Mạnh Cường – Wikipedia Tiếng Việt
Có thể bạn quan tâm
Mạnh Cường | |
---|---|
Mạnh Cường vào năm 2019 | |
Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Khánh Hòa | |
Nhiệm kỳ | 2012 – 2017 |
Kế nhiệm | Lê Văn Hoa |
Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật | |
Nhiệm kỳ | 2017 – nay |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | |
Tên khai sinh | Trần Mạnh Cường |
Ngày sinh | 4 tháng 9, 1960 (64 tuổi) |
Nơi sinh | Hà Nội, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa |
Giới tính | nam |
Quốc tịch | Việt Nam |
Nghề nghiệp |
|
Lĩnh vực | Điện ảnh |
Danh hiệu | Nghệ sĩ ưu tú (1997)Nghệ sĩ nhân dân (2019) |
Sự nghiệp điện ảnh | |
Năm hoạt động | 1988 – nay |
Đào tạo | Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội |
Vai diễn | Cường trong Không còn gì để nói |
Sự nghiệp sân khấu | |
Năm hoạt động | 1977 – 1993 |
Đào tạo | Trường Đại học Văn hóa - Nghệ thuật Quân đội |
Giải thưởng | |
Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 14 Nam diễn viên chính xuất sắc | |
Website | |
Mạnh Cường trên IMDb | |
[sửa trên Wikidata]x • t • s |
Trần Mạnh Cường (sinh ngày 4 tháng 9 năm 1960), thường được biết đến với nghệ danh Mạnh Cường là một nghệ sĩ nổi tiếng trong làng sân khấu kịch cũng như nền điện ảnh Việt Nam, hiện là Phó giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.[1] Ông được nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân.[2][3]
Tiểu sử
[sửa | sửa mã nguồn]Mạnh Cường sinh ngày 4 tháng 9 năm 1960 tại Hà Nội. Ông từng nhập ngũ và là sinh viên trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội từ năm 1977. Sau khi tốt nghiệp, năm 1980 ông được phân công vào Đoàn Kịch nói Quân đội.[4] Trong khoảng thời gian công tác tại đoàn kịch nói, ông đã gây ấn tượng với khán giả qua nhiều vở kịch như Người mất tích, Tiếng hát cuộc đời, Lời thề thứ 9, Điều không thể mất. Mặc dù bắt đầu với sân khấu kịch và tâm huyết với kịch nói nhưng khán giả biết đến Mạnh Cường nhiều nhất thông qua các bộ phim của ông.[5]
Năm 1993, ông chuyển về Đoàn 871 - Chuyên quản lý học viên đi học trường đại học chuyên nghiệp ngoài quân đội. Từ năm 1993 đến năm 1997, ông theo học Đạo diễn sân khấu, xen kẽ với Đạo diễn điện ảnh, từ năm 1995 đến năm 1999 tại trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh. Năm 1997, ông được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú.[4]
Ông từng là Trợ lý Văn hóa - Nghệ thuật của Cục Tuyên huấn thuộc Tổng cục Chính trị. Năm 2000, sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Đạo diễn tại trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh, ông rời Cục tuyên huấn và chuyển hướng làm Trưởng phòng Quản lý nghệ thuật biểu diễn thuộc Sở Văn hóa – Thông tin Hà Nội.[6][7] Năm 2005, ông làm đạo diễn sự kiện Lễ hội văn hóa dân gian thuộc Tuần lễ kỷ niệm 995 năm Thăng Long – Hà Nội;[8] lúc này ông đang là Trưởng phòng Nghệ thuật của Sở Văn hóa Thông tin Hà Nội.[9]
Năm 2008, ông quay lại trường Văn hóa Nghệ thuật Quân đội làm giảng viên và được phong hàm Trung tá. Đến tháng 5 năm 2009, ông được bổ nhiệm làm Chủ nhiệm Khoa Sân khấu, Điện ảnh và Viết văn. Năm 2012, ông được điều về làm Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Khánh Hòa với quân hàm Thượng tá.[10]
