Mang Thai Lần 2 Sau Sinh Mổ Có Nguy Hiểm Không? - Avisure Mama
Có thể bạn quan tâm
- Sau sinh mổ bao lâu mới được mang thai?
- Mang bầu lần 2 sau sinh mổ gần nhau nguy hiểm như thế nào?
- Nguy cơ với mẹ mang thai lần 2
- Nguy cơ với con
- Mang thai lần 2 sau sinh mổ cần chú ý gì?
Sau sinh mổ bao lâu mới được mang thai?
Mổ lấy thai là một thủ thuật được thực hiện ở vùng bụng của phụ nữ với mục đích lấy thai ra ngoài. Để thực hiện phương pháp này, bác sĩ sẽ rạch một đường trên bụng người mẹ, thường ở vị trí eo tử cung sau đó mở rộng tử cung để đưa thai nhi ra ngoài.
Do có vết rạch, khâu ở tử cung do đó, tử cung cần có thời gian để vết mổ liền, lành lặn để đảm bảo an toàn ở lần mang thai tiếp theo. Sinh mổ nên cần thời gian ít nhất khoảng 2-3 năm cho an toàn
Thời gian hồi phục của tử cung tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người, tuy nhiên, nếu thời gian bạn dành cho việc “ nghỉ ngơi” của tử cung càng lâu, thì quá trình mang thai, sinh nở lần sau sẽ càng ít biến chứng.
Theo các chuyên gia y tế, nếu lần đầu tiên bạn sinh mổ và có ý định sinh con lần 2, bạn nên chờ ít nhất 2 năm tính từ lúc sinh mổ lần đầu để đảm bảo an toàn nhất cho cả mẹ và bé. Với khoảng thời gian này, vết thương ở tử cung và sức khỏe của mẹ đã hoàn toàn bình phục, sẵn sàng cho quá trình mang thai tiếp theo. Thậm chí, ở lần sinh con thứ 2 này, bạn hoàn toàn có thể sinh thường nếu đảm bảo được một số tiêu chí nhất định về y tế.
Mang bầu lần 2 sau sinh mổ gần nhau nguy hiểm như thế nào?
Mang thai lần 2 sớm sau sinh mổ là vấn đề cực kì nguy hiểm do có thể gây nên một số nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mẹ và bé.
Nguy cơ với mẹ mang thai lần 2
Bục vết sẹo mổ cũ
Đây là tai biến sản khoa nghiêm trọng, có thể gặp ở những trường hợp mang thai lần 2 quá gần lần sinh mổ đầu (6-9 tháng). Tình trạng này có thể xảy ra ở 3 tháng giữa hoặc cuối thai kỳ. Nguy cơ bục vết mổ sau sinh mổ lần 2
Nguyên nhân do khi thai to dần, tạo áp lực lên vết mổ cũ, nhất là khi tử cung có cơn co áp lực mạnh này có thể khiến bục vết mổ. Đây là tình trạng cực kì nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng cả mẹ và con, do vậy, mẹ cần hết sức để ý đến sức khỏe của mình. Đặc biệt, ngay khi thấy các dấu hiệu như: đau nhói ở vùng bụng hay ở vết mổ cũ, mẹ cần đi kiểm tra ngay để đảm bảo sự an toàn nhất cho cả mẹ và bé.
Thai bám vào vết mổ cũ
Đây là tình trạng hiếm gặp nhưng vô cùng nguy hiểm, được coi như một trường hợp thai ngoài tử cung. Thai có thể làm tổ và phát triển ngay trên vết mổ cũ gây chảy máu nặng và bắt buộc phải bỏ thai.
Trường hợp khác, rau thai có thể bám sâu vào lớp cơ tử cung tại vết mổ cũ gây tình trạng rau cài răng lược, nặng hơn, rau thai có thể xuyên thủng tử cung gây chảy máu dữ dội, cần giải quyết bằng cách cắt toàn bộ tử cung và truyền máu, nếu không sẽ nguy hiểm cho tính mạng của người mẹ.
