Mất Bảng điểm, Bằng Tốt Nghiệp Có Xin Cấp Lại được Không?
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- 1 1. Mất bảng điểm có xin cấp lại được không?
- 2 2. Xử phạt đối với hành vi mua bán sử dụng bảng điểm giả
- 3 3. Mất bằng tốt nghiệp cao đẳng có được cấp lại không?
- 4 4. Cấp lại bằng tốt nghiệp bị mất khi không còn hồ sơ lưu trữ tại nhà trường
1. Mất bảng điểm có xin cấp lại được không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Bằng tốt nghiệp Đại học của tôi còn, học bạ ( bảng điểm) bị mất. Để học nâng cao sau Đại học cần phải có bảng điểm học tập. Nay tôi muốn xin được cấp lại bảng điểm thì cần những giấy tờ gì? Cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 16 Thông tư 19/2015/TT-BGDĐT quy định về quản lý bằng giáo dục đại học và chứng chỉ của cơ sở giáo dục đại học như sau:
“- Khi cấp văn bằng, chứng chỉ cho người học, cơ sở giáo dục đại học phải lập sổ gốc văn bằng, chứng chỉ theo mẫu quy định, trong đó ghi rõ số hiệu, số vào sổ cấp văn bằng, chứng chỉ. Việc lập số hiệu, số vào sổ cấp văn bằng, chứng chỉ được thực hiện theo quy định như sau:
+ Số hiệu ghi trên phôi văn bằng, chứng chỉ được lập liên tục theo thứ tự số tự nhiên từ nhỏ đến lớn trong toàn bộ quá trình hoạt động của cơ sở giáo dục đại học từ khi thực hiện việc tự in phôi văn bằng, chứng chỉ; đảm bảo phân biệt được số hiệu của từng loại văn bằng, chứng chỉ và xác định được cơ sở giáo dục in phôi văn bằng, chứng chỉ;
+ Số vào sổ cấp văn bằng, chứng chỉ được lập liên tục theo thứ tự số tự nhiên từ nhỏ đến lớn theo từng năm từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12; đảm bảo phân biệt được số vào sổ cấp của từng loại văn bằng, chứng chỉ, năm cấp và cơ sở giáo dục cấp văn bằng, chứng chỉ.
– Đối với phôi văn bằng, chứng chỉ bị hư hỏng, viết sai, chất lượng không bảo đảm, chưa sử dụng do thay đổi mẫu phôi thì thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học phải lập hội đồng xử lý và có biên bản hủy bỏ, ghi rõ số lượng, số hiệu và tình trạng phôi văn bằng, chứng chỉ trước khi bị hủybỏ. Biên bản hủy bỏ phải được lưu trữ vào hồ sơ để theo dõi, quản lý.
Quy định này cũng áp dụng đối với văn bằng, chứng chỉ bị viết sai, đã được người có thẩm quyềncấp văn bằng, chứng chỉ ký, đóng dấu.
– Trường hợp phôi văn bằng, chứng chỉ bị mất, cơ sở giáo dục đại học có trách nhiệm lập biên bản và thông báo ngay với cơ quan công an địa phương nơi cơ sở giáo dục đóng trụ sở chính để xử lý kịp thời.”
Luật sư tư vấn xin cấp lại bảng điểm khi bị mất:1900.6568
Trong trường hợp này, bạn bị mất học bạ đại họ. Do đó, bạn cần liên hệ lại với trường đại học để xin cấp lại bảng điểm vì trường đại học của bạn vẫn còn lưu thông tin bảng điểm của bạn. Khi đi, bạn cầm theo bằng tốt nghiệp đại học và chứng minh thư nhân dân (hoặc thẻ căn cước công dân) để được cấp lại.
2. Xử phạt đối với hành vi mua bán sử dụng bảng điểm giả
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư!