Đến năm 2017, ông về Hà Nội làm Phó giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học, nghệ thuật của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.[11] Năm 2019, ông được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân.[12][13]
Tác phẩm
[sửa | sửa mã nguồn]Vai trò diễn viên
[sửa | sửa mã nguồn]Phim truyền hình
[sửa | sửa mã nguồn]Năm | Phim | Nhân vật | Kênh | Nguồn |
---|---|---|---|---|
1996 | Đường băng | Phi Hùng | VTV1 | [14] |
Người Hà Nội | Hùng | VTV3 | [15][16][17] | |
1998 | Những con đường vô hình | Hoàng | ||
2000 | Dây neo hạnh phúc | |||
2001 | Con nhện xanh | Đỗ Hùng | ||
Chúng tôi ngày ấy | Quang | VTV1 | ||
2002 | Không còn gì để nói | Cường | VTV3 | [18] |
2004 | Những giấc mơ dài | Phan | [19] | |
2006 | Nhật ký Vàng Anh | Bố của Vàng Anh | [20][21] | |
2007 | Người mang nợ | |||
Luật đời | Kiên | VTV1 | [22] | |
2009 | Những mãnh vỡ phù hoa | Huỳnh Minh Hồng | HTV7 | [23][24][25] |
Những người độc thân vui vẻ | VTV3 | [26] | ||
Tin vào điều không có thể | Nhân | [27][28][29] | ||
2012 | Hai phía chân trời | Lê | VTV1 | [30][31][32] |
2013 | Tình yêu không hẹn trước | Ông Hoàng | VTV3 | [33][34][35] |
Thái sư Trần Thủ Độ | Đàm Dĩ Mông | VTV1 | [36][37][38] | |
2016 | Lựa chọn cuối cùng | Ông Khắc Chính | [39][40][41] [42] | |
2017 | Cả một đời ân oán | Ông Quang | VTV3 | [43][44][45] |
2019 | Những nhân viên gương mẫu | Ông Nguyên | VTV1 | [46][47] |
2020 | Lựa chọn số phận | Ông Lộc | [48][49][50] | |
Hướng dương ngược nắng | Ông Đạt | VTV3 | [51][52][53] | |
2021 | Mặt nạ hạnh phúc | Ông Tôn | SCTV6 | [54][55][56] |
11 tháng 5 ngày | Ông Vinh | VTV3 | [57] | |
2022 | Anh có phải đàn ông không | Ông Thịnh | ||
2023 | Dưới bóng cây hạnh phúc | Ông Huấn | VTV1 | |
Đội điều tra số 7 | Thiếu tướng Xuân Quế |
Phim điện ảnh
[sửa | sửa mã nguồn]Năm | Phim | Nhân vật | Đạo diễn | Ghi chú | Nguồn |
---|---|---|---|---|---|
1988 | Thời hiện tại | Kỹ sư Tân | NSND Trần Đắc | Phim đầu tay | [58][59] |
1990 | Người đàn bà bị săn đuổi | Mộc | Hoàng Tích Chỉ | [60] | |
Con ngựa bốn vó trắng | Bá | Vũ Châu | [61] | ||
1991 | Giông tố | Long | Nguyễn Mạnh Lãi | [62][63] | |
1992 | Vụ áp phe Đông Dương | Lâm | NSND Trần Đắc | [60] | |
Truy lùng băng quỷ gió | Bình | Tự Huy | [64] | ||
Viên hồng ngọc | Vượng | Nguyễn Quang | Phim video | [61] | |
1994 | Hoa ban đỏ | Tư lệnh Đại đoàn | NSND Bạch Diệp, NSƯT Quốc Trọng | [65][66] | |
Trở về | Hùng | NSND Đặng Nhật Minh | [67][68] | ||
Người cùng năm sinh | Hoàng | NSND Khải Hưng | [69] | ||
1995 | Xích lô | Người đàn ông trong quán rượu | Trần Anh Hùng | ||
1999 | Dưới tán rừng lặng lẽ | Chung | Nguyễn Quang | [70] | |
Ba mùa | Thầy Đào | Tony Bui | [71] | ||
2000 | Mùa hè chiều thẳng đứng | Kiên | Trần Anh Hùng | [72][73] | |
2001 | Mặt trận không tiếng súng | Giám đốc công ty | NSƯT Lê Dân | [74][75] | |
2002 | Cái tát sau cánh gà | Hùng | NSƯT Tất Bình | [76] | |
2005 | Ngôi nhà cổ tích | Phong | NSND Khải Hưng | [77][78] | |