Nguy cơ với con
Việc mang thai quá gần sau lần sinh mổ đầu tiên cũng gây những ảnh hưởng nhất định đối với trẻ. Hay gặp nhất là trẻ sinh ra nhẹ cân, vàng da, giảm thính lực, giảm phát triển thể chất và trí tuệ khi lớn lên.
Mang thai lần 2 sau sinh mổ cần chú ý gì?
Do có những nguy cơ nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và con, nên quá trình mang thai lần 2 sau sinh mổ cần đặc biệt chú ý đến những vấn đề sau đây:
- Cần kiểm tra sức khỏe và tình trạng sẹo mổ cũ trước khi có kế hoạch mang thai. Khám thai thường xuyên khi mang bầu lần 2 sau sinh mổ
- Ngay khi phát hiện có thai cần tới cơ sở y tế uy tín để kiểm tra, theo dõi. Thông báo với bác sĩ các thông tin về tình trạng sinh nở lần trước như: thời gian mổ, lí do mổ, tiền sử bệnh và diễn biến sức khỏe sau sinh mổ.
- Tuân thủ lịch khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để kịp thời phát hiện những vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và thai nhi.
- Theo dõi sức khỏe thường xuyên. Đến cơ sở y tế ngay khi có dấu hiệu bất thường, đặc biệt là các cơn đau ở vết mổ cũ hoặc khu vực khung chậu.
- Có chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, duy trì cân nặng cho phép.
- Chủ động nhập viện trước sinh 2 tuần để kiểm tra sức khỏe, đảm bảo an toàn nhất cho cuộc sinh. - Tiêm uốn ván khi mang thai lần 2 mẹ không được quên hạn chế nguy cơ nhiễm trùng trong thai kì.
Mặc dù có nhiều nguy cơ ở lần mang thai thứ 2 sau sinh mổ, nhưng bạn cũng không nên quá lo lắng. Việc tuân thủ những lời khuyên trên đây hoàn toàn có thể giúp bạn có một thai kỳ an toàn. Hi vọng, những thông tin trên đấy đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về việc mang thai lần 2 sau sinh mổ. Chúc bạn luôn nhiều sức khỏe!
Từ khóa » đẻ Liền Nhau
-
Sinh Con Liền Nhau: Bố Mẹ Chăm Con Như Thế Nào? - Hello Bacsi
-
Tác Hại Khi Khoảng Cách Sinh Con Liền Nhau - MarryBaby
-
Sinh Con Quá Dày Có Nguy Cơ Gì Cho Mẹ Và Con - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Những Lý Do để Các Mẹ Nên Sinh Con Liền Nhau - AFamily
-
Sinh Con Liền Nhau, Mẹ Con Cùng Nguy Hiểm
-
Sợ Xanh Mặt Vì Sinh Con Liền Nhau - Gia đình
-
Sinh Con Năm Một – Chưa Kịp Thấy Sung Sướng Gì đã Gặp Bất Lợi ...
-
Sinh Con Năm Một: Hại Nhiều! - Báo Người Lao động
-
Sinh Con Liền, Lo Lắm! - Eva
-
Kinh Nghiệm: - Hội Các Mẹ Sinh Con Liền Năm :)
-
Kinh Nghiệm Sinh 2 Bé Liền Nhau - Blog Của Thư
-
Sinh Thêm Con: Một Lựa Chọn Khó Khăn - Tuổi Trẻ Online
-
Đẻ Con Năm Một, Mẹ Vất Vả Trăm Bề Nhưng đổi Lại được Nhiều Thứ Lắm
-
Top 15 đẻ Liền
-
Sinh Mổ 1 Năm Có Bầu Lại được Không? - Vinmec
-
Sinh Mổ (đẻ Mổ) Là Gì? Cần Biết Gì Về Quá Trình Mổ Lấy Thai?