Mạng Xã Hội, Mặt Tích Cực Và Tiêu Cực - - UBND Phường Cam Lộc

{1} ##LOC[OK]## {1} ##LOC[OK]## ##LOC[Cancel]## {1} ##LOC[OK]## ##LOC[Cancel]## Toggle navigation
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Chỉ đạo điều hành
  • Thông tin tuyên truyền
  • Qui hoạch/Chiến lược/KH
  • DA/ Hạng mục đầu tư
  • Cải cách hành chính
  • Chuyển đổi số
  • Lịch tuần
  • Báo cáo-Thống kê
  • Ý kiến góp ý/Hỏi đáp
  • Văn bản QPPL
  • Dịch vụ công trực tuyến

1/1/0001

NHÂN DÂN VÀ CÁN BỘ PHƯỜNG CAM LỘC QUYẾT TÂM HOÀN THÀNH XUẤT SẮC NHIỆM VỤ KTXH-QPAN NĂM 2024
  • Trang chủ /
  • Tin nổi bật
Mạng xã hội, mặt tích cực và tiêu cực 25/04/2022 | 03:48 PM (GMT+7) | Lượt xem: 61725 Tweet A+ A- A
  • Ngân hành chính sách xã hội thành phố Cam Ranh tổ chức cài đặt và hướng dẫn sử dụng phần mềm Quản lý tín dụng chính sách tại địa bàn Cam Lộc
  • KẾ HOẠCH Tổ chức Bầu cử Tổ trưởng tổ dân phố nhiệm kỳ 2025-2030
  • Dự thảo Đề án phát triển Du lịch thành phố Cam Ranh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Những năm gần đây, mạng xã hội đã có bước phát triển mạnh mẽ, tác động lớn đến đời sống xã hội tại các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Mạng xã hội đã trở thành một thuật ngữ phổ biến với những tính năng đa dạng cho phép người dùng kết nối, chia sẻ, tiếp nhận thông tin một cách nhanh chóng, hiệu quả. Không thể phủ nhận vai trò tích cực của mạng xã hội, song cũng phải nhìn nhận, một bộ phận người sử dụng đã biến mạng xã hội thành công cụ đắc lực cho các hoạt động phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng và các hoạt động phạm tội khác.