7 ngày và 1 đời | Văn | Đỗ Đức Thành | [79] | ||
2009 | 21 and a Wake-Up | Dân làng Việt Nam | Chris McIntyre | ||
2010 | Nhìn ra biển cả | Hồ Bá Tang | Vũ Châu | [80][81][82] | |
2016 | Đầu xuôi đuôi lọt | Dương | Norbert Lechner | [83][84][85] | |
2017 | Thị Mai (es) | Cán bộ quản lý của Bộ Tư pháp | Patricia Ferreira | [86][87][88] | |
2019 | Ước hẹn mùa thu | Ba của Duy | Nguyễn Quang Dũng | [89][90][91] |
Vai trò đạo diễn
[sửa | sửa mã nguồn]Năm | Phim | Ghi chú | Nguồn |
---|---|---|---|
1997 | Thầm lặng | Chuyển thể từ tiểu thuyết Tình yêu thầm lặng của tác giả Nguyễn Thị Sáng | [92][93] |
Gia đình người Mông | Phim ngắn 30 phút. Đề án tốt nghiệp Đạo diễn điện ảnh. | [94] | |
Phố ga | |||
1998 | Đường ra thành phố | Phát sóng trên kênh HanoiTV | [95] |
Tình yêu của mẹ |
Gia đình
[sửa | sửa mã nguồn]Vợ của Mạnh Cường từng là bạn học của ông tại trường Văn hóa Nghệ thuật Quân đội.[96][97] Bà là con gái của cố nhạc sĩ, Đại tá Lương Ngọc Trác, nguyên là Hiệu trưởng trường Nghệ thuật Quân đội, và Nghệ sĩ ưu tú Thùy Chi, nguyên Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ. Mạnh Cường và vợ có hai người con đều từng theo học trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh, con gái lớn tên Khanh học Thạc sĩ Lý luận Phê bình điện ảnh còn con trai tên Duy Anh học diễn viên.[98]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “NSND Mạnh Cường: Sống bình yên bên vợ là mối tình đầu, đã lên chức ông”. Báo điện tử Tiền Phong. 21 tháng 1 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2022.
- ^ Nguyễn Hữu Quý (29 tháng 8 năm 2019). “Nghệ sĩ, danh hiệu và cống hiến”. Báo Quân đội nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2021.
- ^ K.T (13 tháng 8 năm 2019). “Trao tặng, truy tặng danh hiệu NSND, NSƯT cho 391 nghệ sĩ”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2021.
- ^ a b “NSƯT Mạnh Cường: 'Chưa bao giờ biết tủi thân'”. An ninh Thủ đô. 2 tháng 11 năm 2009. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2021 – qua ZingNews.
- ^ “NSƯT Mạnh Cường: 'Chẳng biết mình có đào hoa không'”. VnExpress. 14 tháng 10 năm 2007. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2021.
- ^ Thanh Phương (26 tháng 1 năm 2007). “Mỹ Linh bị kiện dai dẳng”. Báo điện tử Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2021.
- ^ Hoài Phố (16 tháng 7 năm 2008). “Dừng phim "Thái tổ Lý Công Uẩn" vì không có tiền?”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2021.
- ^ Thủy Vân (3 tháng 10 năm 2005). “Tưng bừng đêm lễ hội văn hóa dân gian”. Báo Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2022.
- ^ “Tái dựng lễ hội dân gian Hà Nội”. Tuổi Trẻ Online. 2 tháng 10 năm 2005. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2022.
- ^ BBT (3 tháng 9 năm 2012). “Bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch”. Cổng Thông tin điện tử tỉnh Khánh Hòa. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2021.
- ^ Gia Linh (6 tháng 1 năm 2018). “Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật: Tạo điều kiện tốt nhất cho các văn nghệ sĩ sáng tạo”. Báo điện tử Tổ Quốc. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2021.