Em là sinh viên năm tư đã nghỉ học từ năm ba vì không cón đam mê với ngành đang học. Nhưng gần đây trường có gọi điện thông báo kết quả học tập về nhà, gia đình em gọi điện cho em nói em phải gửi ngay bảng điểm về nhà, em lo lắng quá sợ làm ba mẹ thất vọng vì lúc nào ba mẹ cũng tự hào vì em. Em đã liên hệ mua một bảng điểm có kết quả tốt để gửi về nhà (có con dấu và chữ kí giả của thầy hiệu phó) nhưng không may lá thư đó không chuyển được về nhà em nên chuyển trả lại trường. Em có lên hỏi thì biết đã chuyển lá thư đó qua khoa, và khoa đã bóc ra xem. Em không biết em có vi phạm pháp luật hay không? Mong Luật sư tư vấn giúp em! Em xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức là hành vi vi phạm pháp luật, được quy định tại Điều 267 “Bộ luật hình sự 2015” sửa đổi bổ sung năm 2009. Tuy nhiên, trong trường hợp của bạn, bạn mới có hành vi mua bán, sử dụng bảng điểm, tài liệu giả nên sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 267 “Bộ luật hình sự 2015” sửa đổi bổ sung năm 2009.
“ Điều 267. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức
1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm: A) Có tổ chức; B) Phạm tội nhiều lần; C) Gây hậu quả nghiêm trọng; D) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bốn năm đến bảy năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.”
Tuy nhiên, bạn vẫn phải chịu trách nhiệm hành chính về hành vi mua bán, sử dụng bảng điểm, tài liệu giả của mình. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 16 Nghị định số 138/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục, thì hành vi mua bán sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả sẽ bị xử phạt hành chính từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng Ngoài việc bị phạt tiền, người có hành vi vi phạm còn bị áp dụng biện pháp xử phạt bổ sung là thu hồi văn bằng, chứng chỉ vi phạm.
“Điều 16(Nghị định số 138/2013/NĐ-CP): Vi phạm quy định về sử dụng và công khai thông tin cấp văn bằng, chứng chỉ
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không cập nhật và công khai thông tin về cấp văn bằng, chứng chỉ trên trang thông tin điện tử của đơn vị.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng văn bằng, chứng chỉ của người khác hoặc sử dụng văn bằng chứng chỉ bị tẩy, xóa, sửa chữa.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi mua bán, sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi làm giả văn bằng, chứng chỉ.
5. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.”
Ngoài các hình thức xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật, bạn cũng sẽ phải nhận các hình thức xử lý kỷ luật theo quy định của nhà trường nơi bạn đang theo học (có thể là cảnh cáo, đình chỉ, buộc thôi học,… tùy theo mức độ vi phạm và theo quy định của nhà trường)
3. Mất bằng tốt nghiệp cao đẳng có được cấp lại không?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin Chào Luật sư: Xin Luật sư cho tôi hỏi: Tôi đã tốt nghiệp cao đẳng ngành kế toán và đã học liên thông lên Đại học và đã nhận bằng đại học. Nhưng lại bị mất bằng cao đẳng. Cho tôi hỏi mất bằng cao đẳng như vậy sau này có ảnh hưởng gì đến công việc hay không? Xin cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 2 Quy chế văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân ban hành kèm theo Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT quy định về nguyên tắc cấp văn bằng, chứng chỉ như sau:
“1. Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học sau khi tốt nghiệp cấp học hoặc trình độ đào tạo. Chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học để xác nhận kết quả học tập sau khi được đào tạo hoặc bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp.
2. Văn bằng, chứng chỉ được quản lý thống nhất, thực hiện phân cấp quản lý, bảo đảm quyền và trách nhiệm của các cơ sở giáo dục. Nghiêm cấm mọi hành vi gian lận trong cấp phát và sử dụng văn bằng, chứng chỉ.
3. Bản chính văn bằng, chứng chỉ chỉ cấp một lần, không cấp lại.”
Điều 24 Quy chế văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân ban hành kèm theo Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT quy định Giá trị pháp lý của bản sao văn bằng, chứng chỉ được cấp từ sổ gốc:
“1. Bản sao văn bằng, chứng chỉ được cấp từ sổ gốc có giá trị pháp lý sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch.
