Marry Blog :: Những điều Cần Tránh Khi Chọn Nhẫn Cưới
Có thể bạn quan tâm
Nhẫn cưới chính là 1 vật thiêng liêng để khẳng định mối quan hệ hôn nhân, tình cảm giữa vợ chồng. Bởi vậy, khi chuẩn bị đám cưới thì việc mua nhẫn là 1 trong những bước cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên, nhiều người trẻ thường chỉ chọn nhẫn cưới theo phong trào, cứ to nhất, đẹp nhất và đắt nhất để mua, quan điểm đó chưa thật sự đúng! Trong thực tế, có những sai lầm và điều kiêng kỵ khi chọn mua nhẫn cưới rất nhiều người phạm phải. Để không "giẫm vào vết xe đổ" của người khác, bạn nên biết những sai lầm và kiêng kỵ đó là gì để tránh xa trước khi chọn nhẫn cưới nhé.
Kiêng kỵ khi mua nhẫn cưới
Chọn mua nhẫn vào buổi sáng
Không nên chọn mua nhẫn vào buổi sáng bởi lúc này cơ thể sẽ giữ muối từ tối hôm trước hoặc sau khi tập thể dục buổi sáng, khiến ngón tay bị sưng lên. Chỉ nên chọn và đeo thử nhẫn khi cơ thể đã ở trạng thái cân bằng, ổn định với thân nhiệt.
Sai lầm khi chọn nhẫn cưới quá mỏng và nhỏ
Thông thường mọi người muốn chiếc nhẫn cưới của mình phải thật thanh mảnh để khi đeo vào tay không bị thô. Tuy nhiên, đây lại là 1 suy nghĩ sai lầm bởi các chất liệu kim loại mà đặc biệt là vàng thường bị hao mòn, rỗ, hỏng kết cấu. Nếu chọn nhẫn cưới quá mỏng thì tốc độ mòn, hỏng sẽ nhanh hơn bình thường. Bởi vậy, trước khi chọn mua nhẫn cưới cần cân bằng giữa chất lượng, tuổi thọ với hình dáng của chiếc nhẫn.
Chi quá nhiều tiền để mua nhẫn cưới
Đeo một đôi nhẫn cưới đẹp, đắt đỏ trên tay sẽ giúp bạn nở mày, nở mặt trước quan khách về sự giàu có, chịu chơi của mình. Nhưng nếu điều kiện kinh tế chỉ ở mức vừa phải mà bạn lại chi quá nhiều cho việc mua nhẫn sẽ dẫn tới tình trạng thâm hụt ngân sách. Bởi vậy, thà mua một đôi nhẫn cưới với mức giá vừa phải để không rơi vào cảnh dở khóc dở cười vì phung phí.
Nhẫn cưới phải giống nhau từ A đến Z
Nhiều cặp đôi muốn nhẫn của mình phải giống nhau từ chi tiết, hình dáng cho tới chất liệu, màu sắc nên việc chọn nhẫn cưới vốn tưởng dễ dàng nhưng lại gặp rất nhiều khó khăn. Đôi khi cô dâu muốn nhẫn có gắn đá nhưng chú rể lại muốn loại nhẫn trơn chẳng hạn. Nhưng suy cho cùng, không nhất thiết là 2 chiếc nhẫn cưới phải giống nhau từ A đến Z. Chỉ cần chúng có 1 số điểm chung về chất liệu hoặc màu sắc là được.
Mua nhẫn qua mạng
Ngại đi lại nên đặt luôn nhẫn cưới trên mạng và chỉ chờ người ship tới là 1 trong những sai lầm của không ít cặp đôi. Đôi khi những quảng cáo trên mạng xã hội chưa chắc đã giống với sản phẩm thực tế. Bởi vậy, bạn chỉ nên tham khảo mẫu mã và tới tận cửa hàng để xem xét chất liệu, đặc biệt là đeo thử nó vào tay xem có vừa hay không.
Xem ngày tốt chọn mua nhẫn cưới
Theo phong tục của ông bà ta từ xưa thì không chỉ việc cưới hỏi mà ngay cả đi mua nhẫn cưới cũng cần xem ngày, giờ tốt mới được xuất hành để mọi việc thuận buồm xuôi gió, vợ chồng sống hạnh phúc đến đầu bạc răng long, không cãi vã, tranh chấp. Một số ngày tốt như: ngày Kim Qũy Hoàng Đạo, ngày Kim Đường Hoàng Đạo, ngày Tư Mệnh Hoàng đạo... Các giờ tốt như Đại An, Tốc Hỷ, Tiểu Cát...