- ^ “Danh sách nghệ sĩ được Chủ tịch nước phong tặng, truy tặng danh hiệu NSND, NSƯT”. Báo điện tử Chính phủ (bằng tiếng Anh). 31 tháng 8 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2021.
- ^ Giang Huy (29 tháng 8 năm 2019). “Nghệ sĩ trong ngày nhận danh hiệu NSND, NSƯT”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2021.
- ^ Hà Ánh Minh (2000), tr. 253.
- ^ Châu Mỹ (27 tháng 1 năm 2016). “Dàn diễn viên phim 'Người Hà Nội' sau 20 năm”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2021.
- ^ Băng Châu (21 tháng 6 năm 2017). “Nhìn lại dàn diễn viên phim "Người Hà Nội" sau 21 năm”. Báo điện tử Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2021.
- ^ Hà Tùng Long (1 tháng 6 năm 2018). “"Vợ từng muốn tổ chức tiệc cho tôi gặp tất cả người yêu trên màn ảnh"”. Báo điện tử Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2021.
- ^ Thể Thao - Văn Hóa (3 tháng 12 năm 2002). “Phía sau "Không còn gì để nói"”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2021.
- ^ Hiểu Nhân (11 tháng 4 năm 2020). “Dàn diễn viên 'Những giấc mơ dài' sau 16 năm”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2021.
- ^ Hà Trang (3 tháng 8 năm 2021). “Minh Hương diễn vai yêu đương với NSND Mạnh Cường sau 15 năm 'Nhật ký vàng anh'”. Báo điện tử Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2021.
- ^ “15 năm Nhật ký Vàng Anh, Minh Hương từ 'con' hóa bạn gái NSND Mạnh Cường”. VietNamNet. 3 tháng 8 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2021.
- ^ Hoàng Lê (1 tháng 11 năm 2007). “Luật đời - luật nhân quả”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2021.
- ^ T.S (26 tháng 3 năm 2009). “"Những mảnh vỡ phù hoa" lên sóng HTV7 | TTVH Online”. Báo Điện tử Thể thao & Văn hóa, TTXVN. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2021.
- ^ H.Nhu (3 tháng 4 năm 2009). “Những mảnh vỡ phù hoa”. Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2021.
- ^ Hoàng Lê (5 tháng 4 năm 2009). “Phim truyền hình mới: Những mảnh vỡ phù hoa”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2021.
- ^ Ngọc Trần (3 tháng 7 năm 2009). “"Dừng phát sóng 'Những người độc thân vui vẻ' là tất yếu"”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2021.
- ^ N.H (14 tháng 9 năm 2009). “Á hậu Ngọc Oanh tình tứ bên nam diễn viên điển trai”. Báo điện tử Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2021.
- ^ “Ngọc Oanh: Bận bịu là một niềm hạnh phúc”. Báo điện tử Tiền Phong. 10 tháng 9 năm 2009. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2021.
- ^ M.C (31 tháng 8 năm 2009). “"Tin vào điều không có thể" - phim mới trên VTV3”. Báo điện tử của Đài Truyền hình Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 8 năm 2015. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2021.
- ^ Thanh Hằng (9 tháng 6 năm 2012). “"Hai phía chân trời", phim truyền hình đầu tiên về người Việt xa xứ”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2021.
- ^ Đỗ Đức (28 tháng 11 năm 2012). “NSƯT Mạnh Cường: "Sai là… ôm"”. Báo điện tử của Đài Truyền hình Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2021.
- ^ Tuyết Loan (30 tháng 10 năm 2012). “Chính thức công chiếu "Hai phía chân trời"”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2021.
- ^ Mi Lan (23 tháng 2 năm 2013). “"Tình yêu không hẹn trước", một thử nghiệm mạnh dạn”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2021.
- ^ Dạ Miên (22 tháng 2 năm 2013). “Thêm một bộ phim về đề tài gia đình và tình yêu lên sóng”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2021.
- ^ Nguyên Minh (23 tháng 2 năm 2013). “Việt Anh 'khóa môi' Lã Thanh Huyền dưới pháo hoa”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2021.
- ^ Trần Hoàng Thiên Kim (23 tháng 8 năm 2009). “NSƯT Mạnh Cường: Vai diễn trong phim "Trần Thủ Độ" là một thử thách”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2021.