Mạng xã hội là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn, trò chuyện trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác. Mạng xã hội cũng là tập hợp các mối quan hệ giữa các cá nhân, nhóm cá nhân, tổ chức trên môi trường internet. Vì thế, có thể coi Mạng xã hội là một loại hình cộng đồng song mang tính chất ảo, trong đó bao gồm nhiều cộng đồng trực tuyến khác nhau nhằm thỏa mãn các nhu cầu về vật chất và tinh thần của con người. Một số cộng đồng như Facebook, Youtube, Zalo… thu hút một số lượng lớn người tham gia, ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Tại Việt Nam, mạng xã hội bắt đầu du nhập từ những năm 2000; ngày nay, bất kỳ ai chỉ với một thiết bị thông minh (như điện thoại, máy tính bảng…) có kết nối internet đều có thể tham gia vào mạng xã hội. Đối tượng sử dụng mạng internet thường xuyên nhất là nhóm lứa tuổi từ 15-40 tuổi. Nhóm đối tượng này chủ yếu là học sinh, sinh viên và người lao động, họ là những người trẻ, có điều kiện tiếp cận với máy tính và mạng internet, nhanh nhạy trong việc tiếp thu những tiến bộ khoa học công nghệ cũng như những trào lưu mới trên thế giới. Với nội dung phong phú và cách thức sử dụng dễ dàng, mạng xã hội mang lại rất nhiều tiện ích, nổi bật. Việc xây dựng một chính quyền gần dân, thấu hiểu tâm tư nguyện vọng của nhân dân là một trong những chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta. Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, mạng xã hội đã và đang được các cơ quan, tổ chức nhà nước sử dụng một cách có hiệu quả, giúp thu hẹp khoảng cách với người dân, giúp người dân tiếp cận kịp thời các văn bản, quy phạm pháp luật mới ban hành, thông tin thời sự chính trị, kinh tế- xã hội, hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Việc này không chỉ đáp ứng nhu cầu thông tin của người dân, khuyến khích người dân đồng hành cùng chính phủ, góp phần thiết thực định hướng dư luận trên mạng xã hội. Ngày nay, mạng xã hội trở thành nơi cung cấp tin tức, kiến thức về tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Qua đó giúp người sử dụng nắm bắt được các xu thế của đời sống phục vụ cho công việc và cuộc sống của mình. Bên cạnh đó, trên mạng xã hội có nhiều trang dạy kỹ năng sống như ngoại ngữ, nấu ăn, sửa chữa, giao tiếp, tâm lý, thể thao… giúp người dùng có những kỹ năng cơ bản cần thiết trong cuộc sống hiện đại mà không cần đến lớp hay đóng học phí. Mạng xã hội cho phép người dùng có thể kết nối, tương tác với bạn bè, gia đình, cộng đồng ngày một thuận tiện hơn. Người dùng có thể dễ dàng chia sẽ tình cảm, niềm vui, nổi buồn… với cộng đồng. Sự tham gia của cá nhân vào các công việc chung của cộng đồng cũng được thúc đẩy. Thực tế từ khi mạng xã hội phát triển, việc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” được thực hiện sinh động hơn. Công tác xã hội như cứu trợ thiên tai, xóa đói giảm nghèo… có nhiều khởi sắc. Các hình thức kinh doanh online trên mạng xã hội của cá nhân và doanh nghiệp ngày càng phát triển, mang tính chuyên nghiệp. Mạng xã hội xuyên quốc gia như Facebook, Youtube… đã tạo ra những cơ hội, khả năng tiếp xúc, giao lưu văn hóa, hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc trên thế giới. Thông qua mạng xã hội, thế giới biết Việt Nam là một dân tộc yêu chuộng hòa bình, tôn trọng công lý, năng động với một kho tàng các giá trị văn hóa phong phú, đầy bản sắc. Bên cạnh mặt tích cực, MXH cũng tồn tại không ít những yếu tố tiêu cực, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường xã hội, lợi ích cộng đồng và an ninh trật tự. Trong những năm qua, một bộ phận người dùng đã sử dụng Mạng xã hội vào các hoạt động tuyên truyền phá hoại tư tưởng của Đảng, tuyên truyền xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, lợi dụng chiêu bài phản biện xã hội, đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, bảo vệ môi trường… để đăng tải những bài viết có thông tin sai lệch, không được kiểm chứng, suy diễn xuyên tạc, từ đó kết luận các chủ trương, chính sách đó là sai lầm và đòi xóa bỏ. Nhiều người có thói quen thích chia sẻ thông tin về cuộc sống, công việc, hoạt động của cơ quan, đơn vị lên mạng xã hội hoặc sử dụng mạng xã hội làm công cụ liên lạc, trao đổi công việc, làm gia tăng nguy cơ lộ lọt bí mật nhà nước. Tình trạng nhiễu loạn thông tin, thật giả lẫn lộn trên MXH đang ở mức báo động, ảnh hưởng đến các giá trị văn hóa tốt đẹp của cộng đồng. Hoạt động tung tin đồn, giật gân câu “like” trên mạng xã hội ngày càng gia tăng, gây hoang mang trong dư luận, hình thành tâm lý đám đông, áp lực dư luận, có thể tạo ra các giá trị lệch lạc hay khuynh hướng phức tạp trong văn hóa ứng xử. Với đặc tính ảo, mạng xã hội cũng được các đối tượng phạm tội lợi dụng để hoạt động với các thủ đoạn như tạo tài khoản ảo để kết bạn, làm quen, lừa đảo chiếm đoạt tiền, tài sản; tiến hành đánh cắp mật khẩu, chiếm giữ quyền kiểm soát tài khoản trái phép để thu thập các thông tin cá nhân, nhất là những thông tin bí mật về tài chính, từ đó tìm cách đánh cắp, trục lợi. Để chủ động phòng ngừa, ngăn chặn các nguy cơ, tác động xấu từ mạng xã hội đến an ninh, trật tự, trong thời gian tới, cần đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho người dân và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ internet nói chung, mạng xã hội nói riêng nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và ý thức chấp hành các quy định của pháp luật khi cung cấp và sử dụng mạng xã hội. Xác định việc đấu tranh, phản bác là nhiệm vụ chính trị của mỗi đảng viên, huy động được sự tham gia đông đảo của hệ thống chính trị và quần chúng nhân dân. Nâng cao hiệu quả phối hợp trong công tác quản lý nhà nước đối với mạng xã hội. Triển khai thực hiện có hiệu quả Luật an toàn thông tin mạng và Luật an ninh mạng. Đẩy mạnh công tác đấu tranh với các đối tượng lợi dụng mạng xã hội xâm phạm an ninh trật tự; phát hiện, tấn công, vô hiệu hóa các trang mạng xã hội có hành vi tuyên truyền, chống phá Đảng, Nhà nước. Tăng cường đấu tranh với các loại tội phạm mạng, tội phạm sử dụng công nghệ cao, lợi dụng mạng xã hội để hoạt động.