Nên chọn nhẫn cưới theo mệnh
Nhẫn cưới hợp mệnh cũng là 1 trong những yếu tố giúp vợ chồng sống hạnh phúc với nhau. Ví dụ: Người mệnh Kim thì nên chọn nhẫn cưới thuộc Thổ (vì Thổ sinh Kim): Đặc điểm của nhẫn này là hình vuông, mặt nhẫn lồi lên được thiết kế thành hình vuông, chữ nhật, nạm đá quý màu vàng xám, trên thân nhẫn có gắn đá màu vàng, xám, ghi...
Không chọn nhẫn gắn ba viên đá
Về phương diện phong thủy, nhẫn cưới có gắn ba viên đá liên tưởng tới hình ảnh "người thứ 3" gây bất lợi cho tình yêu và hôn nhân cho dù về hình thức, chúng trông rất đẹp. Hơn nữa, mỗi viên đá trên đó tượng trưng cho khái niệm: Hiện tại, tương lai và quá khứ. Nếu không may vô tình làm rơi mất một hay nhiều viên đá trên đó thì dễ xảy ra chuyện chẳng lành.
Không ít bạn trẻ ngày nay lười tìm hiểu, chỉ chọn nhẫn theo phong trào, cứ to nhất, đẹp nhất và đắt nhất để mua, hoặc thích chọn những chiếc nhẫn có nhiều đá lấp lánh mới đẹp, mới bắt mắt. Thế nhưng nhẫn cưới không giống những món đồ trang sức thông thường, chúng không nên gắn hoặc nếu có cũng phải thật ít đá quý. Bởi vì, với trang sức bạn có thể tháo ra, tháo vào thường xuyên để cất đi nhưng nhẫn cưới lại phải đeo từ năm này sang năm khác, nếu gắn nhiều hạt đá gây bất tiện khi làm việc, sinh hoạt hằng ngày. Không những thế, càng nhiều hạt đá thì càng có nguy cơ dễ rơi, bị xước… tạo nên những khoảng trống gây mất thẩm mỹ.
Theo truyền thống, một chiếc nhẫn cưới lý tưởng nhất là chỉ nên gắn một viên kim cương, dù to hay nhỏ thì chúng cũng có ý nghĩa là "một", là "duy nhất". Bên cạnh đó, năng lượng chứa đựng trong một viên đá lớn sẽ dồi dào hơn nhiều viên nhỏ.
Không chọn nhẫn cưới đính ngọc trai
Ngọc trai không được chọn trang trí nhẫn cưới cũng vì ý nghĩa của nó theo truyền thuyết rằng đó là giọt nước mắt của nàng tiên cá. Điều này đồng nghĩa với việc khi cô dâu đeo nhẫn thường xuyên dự báo cuộc hôn nhân không hạnh phúc, khiến cô dâu hay khóc vì buồn tủi. Có thể nói, ngọc trai được xem là một biểu tượng không may mắn trong hôn nhân.
Bên cạnh đó, ngọc lục bảo tuy đáng giá và đẹp nhưng cũng không nên dùng để trang trí nhẫn cưới. Theo phong thủy, loại đá này chứa rất nhiều tạp chất, do đó đá sẽ kích thích lòng tham, sự hứng thú và ham muốn quá độ, người đeo nhẫn thường có xu hướng ngoại tình, không hề tốt cho chuyện lứa đôi. Còn xét theo khía cạnh thực tế, ngọc trai hay ngọc lục bảo có độ cứng rất hạn chế, không thể so sánh được với kim cương. Những chất liệu làm nhẫn cưới đòi hỏi độ bền phải cao nhưng các loại như ngọc trai hay ngọc lục bảo lại giòn và dễ hỏng, xước, việc sửa chữa, bảo hành sẽ hết sức tốn kém.
Kiêng kỵ khi đeo nhẫn cưới
Đeo nhẫn cưới chuẩn phong thuỷ là cần thiết và càng phải lưu ý. Không chỉ có những kiêng kỵ khi chọn nhẫn cưới mà trong quá trình đeo nhẫn cũng có lưu ý sau đây :
Không đeo nhẫn trước lễ cưới
Theo quan niệm của dân gian, việc cưới hỏi quan trọng, phải có tôn ti, trật tự, có trên có dưới, khi chưa được gia đình hai bên công nhận thì không nên vội vàng, xáo trộn hết trật tự. Các cặp đôi cần kiên nhẫn chờ đến khi thắp nhang hành lễ, 2 bên gia đình họ hàng chứng kiến mới được đeo nhẫn. Như vậy sẽ tránh việc đeo nhẫn trước khi hôn lễ diễn ra sẽ giúp tình cảm lứa đôi thuận buồm xuôi gió, gia đình không bị xáo trộn, tình yêu bền vững và hạnh phúc trọn vẹn hơn.