- ^ Minh Ngọc (1 tháng 11 năm 2013). “Một phiếu cho phim lịch sử”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2021.
- ^ Nga Linh (20 tháng 8 năm 2009). “Phim Trần Thủ Độ: Cân nhắc diễn viên vào vai Trần Thị Dung”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2021.
- ^ Hoàng Lê (28 tháng 8 năm 2016). “Lựa chọn cuối cùng: Cuộc đấu của những âm mưu”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2021.
- ^ Châu Sa (8 tháng 7 năm 2016). “Chưa bao giờ vơi cạn niềm đam mê diễn xuất”. Báo Quân đội nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2021.
- ^ Lan Chi (1 tháng 7 năm 2016). “Lựa chọn cuối cùng - Phim chính luận gai góc hấp dẫn tới phút cuối cùng”. Báo điện tử của Đài Truyền hình Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 9 năm 2016. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2021.
- ^ Ngọc An (4 tháng 7 năm 2016). “VFC không chạy theo scandal để PR phim 'Lựa chọn cuối cùng'”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2021.
- ^ VTV Kết nối (14 tháng 8 năm 2017). “Ân oán tình đời - Phim chuyển thể hứa hẹn gây 'bão' màn ảnh Việt”. Báo điện tử của Đài Truyền hình Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2021.
- ^ Yến Anh (5 tháng 12 năm 2017). “Cả một đời ân oán: phim Bom tấn trên VTV3?”. Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2021.
- ^ N.H (8 tháng 9 năm 2018). “"Cả một đời ân oán" thắng lớn tại VTV Awards 2018”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2021.
- ^ LA (14 tháng 8 năm 2019). “Những nhân viên gương mẫu - Tập 1: Đủ mọi thói hư tật xấu ở chốn công sở được 'phơi bày'”. Báo điện tử của Đài Truyền hình Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2021.
- ^ Tiểu Phong (13 tháng 8 năm 2019). “Nối sóng 'Về nhà đi con', 'Những nhân viên gương mẫu' có gì hot?”. Thể thao & Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2021.
- ^ N.Hoa (10 tháng 6 năm 2020). “"Lựa chọn số phận" - Phim truyền hình Việt đầu tiên về ngành tòa án lên sóng”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2021.
- ^ Yến Anh (17 tháng 6 năm 2020). “Lựa chọn số phận được trông đợi”. Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2021.
- ^ Lê Kim (27 tháng 9 năm 2020). “'Lựa chọn số phận' lội ngược dòng từ chê đến khen như thế nào?”. Báo điện tử Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2021.
- ^ Đông Du (19 tháng 3 năm 2021). “"Hướng dương ngược nắng": 3 nghệ sĩ tên Cường và các nhân vật trái ngược”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2021.
- ^ Ngọc Dủ (26 tháng 2 năm 2021). “Phim gia đình và những thông điệp nhân văn từ màn ảnh Việt”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2021.
- ^ Mỹ Anh (13 tháng 1 năm 2021). “NSND Thu Hà run tay khi tát NSND Mạnh Cường lật mặt”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2021.
- ^ PV (29 tháng 7 năm 2021). “NSND Trung Anh âm thầm làm 'tiểu tam', 'cắm sừng' NSND Mạnh Cường tận hàng chục năm”. Báo điện tử của Đài Truyền hình Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2021.
- ^ Thanh Hương (29 tháng 7 năm 2021). “3 nghệ sĩ gạo cội Việt Nam đối mặt trong "Mặt nạ hạnh phúc"”. Lao Động Trẻ – Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2021.
- ^ Mỹ Anh (29 tháng 7 năm 2021). “NSND Mạnh Cường - NSƯT Chiều Xuân: 'Ông ăn chả, bà ăn nem' trong phim mới”. Báo điện tử VTC News. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2021.
- ^ Phương Linh (17 tháng 8 năm 2021). “Khả Ngân chảy máu trong má, đau 3 ngày vì bị NSND Mạnh Cường tát”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2021.