  • Từ khóa
Đầu trang Trở về In bài viết Lưu Gửi tới bạn ×
Gửi bài viết cho bạn bè

Bài viết: Mạng xã hội, mặt tích cực và tiêu cực

Chuyên mục: Tin nổi bật

Mã bảo mật chính xác! Vui lòng nhập lại mã bảo mật! Gửi email Đóng Loading... Bình luận × Thành công! Cám ơn bạn!! Họ và tên (*) Tên đăng nhập không được trống. Tiêu đề (*) Nhập vào tiêu đề. Email (*) Email không hợp lệ Nội dung (*) Nhập vào nội dung. Mã xác nhận (*) 2PO3LL Gửi Hủy

Tin khác:

  • (28/11/2024) Triển khai Nghị định số 143/2024/NĐ-CP ngày 01/11/2024 của Chính phủ quy định về bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động
  • (21/11/2024) THÔNG BÁO Niêm yết công khai Kế hoạch sử dụng đất năm 2025 thành phố Cam Ranh
  • (07/11/2024) Đăng tải hồ sơ mời tài trợ Chương trình Festival Biển 2025
  • (02/11/2024) Ngân hành chính sách xã hội thành phố Cam Ranh tổ chức cài đặt và hướng dẫn sử dụng phần mềm Quản lý tín dụng chính sách tại địa bàn Cam Lộc
  • (25/10/2024) Kế hoạch tổ chức đối thoại giữa lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố với cán bộ, hội viên Hội nông dân thành phố Cam Ranh năm 2024
  • (25/10/2024) THÔNG BÁO Kết luận triển khai công tác Bầu cử và phân công nhiệm vụ thành viên BCĐ Bầu cử Tổ trưởng tổ dân phố nhiệm kỳ 2025-2030
  • (23/10/2024) Công điện về việc ứng phó bão TRAMI gần biển Đông
  • (23/10/2024) Khánh Hòa phát động tuyên truyền chào mừng đón 9 triệu lượt khách du lịch
Thông báo

THÔNG BÁO Niêm yết công khai Kế hoạch sử dụng đất năm 2025 thành phố Cam Ranh

Lịch công tác

Lịch công tác tuần 48 tháng 11 năm 2024

logo

UBND phường Cam Lộc

Người chịu trách nhiệm: Trương Thị Thanh Thùy - Phó Chủ tịch UBND phường Cam Lộc

Giấy phép: số 10/GPSTTTT do Sở Thông tin và Truyền thông cấp ngày 16/8/2019

Đơn vị quản lý: UBND phường Cam Lộc, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa

Địa chỉ: Tổ dân phố Lộc An, phường Cam Lộc, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa

Điện thoại: 02583.951.014

Email: bbt.camloc.cr@khanhhoa.gov.vn

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Đang online: 7

Tháng này: 190

Tổng truy cập: 18917100

Designed & Developed by logo PSC

Copyright © 2018 Ủy ban nhân dân TP.Cam Ranh

×

UBND thành phố Cam Ranh.

Từ khóa » Tiêu Cực Và Tích Cực Của Mạng Xã Hội