Marketing Là Gì? 9 Chức Năng Của Marketing đối Với Doanh Nghiệp

Thu thập, phân tích thông tin thị trường, phân phối, xúc tiến bán hàng, định giá sản phẩm,... là những chức năng của Marketing đối với doanh nghiệp. Theo dõi những thông tin dưới đây để tìm hiểu kỹ hơn về khái niệm cũng như vai trò của Marketing bạn nhé!

Marketing là gì?

Ở mục này, chúng ta sẽ đi tìm hiểu từ khái niệm, vai trò và cả những loại của Marketing, cụ thể:

Khái niệm Marketing

Marketing là tiếp thị, quảng cáo để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đồng thời tạo dựng giá trị cho cá nhân hoặc doanh nghiệp. Ngoài ra, hình thức này còn có thể giúp bạn thu hút được nguồn khách hàng tiềm năng tìm hiểu đến thương hiệu của mình.

Marketing gồm những loại nào?

Marketing được phân thành 2 loại, bao gồm:

- Marketing truyền thống: chỉ xảy ra trong khâu lưu thông trên thị trường. Về bản chất, Marketing truyền thống chỉ chú trọng đến việc tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ nhanh chóng, không quan tâm đến khách hàng.

Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt, nếu chỉ tập trung đến khâu tiêu thụ là chưa đủ, phải quan tâm đến tính đồng bộ của cả hệ thống.

Marketing là tiếp thị, quảng cáo để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đồng thời tạo dựng giá trị cho cá nhân hoặc doanh nghiệp

- Marketing hiện đại: sau khi ra đời, yếu tố này đã góp phần to lớn vào việc khắc phục các tình trạng khủng hoảng thừa thãi, nâng cao thúc đẩy khoa học kỹ thuật phát triển.

Ngoài ra, Marketing hiện đại chú trọng tới khách hàng nhiều hơn và coi khâu quan trọng nhất trong quá trình sản xuất hàng hóa là thị trường.

Vai trò của Marketing

Marketing có 4 vai trò chính trong doanh nghiệp là:

- Giúp doanh thu gia tăng.

- Xây dựng, duy trì mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp.

- Marketing giúp doanh nghiệp phát triển.

- Tìm kiếm khách hàng tiềm năng và tạo điều kiện tương tác.

9 chức năng của Marketing trong doanh nghiệp

Marketing bao gồm 9 chức năng chính đối với doanh nghiệp như sau:

Thu thập, phân tích thông tin thị trường

Đối với Marketing, thu thập và phân tích thông tin thị trường là một chức năng rất quan trọng. Nó cho phép phép Marketer tạo ra và thu nhập các thông tin liên quan đến mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp.

Từ đó hiểu được nhu cầu của của khách hàng và để đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu của họ, bạn sẽ biết cách phát triển hiệu quả hơn.

Cần phải thu thập, phân tích tất cả thông tin liên quan đến hành vi và sở thích tiêu dùng của khách hàng. Sau đó, tìm hiểu sản phẩm nào thích hợp và có cơ hội phát triển tốt nhất trên thị trường này.

Bạn có thể thu thập thông tin bằng cách: yêu cầu đội ngũ bán hàng phản hồi, xem các báo cáo nghiên cứu thị trường, thực hiện khảo sát, theo dõi các trang web đánh giá sản phẩm,...

Phát triển, thiết kế sản phẩm

Phát triển sản phẩm là 1 nhiệm vụ của bộ phận Marketing nhằm xác định thị trường cần hoặc muốn những gì, sau đó tiến hành thiết kế sản phẩm để đáp ứng nhu cầu.

Marketing được phân làm 2 loại là: truyền thống và hiện đại

Có thể nói rằng, nếu sở hữu 1 thiết kế đặc biệt sẽ giúp doanh nghiệp có được 1 lợi thế cạnh tranh. Quan trọng là thiết kế 1 sản phẩm thôi chưa đủ, phải liên tục phát triển nó.

Định phẩm cấp và tiêu chuẩn hóa

Tiêu chuẩn hóa xác định các tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng, kích thước, thiết kế,... của 1 sản phẩm cụ thể. Như vậy, nhà sản xuất có thể đảm bảo được rằng hàng hóa làm ra sẽ đáp ứng được các quy chuẩn và đặc thù nhất định.

Các sản phẩm có cùng tiêu chuẩn, đặc điểm sẽ được phân loại và sắp về cùng 1 cấp độ nhất định, việc này còn được gọi là định phẩm cấp hay xếp hạng sản phẩm.

Phân phối

Phân phối bao gồm các hoạt động nhằm tối ưu sản phẩm từ giai đoạn quá trình sản xuất kết thúc đến lúc được giao đến các cửa hàng bán lẻ hoặc người sử dụng.

Với chức năng này, các Marketer phải tính hàng hóa được vận chuyển từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ như thế nào và phải đưa ra các quyết định liên quan đến 4 yếu tố, bao gồm: vận tải, hàng tồn kho, kho bãi và xử lý đơn đặt hàng.

Tạo dựng thương hiệu cho doanh nghiệp

Để thực hiện mong muốn mọi sản phẩm của mình có 1 bản sắc riêng trên thị trường, nhà sản xuất phải đặt tên, làm thương hiệu cho nó, làm cho khác biệt so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.

Xúc tiến bán hàng

Khách hàng sẽ được Marketing hỗ trợ, doanh nghiệp cũng thỏa mãn tốt hơn khi nhu cầu người tiêu dùng chính là công cụ cạnh tranh hiệu quả. Mọi người có thể biết các hoạt động yểm trợ như: khuyến mãi, quảng cáo, triển lãm, hội chợ,...

Marketing có nhiều chức năng như: tạo dựng thương hiệu cho doanh nghiệp, đo lường rủi ro, phân phối,...

Hỗ trợ khách hàng

Hoạt động hỗ trợ khách hàng là 1 trong những chức năng chính của Marketing. Mục đích là nhằm cung cấp những thông tin cần thiết cho khách bất cứ khi nào họ cần.

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng sẽ mang đến cho họ sự hài lòng. Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, đó được coi là ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp, làm tăng sự gắn bó của người tiêu dùng với 1 sản phẩm cụ thể và lần sau vẫn sẽ tiếp tục quay lại.

Định giá sản phẩm

Để đặt 1 mức giá cho hàng hóa, định giá sản phẩm là chức năng quan trọng nhất của người quản lý Marketing.

Một số yếu tố sẽ ảnh hưởng đến giá của sản phẩm như: chi phí sản xuất, giá sản phẩm cạnh tranh, các chính sách của chính phủ, tỷ suất lợi nhuận,...

Bạn có thể thực hiện chức năng này bằng cách: thiết kế những hệ thống định giá dựa trên các giai đoạn của sản phẩm.

Đo lường những rủi ro

Quá trình sản phẩm đi từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro như: bị mất cắp hoặc trong quá trình vận chuyển bị hư hỏng.

Để giảm thiểu, các doanh nghiệp phải xây dựng 1 hệ thống đóng gói thật sự hiệu quả nhằm bảo vệ, 1 dịch vụ kho bãi để việc lưu trữ được đảm bảo hay 1 hệ thống vận tải đủ nhanh để sản phẩm kịp lúc phân phối đến tay người tiêu dùng.

Trên đây là những thông tin về định nghĩa, vai trò và chức năng của Marketing đối với doanh nghiệp. Đừng quên thường xuyên theo dõi chuyên trang chúng tôi để cập nhật nhiều bài viết hữu ích khác bạn nhé!

Theo 35express.org

Từ khóa » Chức Năng Của Marketing Trong Doanh Nghiệp