Mảng Xuất Huyết ở Người Cao Tuổi - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương

Đây là bệnh lí lành tính, tác động chủ yếu đến người cao tuổi dẫn đến dễ xuất hiện các mảng bầm tím ở da. Đôi khi còn được gọi tên là ban xuất huyết do nắng.

Điều này xảy ra do da và các mạch máu trở nên mỏng manh hơn khi chúng ta già đi, khiến da chúng ta dễ bị bầm tím do chấn thương nhỏ. Điều này khác với các tình trạng dễ gây bầm tím do rối loạn chảy máu.

Ban xuất huyết ở người cao tuổi khá phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 10% dân số, đặc biệt là người trên 50 tuổi và tỷ lệ này tăng dần theo tuổi.

Triệu chứng

Triệu chứng chính của ban xuất huyết ở người cao tuổi là những vết bầm tím lớn, màu đỏ tía, thường gặp nhất ở mu bàn tay hoặc cẳng tay và chúng sẽ chuyển sang màu màu nâu khi mờ dần.

Những vết bầm này thường kéo dài từ một đến ba tuần trước khi mờ đi. Chúng mờ dần thành màu nâu thay vì đổi màu đặc trưng của vết bầm tím như màu xanh lam, xanh lục hoặc vàng ở các điểm lành khác nhau. Sự đổi màu nâu có thể mờ dần, nhưng nó có thể tồn tại vĩnh viễn.

Thông thường các tổn thương ban xuất huyết thường xảy ra nhất trên bàn tay và cẳng tay, nhưng cũng có thể xảy ra ở niêm mạc, như niêm mạc miệng và nội tạng.

Nguyên nhân

Yếu tố phổ biến nhất ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của ban xuất huyết ở người cao tuổi là làn da mỏng và dễ bị tổn thương. Tác hại của ánh nắng mặt trời trong thời gian dài cũng có thể đóng một vai trò trong việc phát triển ban xuất huyết do tuổi già, vì điều này có thể làm suy yếu các mô liên kết của chúng ta theo thời gian.

Các bệnh về mạch máu hoặc các loại thuốc ảnh hưởng đến mạch máu cũng có thể góp phần vào sự phát triển của ban xuất huyết do tuổi già. Bệnh tiểu đường, viêm khớp dạng thấp và lupus cũng có thể làm tăng khả năng phát triển các tổn thương.

Một số loại thuốc, bao gồm cả corticosteroid và aspirin, có thể làm trầm trọng thêm các tổn thương.

Trong hầu hết các trường hợp, ban xuất huyết ở người cao tuổi thường xuất hiện sau một chấn thương nhẹ, mặc dù trông như có vẻ người đó bị một chấn thương nghiêm trọng.

Chẩn đoán

Nếu bạn nhận thấy sự xuất hiện và gia tăng đột ngột các vết bầm tím lớn trên cơ thể, lúc này bạn nên đi khám.

Bác sĩ có thể sẽ hỏi về các triệu chứng và tiền sử bệnh của bạn và khám lâm sàng. Nếu họ nhận thấy các vết bầm tím hoặc tổn thương biểu hiện không đau và chỉ giới hạn ở bàn tay và cánh tay mà không có chảy máu bất thường khác, lúc này họ có thể sẽ chẩn đoán bạn bị ban xuất huyết do tuổi già.

Điều trị

Trong hầu hết các trường hợp, không cần điều trị đối với ban xuất huyết ở người cao tuổi. Tuy nhiên, một số người không thích sự xuất hiện của vết bầm tím và tìm cách điều trị.

Bác sĩ có thể kê thuốc bôi retinoids tại chổ để làm dày da nhằm ngăn ngừa da lão hóa thêm. Từ đó làm giảm nguy cơ ban xuất huyết do tuổi già. Tuy nhiên, retinoid có nhiều tác dụng phụ có thể lớn hơn bất kỳ lợi ích tiềm năng nào.

Nện bảo vệ tay chân của bạn bằng cách đeo dụng cụ bảo vệ ống chân và cổ tay để giúp ngăn ngừa chấn thương nhẹ gây bầm tím.

Liệu pháp tự nhiên

Dùng citrus bioflavonoid 2 lần mỗi ngày cũng có thể là một phương thuốc tự nhiên tốt cho ban xuất huyết do tuổi già. Một nghiên cứu cho thấy rằng liệu pháp này giúp làm giảm 50% các tổn thương ban xuất huyết ở một nhóm 70 người cao tuổi.

Một nghiên cứu năm 2015 theo Trusted Source cũng cho thấy rằng việc thoa trực tiếp yếu tố tăng trưởng biểu bì lên da 2 lần mỗi ngày sẽ làm dày da và giảm số lượng các tổn thương ban xuất huyết mà những người tham gia nghiên cứu nhận thấy.

Đã có một số quan tâm trong việc dùng vitamin K thoa tại chỗ để điều trị ban xuất huyết do tuổi già. Một nghiên cứu cho thấy rằng việc thoa vitamin K tại chỗ sau khi điều trị bằng laser sẽ giảm thiểu vết bầm. Tuy nhiên, không có nghiên cứu nào được thực hiện trên những người bị ban xuất huyết do tuổi già.

Diễn tiến bệnh

Ban xuất huyết ở người cao tuổi không nguy hiểm và hoàn toàn lành tính và tái phát thường xuyên trừ khi có sự thay đổi. Nên thoa kem chống nắng để giúp bảo vệ làn da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời.

Hầu hết các tổn thương ban xuất huyết kéo dài từ một đến ba tuần, mặc dù sự đổi màu da có thể kéo dài sau khi các tổn thương mờ đi.

Đừng ngần ngại đến tư vấn và thăm khám với bác sĩ chuyên khoa da liễu tại một cơ sở y tế uy tín để được điều trị tình trạng này một cách an toàn và hiệu quả.

Giới thiệu Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương được triển khai dịch vụ thăm khám, chăm sóc và điều trị các tình trạng về da như mụn, sẹo, nám, tàn nhang… với tiêu chí đem lại sự thay đổi tích cực về diện mạo cũng như sự hài lòng của khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ.

Với nguồn nhân lực chất lượng có chuyên môn cao là các Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ đến từ Bộ môn Da liễu - Đại học Y Dược TPHCM & Bệnh viện Nguyễn Tri Phương có kinh nghiệm nhiều năm trong giảng dạy, nghiên cứu và điều trị Da liễu – Thẩm mỹ da; sẽ trực tiếp thăm khám, lên phác đồ điều trị và trực tiếp trị liệu cho bệnh nhân, đảm bảo hiệu quả cao nhất.

Thông tin liên hệ

  • Đơn vị da liễu – Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương.

  • Số 468 Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, Tp.Hồ Chí Minh.

  • Hotline tư vấn đặt lịch Bác sĩ: 0899777709 / Zalo/Viber: 0899777709

  • Facebook Fanpage: Thẩm mỹ da - BV Nguyễn Tri Phương

Từ khóa » Vỡ Mạch Máu Dưới Da ở Người Già