- ^ Nguyễn Anh Tuấn (2 tháng 10 năm 2012). “Đạo diễn, NSND Trần Đắc: Một nghệ sỹ cô đơn - Một người thầy nhân hậu”. Thế giới điện ảnh. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2021.
- ^ Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994), tr. 93.
- ^ a b Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994), tr. 92.
- ^ a b Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994), tr. 94.
- ^ Nguyễn Hằng (11 tháng 4 năm 2006). “Khánh Huyền: "Tôi nhất định không đóng cảnh sex"”. Báo điện tử Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2021.
- ^ Minh Châu (8 tháng 1 năm 2021). “6 tiểu thuyết kinh điển văn học được chuyển thể thành phim”. ZingNews. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2021.
- ^ “Những tướng cướp nổi tiếng nhất màn ảnh Việt”. ZingNews. 12 tháng 7 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2021.
- ^ VTV (10 tháng 10 năm 2013). “20h35, VTV1: Phim truyện 'Hoa ban đỏ' (Phần 1)”. Báo điện tử của Đài Truyền hình Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2021.
- ^ Hoàng Lê (5 tháng 5 năm 2013). “Hoa ban đỏ trên HTV7”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2021.
- ^ Ngọc Diệp (15 tháng 3 năm 2018). “Đặng Nhật Minh và sự nghiệp điện ảnh chưa có người thay thế”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2021.
- ^ Hà Dương (18 tháng 3 năm 2012). “Lăng kính văn nghệ”. Báo Hànộimới. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2021.
- ^ Thế Giới Nghệ Sĩ (11 tháng 3 năm 2004). “NSƯT Mạnh Cường luôn mang chất lửa vào vai diễn”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2021.
- ^ Nguyễn Hằng (14 tháng 4 năm 2021). “"Giai nhân màn ảnh" Quách Thu Phương: "Bị sốc, trầm cảm khi dừng diễn xuất"”. Báo điện tử Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2021.
- ^ Phan Bích Hà (2003), tr. 95.
- ^ P.V (7 tháng 11 năm 2012). “Chiếu phim "Mùa hè chiều thẳng đứng"”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2021.
- ^ Hiểu Nhân (26 tháng 5 năm 2020). “Sao 'Mùa hè chiều thẳng đứng' sau 20 năm”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2021.
- ^ Thể Thao (13 tháng 12 năm 2005). “Mạnh Cường luôn coi sân khấu là giấc mơ”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2021.
- ^ Yên Ngọc (9 tháng 11 năm 2007). “Hồi xuân”. Báo Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2021.
- ^ Đất Mũi (20 tháng 2 năm 2002). “"Cái tát sau cánh gà" hy vọng kéo khán giả đến rạp”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2021.
- ^ Như Hoa (7 tháng 2 năm 2005). “Nhiều chương trình đặc sắc, mới lạ”. Báo Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2021.
- ^ Hương Nhu (14 tháng 2 năm 2007). “Phim truyền hình Tết: Tràn ngập tiếng cười”. Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2021.
- ^ Lê Bảo (25 tháng 4 năm 2006). “Đỗ Đức Thành: 'Tôi không ngoại tình như trong phim'”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2021.
- ^ Đỗ Kim Cuông (13 tháng 4 năm 2010). “Bộ phim "Nhìn ra biển cả" sắp ra mắt công chúng cả nước”. Tạp chí Tuyên giáo. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2021.
- ^ Nguyễn Ngọc (1 tháng 5 năm 2010). “Tiếc cho Nhìn ra biển cả”. Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2021.
- ^ “Ra mắt bộ phim mới về Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (bằng tiếng Anh). 23 tháng 4 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2021.
- ^ N.Vũ (8 tháng 9 năm 2016). “Trình chiếu bộ phim Đức "Đầu xuôi đuôi lọt"”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2022.
- ^ Ngọc Diệp (15 tháng 8 năm 2016). “NSƯT Chiều Xuân vật vã học tiếng 3 tháng, 'bí mật' sang Đức đóng phim”. Báo Thể thao & Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2022.
- ^ Minh Trang (4 tháng 9 năm 2016). “Xem miễn phí hơi thở Việt tại Liên hoan phim Đức 2016”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2022.