2. Cơ quan, tổ chức tiếp nhận bản sao văn bằng, chứng chỉ được cấp từ sổ gốc không được yêu cầu xuất trình bản chính văn bằng, chứng chỉ để đối chiếu. Trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ bản sao là giả mạo thì có quyền xác minh.”
Theo quy định trên, bạn đã tốt nghiệp cao đẳng, có bằng cao đẳng và học liên thông lên đại học, nay bị mất bản chính bằng cao đẳng. Về nguyên tắc, bạn sẽ không được cấp lại bản chính bằng tốt nghiệp cao đẳng nữa, mà bạn chỉ có thể xin cấp bản sao bằng tốt nghiệp từ sổ gốc. Bản sao cấp từ sổ gốc có giá trị pháp lý sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch.
Bạn gửi yêu cầu của bạn trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tới trường cao đẳng của bạn trước đây; khi yêu cầu, bạn xuất trình hoặc gửi bản sao có chứng thực chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc các giấy tờ tùy thân khác và giấy ủy quyền (trong trường hợp được ủy quyền).
Cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc văn bằng, chứng chỉ xem xét, kiểm tra tính hợp pháp của việc yêu cầu cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ, đối chiếu với sổ gốc để cấp bản sao cho người yêu cầu cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc. Nội dung bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc phải đúng với nội dung đã ghi trong sổ gốc.
4. Cấp lại bằng tốt nghiệp bị mất khi không còn hồ sơ lưu trữ tại nhà trường
Tóm tắt câu hỏi:
Em bị mất bằng tốt nghiệp ,em đến Sở giáo dục và đào tạo xin cấp bản sao, họ đưa cho em mẫu đơn về làm, nhưng chứng từ gốc em mất hết,về trường xin xác nhận nhưng trường nói phải có gì để chứng minh em là học sinh của trường ,vì em tốt nghiệp năm 1999 ,nên trường bảo là hồ sơ lưu đã hủy hết rồi,bây giờ em phải làm sao để được cấp lại bằng,em học trường cấp 2,3 Đa Phước năm học 1998 – 1999. Xin luật sư giúp em có cách nào để được xin cấp lại bằng tốt nghiệp.
Luật sư tư vấn:
Điều 19 Thông tư 19/2015/TT-BGDĐT quy định về thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ. Theo đó, trưởng phòng giáo dục và đào tạo huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp là cơ quan có thẩm quyền cấp Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Còn bằng tốt nghiệp trung học phổ thông do giám đốc sở giáo dục và đào tạo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp. Bên cạnh đó, theo quy định của pháp luật thì cơ quan, cơ sở giáo dục đang quản lý sổ gốc cấp văn bằng, chứng chỉ có thẩm quyền và trách nhiệm cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc. Việc cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc được thực hiện đồng thời với việc cấp bản chính hoặc sau thời điểm cấp bản chính.
Về nguyên tắc, văn bằng, chứng chỉ chỉ được cấp một lần. Trong trường hợp bị mất, chỉ có thể thực hiện thủ tục xin cấp bản sao cấp từ sổ gốc. Tuy nhiên, theo quy định của Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP thì bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị pháp lý thay cho bản chính trong các trường hợp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Như vậy, trường hợp của bạn bị mất bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, trung hoc phổ thông và bạn cũng đã đến trường để xin xác nhận. Nhưng phía nhà trường lại không còn hồ sơ lưu trữ để chứng minh bạn là học sinh của trường. Do toàn bộ hồ sơ năm 1999 đã bị hủy. Trong trường hợp này bạn có thể làm đơn gửi đến phòng giáo dục đào tạo hoặc sở giáo dục và đào tạo tỉnh để yêu cầu họ xác minh bạn là học sinh của trường Đa Phước năm 1998-1999. Bởi lẽ, theo quy định tại khoản 2, Điều 22 Thông tư 19/2015/TT-BGDĐT thì Phòng giáo dục và đào tạo, sở giáo dục và đào tạo lập sổ gốc theo danh sách người học tốt nghiệp của từng trường thuộc phạm vi quản lý; bàn giao sổ gốc cấp văn bằng kèm theo văn bằng đã được ghi đầy đủ nội dung và ký, đóng dấu cho nhà trường để phát văn bằng cho người học trong thời hạn do giám đốc sở giáo dục và đào tạo quy định phù hợp với điều kiện của từng địa phương.
