Mang Thai Lần 2 Tiêm Uốn Ván Khi Nào Là đúng Lịch? | Avisure Mama
Có thể bạn quan tâm
- Bệnh uốn ván ở phụ nữ mang thai
- Tiêm phòng uốn ván khi mang thai lần 2
- Lịch tiêm phòng uốn ván khi mang thai lần 2
- Mang thai lần 2 cần chuẩn bị gì?
Bệnh uốn ván ở phụ nữ mang thai
Uốn ván là một tình trạng bệnh lý vô cùng nguy hiểm, bệnh gây ra do vi khuẩn Clostridium tetani có độc tố cực mạnh. Đây là loại vi khuẩn có mặt ở mọi nơi, đất, cát, nước. Vi khuẩn có khả năng tồn tại mạnh ở môi trường bên ngoài, và khó tiêu diệt ngay cả với nhiệt độ cao và thời gian dài. Phụ nữ mang thai bị uốn ván rất nguy hiểm
Vi khuẩn gây bệnh uốn ván thông qua các vết thương hở gây nên bệnh uốn ván với các triệu chứng của tổn thương thần kinh nặng, gây co cứng cơ ở toàn cơ thể điển hình là các cơn giật. Bệnh nếu không điều trị kịp thời có thể gây tử vong do liệt cơ hấp.
Phụ nữ có thể nhiễm vi khuẩn uốn ván trong quá trình sinh đẻ nếu chưa có kháng thể gây nên uốn ván tử cung. Trẻ em sinh ra từ bà mẹ chưa có kháng thể uốn ván dễ bị nhiễm vi khuẩn uốn ván thông qua vị trí cắt và buộc dây rốn gây nên tình trạng uốn ván rốn.
Uốn ván rốn sơ sinh ra tình trạng vô cùng nguy hiểm do có thể khiến cho trẻ suy hô hấp, suy tuần hoàn, rối loạn thần kinh thực vật dẫn đến tử vong.
Tiêm phòng uốn ván khi mang thai lần 2
Bệnh uốn ván có tỉ lệ tử vong rất cao, trên 90% đối với người trưởng thành, và lên tới 95% đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tiêm phòng vacxin uốn ván là cách duy nhất giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của loại vi khuẩn nguy hiểm này.
Tiêm phòng vacxin uốn ván là cách tạo miễn dịch chủ động cho cơ thể, giúp cơ thể tạo ra kháng thể đặc hiệu. Đối với phụ nữ mang thai, quá trình này giúp ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn uốn ván trong quá trình chuyển dạ. Kháng thể mà mẹ truyền cho con cũng giúp giảm thiểu tối đa tình trạng nhiễm trùng rốn thông qua vết cắt dây rốn. Tiêm phòng uốn ván khi mang thai lần 2
Chính bởi vậy, tiêm phòng vacxin uốn ván cho phụ nữ mang thai là việc làm cần thiết và quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe và an toàn cho cả mẹ và bé. =>>Xem thêm: Mang thai lần 2 sinh sớm hay muộn?
Lịch tiêm phòng uốn ván khi mang thai lần 2
Đối với phụ nữ có thai lần đầu, việc tiêm phòng uốn ván thường được thực hiện theo nguyên tắc: tiêm 2 mũi cách nhau 1 tháng và trước sinh ít nhất 15 ngày. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm 2 mũi này như sau: Mũi đầu tiên ngay khi phát hiện có thai và mũi thứ 2 sau mũi thứ nhất 1 tháng.
Trường hợp phụ nữ mang thai lần 2 tiêm phòng uốn ván như thế nào thì còn tùy thuộc vào khoảng cách giữa 2 lần mang thai để tính toán phù hợp, đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi.
Nếu thời gian giữa 2 lần mang thai dưới 5 năm và mẹ bầu đã được tiêm phòng đủ 2 mũi uốn ván trong lần mang thai đầu, thì lần này, mẹ bầu chỉ cần tiêm thêm 1 mũi uốn ván khi thai được 24 tuần tuổi.
