt thứ hai, thai phụ có thể kiểm tra siêu âm cứ sau 4 – 6 tuần một lần. Nếu nghi ngờ hoặc có dấu hiệu một vấn đề nào đó, thai phụ có thể cần các xét nghiệm và kiểm tra đặc biệt và siêu âm thường xuyên hơn

IMG_0774

- Biến chứng sinh non là phổ biến nhất khi mang thai đôi. Hơn một nửa số cặp song sinh được sinn non

- Nguy cơ cho em bé sinh trước 37 tuần mang thai có thể tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe như hô hấp, tiêu hóa. Các vấn đề khác như trí tuệ hay khuyết tật hành vi có thể xuất hiện muộn hơn ở thời thơ ấu hoặc thậm chí ở tuổi trưởng thành. Những đứa trẻ sinh non (những người sinh ra trước 32 tuần mang thai) có thể chết hoặc gặp các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, ngay cả khi được chăm sóc tốt nhất.

- Bệnh bẩm sinh: Trẻ song sinh sinh non cũng có nguy cơ mắc các bệnh bẩm sinh cao hơn, hoặc dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hơn.

- Nguy cơ về hội chứng truyền máu song sinh khi lưu lượng máu giữa các cặp song sinh trở nên mất cân bằng. Một trong hai thai nhi truyền máu cho người còn lại khiến người cho thì quá ít máu và người còn lại thì quá nhiều máu dẫn đến biến chứng nghiêm trọng đối với thai kỳ.

- Biến chứng dây rốn khi mang song thai.

- Tiền sản giật là một rối loạn huyết áp thường bắt đầu sau 20 tuần mang thai hoặc sau khi sinh con. Nó có nguy cơ xảy ra cao hơn và sớm hơn khi mẹ mang song thai. Tiền sản giật có thể làm hỏng nhiều cơ quan trong cơ thể như thận, gan, não và mắt.

- Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ ở phụ nữ mang thai đôi cao hơn bình thường. Tình trạng này có thể làm tăng nguy cơ tiền sản giật và phát triển bệnh đái tháo đường sau này. Trẻ sơ sinh có thể có vấn đề về hô hấp hoặc lượng đường trong máu thấp. Chế độ ăn uống, tập thể dục, và đôi khi thuốc có thể làm giảm nguy cơ của các biến chứng này.

- Sự tăng trưởng của thai nhi: Trẻ song sinh có nhiều khả năng gặp vấn đề về tăng trưởng hơn so với những đứa trẻ khác. Nếu nghi ngờ về hạn chế tăng trưởng ở một hoặc cả hai thai nhi, thai phụ cần được kiểm tra siêu âm thường xuyên.

- Ảnh hưởng đến việc sinh nở: Người mẹ sinh đôi thường sinh mổ, ít người mẹ sinh thường nhất là trong thời đại y tế phát triển.

- Nguy cơ trầm cảm sau sinh ở mẹ sinh đôi thường cao hơn bởi vì mẹ vất vả hơn khi phải chăm sóc một lúc hai con nhất là đối với những bà mẹ không có kinh nghiệm, ít nhận được sự hỗ trợ hoặc chia sẻ cảm xúc.

- Khó khăn khi cho con bú: Người mẹ sinh đôi phải cho hai bé bú sau khi sinh thường gặp vấn đề về lượng sữa cho con bú, thời gian cho con bú. Vì vậy, tùy thuộc vào thể trạng và tình hình, mẹ có thể lựa chọn cho bé bú bình và có người giúp đỡ.

Trên thực tế,mang thai đôi là một điều đáng mừng nhưng cũng mang đến nhiều rủi ro cho cả mẹ và các con. Trong mọi trường hợp, sự an toàn của mẹ và bé luôn là mục tiêu quan trọng hơn cả. Do vậy, khi đã xác định các dấu hiệu mang thai đôi, mẹ bầu phải cùng với bác sĩ lập ra kế hoạch mang thai sao cho thời điểm sinh nở có thể diễn ra an toàn và tốt đẹp nhất.

Từ khóa » Hình Siêu âm Sinh đôi