Luật sư tư vấn trực tuyến về cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ:1900.6568
Và sau thời hạn quy định, nhà trường bàn giao lại sổ gốc và các văn bằng người học chưa đến nhận cho phòng giáo dục và đào tạo hoặc sở giáo dục và đào tạo, đồng thời sao lại một bản sổ gốc lưu tại trường để theo dõi. Điều này có nghĩa là ngoài nhà trường giữ bản gốc các giấy tờ thì bên Sở giáo dục và đạo tạo cũng phải lưu một bản sổ gốc về thông tin những người đã tốt nghiệp. Vì vậy, bạn có thể liên hệ lại với Sở giáo dục và đào tạo để yêu cầu xác nhận việc bạn là học sinh của trường Đa Phước và đã tốt nghiệp năm 1998-1999. Đồng thời, bạn làm hồ sơ nộp tại Sở giáo dục và đào tạo để xin cấp bản sao cấp từ sổ gốc bằng tốt nghiệp đã mất. Thành phần hồ sơ bao gồm :
– Đơn xin cấp bản sao có xác nhận lý do mất bằng, hỏng bằng của chính quyền hoặc cơ quan công an cấp xã (phường) và đóng dấu giáp lai ảnh;
– Bản sao chứng thực Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu có giá trị sử dụng của bạn.
Sau khi nhận được hồ sơ của bạn, cơ quan, cơ sở giáo dục đang quản lý sổ gốc cấp văn bằng, chứng chỉ sẽ căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao cho bạn. Trong trường hợp không còn lưu trữ được sổ gốc hoặc trong sổ gốc không có thông tin về nội dung yêu cầu cấp bản sao thì cơ quan, cơ sở giáo dục có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho bạn. Trường hợp không cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc cho người yêu cầu thì cơ quan, cơ sở giáo dục phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Từ khóa » Số Hiệu B Trên Bằng Tốt Nghiệp Thpt Là Gì
-
Số Hiệu Bằng Tốt Nghiệp Thpt Là Gì ? Số Hiệu Bằng ... - Sen Tây Hồ
-
Số Hiệu Bằng Tốt Nghiệp Thpt Là Gì ? Số Hiệu ...
-
Số Hiệu Bằng Tốt Nghiệp Thpt Là Gì - Film1streaming
-
Số Hiệu Bằng Tốt Nghiệp Thpt Là Gì
-
Số Hiệu Bằng Tốt Nghiệp Thpt Là Gì
-
Số Hiệu Và Số Vào Sổ Cấp Bằng Là Gì - LuTrader
-
[PDF] Quy định Cách Lập Số Hiệu Và Số Vào Sổ Gốc Cấp Văn Bằng Chứng Chỉ
-
Kiểm Tra Số Hiệu Bằng Cấp Thật Giả Như Thế Nào?
-
Ý Nghĩa Của Số Hiệu Trên Bằng đại Học
-
Bằng Tốt Nghiệp Thpt Có Xếp Loại Không - .vn
-
Cách Ghi Các Nội Dung Trên Bằng Tốt Nghiệp đại Học
-
Quy Chế Quản Lý Bằng Tốt Nghiệp, Văn Bằng Giáo Dục - Luật Minh Gia
-
Thời Hạn Cấp, Thủ Tục Xin Cấp Lại Bản Sao Bằng Tốt Nghiệp Phổ Thông