Nếu khoảng cách giữa 2 lần mang thai trên 5 năm, thì lịch tiêm vacxin uốn ván sẽ tương tự như lần đầu mang thai. Điều đó có nghĩa là thai phụ sẽ phải tiêm thêm 2 mũi vacxin, mũi 1 ngay khi phát hiện có thai và mũi 2 sau đó 1 tháng.
Mang thai lần 2 cần chuẩn bị gì?
Do đã có kinh nghiệm ở lần mang thai trước nên quá trình mang thai lần 2 thường đơn giản và dễ dàng hơn rất nhiều. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng nên chuẩn sức khỏe thật tốt cũng như tiêm phòng đầy đủ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé trong suốt thai kỳ. Vắc xin uốn ván tiêm cho phụ nữ mang thai lần 2
Trước tiên, mẹ nên tuân thủ kĩ lịch khám thai của bác sĩ, đặc biệt trong thời gian 3 tháng đầu để kiểm tra tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi cũng như phát hiện những bất thường trong quá trình phát triển của bé để có biện pháp can thiệp và xử trí kịp thời.
Bên cạnh đó, mẹ cũng nên làm thêm các xét nghiệm như giang mai, rubella, viêm gan B,… để chắc chắn rằng lượng kháng thể trong cơ thể vẫn đủ để ngăn ngừa được bệnh. Đối với một số vacxin có hiệu lực ngắn, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ trong việc tiêm phòng bổ sung để tăng cường miễn dịch.
Thông thường, vacxin cúm nên được tiêm mỗi năm 1 lần. Vacxin tiêm phòng 3 bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván cũng nên được tiêm nhắc lại 1 lần vào tháng thứ 4 hoặc 5 của thai kỳ, kể cả mẹ đã được tiêm phòng vacxin này trong chương trình tiêm chủng mở rộng khi còn nhỏ.
Ngoài ra, mẹ cũng cần chú ý đến một chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết trong thai kỳ như: sắt, acid folic, canxi, kẽm,.., hạn chế những thực phẩm không có lợi: đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, chất kích thích,… cũng như có một chế độ sinh hoạt khoa học lành mạnh để đảm bảo cho sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và bé.
Quá trình mang thai dù là lần thứ mấy cũng đều mang những ý nghĩa thiêng liêng. Tiêm phòng nói chung và vacxin uốn ván nói riêng là một trong những phương pháp để đảm bảo cho sự thiêng liêng ấy được trọn vẹn. Hi vọng với những thông tin trên đây đã giúp mẹ biết mang thai lần 2 tiêm uốn ván khi nào.
Từ khóa » Tiêm Uốn Ván Muộn Nhất Khi Nào
-
Mẹ Bầu Tiêm Uốn Ván Mũi 2 Muộn Có Sao Không? - Hello Bacsi
-
Tiêm Uốn Ván Bà Bầu Muộn Có ảnh Hưởng Gì Không? | Vinmec
-
Nên Tiêm Uốn Ván Bao Lâu Sau Khi Bị Thương? | Vinmec
-
Các Câu Hỏi Thường Gặp - Tiêm Phòng Uốn Ván Thai Kỳ
-
Tiêm Uốn Ván Muộn Có Bị Sao Không?
-
Lịch Tiêm Phòng Uốn Ván Cho Bà Bầu Chuẩn Theo Quy định | Medlatec
-
Tiêm Uốn Ván Muộn Cho Bà Bầu Có ảnh Hưởng Gì Không? - YouMed
-
Mẹ Bầu Chỉ Tiêm 1 Mũi Uốn Ván Có Sao Không? - MarryBaby
-
Đợi đến Khi Có Vết Thương Mới đi Tiêm Phòng Uốn Ván Thì đã Muộn!
-
Tiêm Uốn Ván Bà Bầu Muộn Có ảnh Hưởng Gì Không? - Suckhoe123
-
Có Cần Tiêm Phòng Uốn Ván Khi Mang Thai, 6 điều Cần Biết
-
Chào Bác Sĩ ! Em Mang Thai đã Hơn 30 Tuần Tuổi. Nhưng ... - Huggies
-
Lịch Tiêm Phòng Cho Bà Bầu Trước Và Trong Quá Trình Mang Thai
-
Những Mũi Tiêm Phòng Không Thể Thiếu Cho Các Mẹ Bầu Và Lịch Tiêm ...