- ^ Trọng Trường (19 tháng 10 năm 2017). “Tiếng cười và văn hóa Việt Nam trong phim Tây Ban Nha”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2021.
- ^ Lan Anh (21 tháng 7 năm 2018). “Giới thiệu phim hài, tình cảm "Thị Mai" của Tây Ban Nha tại Quảng Nam”. Báo điện tử Tổ Quốc. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2021.
- ^ Ngọc An (7 tháng 10 năm 2017). “Công chiếu phim điện ảnh đầu tiên của Tây Ban Nha quay tại Việt Nam”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2021.
- ^ Minh Khang (7 tháng 5 năm 2019). “Sao Việt mừng đạo diễn Nguyễn Quang Dũng ra mắt phim "Ước hẹn mùa thu"”. Báo Công lý. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2021.
- ^ Vạn Phát (8 tháng 5 năm 2019). “'Ước hẹn mùa thu' - chuyện tình học trò dang dở vì giấc ngủ 15 năm”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2021.
- ^ Nguyên Khánh (9 tháng 5 năm 2019). “Hoàng Oanh, Nhan Phúc Vinh tình tứ ở 'Ước hẹn mùa thu'”. Báo điện tử Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2021.
- ^ V.T. (27 tháng 6 năm 2007). “Người đàn bà bán ốc và cuốn tiểu thuyết cuộc đời”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2021.
- ^ Cao Thùy Liên (20 tháng 8 năm 2015). “Phận đời nghiệt ngã của nhà văn bán vé số”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2021.
- ^ Quân Trần (1 tháng 11 năm 2009). “Người leo dốc không biết mệt...”. An ninh Thủ đô. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2022.
- ^ “Mạnh Cường với đôi mắt không thể đóng vai phản diện”. VnExpress. 6 tháng 1 năm 2003. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2021.
- ^ Hạ Đan (2 tháng 9 năm 2019). “Gặp lại nghệ sĩ Mạnh Cường và phút nói thật của 'gã đào hoa'”. Báo điện tử Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2021.
- ^ Trần Hoàng Thiên Kim (15 tháng 2 năm 2009). “Nghe NSƯT Mạnh Cường ca ngợi vợ”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2021.
- ^ Nông Hồng Diệu (19 tháng 5 năm 2013). “NSƯT Mạnh Cường: Những kỷ niệm về cha”. Báo điện tử Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2021.
Nguồn
[sửa | sửa mã nguồn]- Hà Ánh Minh (2000). Âm thanh từ trái tim. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa thông tin. OCLC 603907526.
- Phan Bích Hà (2003). Hiện thực thứ hai. Nhà xuất bản Văn hóa thông tin. OCLC 62394229.
- Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994). Diễn viên điện ảnh Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin. OCLC 33133770.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Mạnh Cường trên IMDb
| |
---|---|
Phim truyện điện ảnh |
|
Phim truyện video |
|
Từ khóa » Ca Sĩ Mạnh Cường
-
Quê Mẹ - Ca Sĩ Mạnh Cường Tuyệt đỉnh Song Ca Mùa 3 - YouTube
-
Ở Hai đầu Nỗi Nhớ - Mạnh Cường - YouTube
-
Hoàng Tử Nhạc Sến - Mạnh Cường | Giọng Ca Độc Lạ, Tiếng Hát Để ...
-
Mạnh Cường Singer - Facebook
-
Mạnh Cường - Album Hay Nhất Của Ca Sĩ Mạnh Cường
-
Những Bài Hát Do Ca Sĩ Mạnh Cường Trình Bày
-
Thông Tin, Tiểu Sử Về Ca Sĩ Mạnh Cường - Hợp Âm Pro
-
Ca Sĩ Mạnh Cường Là Ai?
-
Ca Sĩ Nguyễn Mạnh Cường Là Ai? - Hàng Hiệu
-
Mạnh Cường: Tiểu Sử, Lý Lịch, Profile, Thông Tin Ca Sĩ - Nhạc Chờ
-
Nguyễn Mạnh Cường: Tiểu Sử, Lý Lịch, Profile, Thông Tin Ca Sĩ - Nhạc Chờ
-
Ca Sĩ Trần Mạnh Cường Là Ai - NhacReMixs