Không đeo nhẫn cưới ở ngón tay khác ngoài ngón áp út trái
Không nên tùy tiện trong việc đeo nhẫn cưới ở các ngón khác ngoài ngón áp út. Có nhiều trường hợp do nhẫn bị rộng hay chật mà bạn đổi nhẫn cưới sang ngón tay khác, điều này là phạm đại kỵ phong thủy, là nguyên nhân khiến vợ chồng chia cách, tình cảm nhạt dần.
Nhẫn cưới được xem là tín vật của tình yêu cho nên vị trí đeo nhẫn cũng phải ở ngón có sự liên hệ đến trái tim. Vì tĩnh mạnh của ngón áp út ở bàn tay trái chảy trực tiếp về trái tim cho nên đó cũng là lý do ngón tay này được coi là vị trí chuẩn mực để đeo nhẫn cưới. Quan niệm này không chỉ ở Việt Nam nói riêng mà áp dụng cho tất cả các quốc gia trên thế giới khi tiến tới hôn nhân.
Không cố tình để nhẫn cưới bị gãy
Do đặc thù của nhẫn cưới được cấu tạo từ nhiều nguyên tố kim loại từ tự nhiên mà trong đó thành phần chính là vàng cho nên khó thể bị gãy,.. Trong quá trình chung sống, không ít người chồng/vợ cố tình bẻ gãy, làm trầy xước, vứt hoặc chặt nhẫn cưới,... Thái độ này thể hiện cuộc hôn nhân đã không được coi trọng, người bạn đời cảm thấy bị tổn thương, khó hàn gắn.
Bán hoặc làm mất nhẫn cưới
Người xưa quan niệm rằng, đánh mất nhẫn cưới - biểu tượng thiêng liêng gắn kết giữa hai vợ chồng dự báo một cuộc hôn nhân nhiều sóng gió. Do đó, phải cẩn trọng, chớ biện hộ cho sự bất cẩn của mình. Bạn không được bán nhẫn cưới cho dù túng thiếu đến đâu vì đó là chiếc nhẫn duy nhất có sự chứng giám của ông bà tổ tiên và quan viên hai họ. Còn bất cứ chiếc nhẫn nào khác đều không có ý nghĩa lớn lao như thế, do đó nếu bán đi hoặc làm mất nhẫn thì hạnh phúc giữa hai người cũng bị ảnh hưởng.
Hình thức nhẫn không nên quá khác xa nhau
Khi chọn nhẫn cưới không cần thiết phải giống nhau từng chi tiết, hình dáng cho tới chất liệu, màu sắc. Việc này chỉ gây thêm khó khăn vì sở thích của hai người không phải khi nào cũng tương đồng. Ví dụ cô dâu thích nhẫn cưới có đính kim cương nhưng chú rể lại chỉ chọn nhẫn trơn cho mình thì việc hai nhẫn giống hoàn toàn là không thể. Chỉ cần chúng có 1 số điểm chung về chất liệu hoặc màu sắc là được.
Từ khóa » Nhẫn Cưới Không Hạt
-
Nhẫn Cưới Vàng - PNJ
-
Nhẫn Cưới Không Hạt - Vàng Bạc Duy Hiển
-
Nhẫn Cưới Không Hạt - Vàng Bạc Duy Hiển
-
Bộ Sưu Tập Nhẫn Cưới Mới Nhất 2022 - Trang Sức DOJI
-
Vì Sao Nên Chọn Mẫu Nhẫn Cưới đơn Giản
-
Các Mẫu Nhẫn Cưới Không Bao Giờ Lỗi Thời - Kim Ngọc Thủy
-
5 Quan Niệm Sai Lầm Về Nhẫn Cưới - Kim Ngọc Thủy
-
Nhẫn Cưới Giá Rẻ Dưới 2 Triệu - Mdj Luxury
-
Nhẫn Cưới Mẫu Đẹp 2022, Miễn Phí Khắc Tên Bảo Hành Vĩnh Viễn ...
-
Những điều Cần Biết Về Nhẫn Cưới Vàng 18k
-
Cách Chọn Nhẫn Cưới Hợp Phong Thủy Cho Vợ Chồng Hạnh Phúc Dài ...
-
Ý Nghĩa Của Nhẫn Cưới Và đeo Nhẫn Thế Nào Cho đúng? - Eropi