Mất Bao Lâu để được Xóa Lịch Sử Nợ Xấu? - Luật Sư X

Khi xảy ra những khó khăn trong vấn đề tài chính, một giải pháp tức thời có lẽ là vay nợ. Tuy nhiên, vì một số lý do mà người vay không thể trả tiền đúng hạn dẫn đến bị ghi nợ xấu, gây ảnh hưởng đến sau này. Vậy làm sao để xóa nợ xấu, mất bao lâu để được xóa lịch sử nợ xấu? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây:

Căn cứ pháp lý

Thông tư số 03/2013/TT-NHNN

Nợ xấu là gì?

“Nợ xấu” là những khoản vay mà người dùng đã vay tại ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng nhưng không trả đúng kỳ hạn đã cam kết. Các khoản nợ xấu này sẽ được lưu lại trên CIC; và ảnh hưởng trực tiếp đến xếp hạng tín dụng của khách hàng; nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc vay vốn sau này.

Nợ xấu bản chất là một khoản nợ quá hạn mà ngân hàng hoặc các công ty tài chính nhận thấy rủi ro về khả năng thu hồi vốn của mình. Các loại nợ này sẽ được chia thành các nhóm nợ khác nhau; theo mức độ tăng dần về tính nghiêm trọng.

Phân loại nợ xấu

Cụ thể, có 5 nhóm nợ:

(1) Nhóm 1 – Nợ đủ tiêu chuẩn: bao gồm 03 loại khác nhau, trong đó phổ biến và điển hình nhất là nợ trong hạn và nợ quá hạn dưới 10 ngày được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn.

(2) Nhóm 2 – Nợ cần chú ý: bao gồm 03 loại khác nhau, trong đó phổ biến và điển hình nhất là nợ quá hạn từ 10 – 90 ngày và nợ đã được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu.

(3) Nhóm 3 – Nợ dưới tiêu chuẩn: bao gồm 05 loại khác nhau, trong đó phổ biến và điển hình nhất là nợ quá hạn từ 91 – 180 ngày và nợ đã được gia hạn lần đầu.

(4) Nhóm 4 – Nợ nghi ngờ: bao gồm 06 loại khác nhau, trong đó phổ biến và điển hình nhất là nợ quá hạn từ 181 – 360 ngày và nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;

(5) Nhóm 5 – Nợ có khả năng mất vốn: bao gồm 08 loại khác nhau, trong đó phổ biến và điển hình nhất là nợ quá hạn trên 360 ngày và nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên.

Việc phân loại nhóm nợ sẽ giúp các tổ chức cho vay dễ dàng đánh giá lịch sử tín dụng của khách hàng để đưa ra quyết định có nên cho vay hay không. Nợ xấu là những khoản nợ được phân loại từ nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5. Hay nói cách khác, nợ xấu là các khoản nợ quá hạn trả lãi và gốc trên 90 ngày.

Lịch sử nợ xấu cá nhân bao lâu thì được xóa?

Lịch sử nợ xấu cá nhân bao lâu thì được xóa?
Lịch sử nợ xấu cá nhân bao lâu thì được xóa?

Hiện nay lịch sử vay vốn của các các nhân, tổ chức đều được lưu trữ tại Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC).

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Thông tư số 03/2013/TT-NHNN, thông tin lịch sử nợ xấu của khách hàng vay được CIC cung cấp trong thời gian tối đa 5 năm, kể từ thời điểm phát sinh cuối cùng. Thời gian để được xóa lịch sử nợ xấu sẽ phụ thuộc vào thời gian quá hạn và cấp độ nợ xấu khác nhau.

Nợ nhóm 1: Nhóm an toàn, đủ tiêu chuẩn vay lại.

Nợ nhóm 2: Sau khi thanh toán đủ gốc, lãi, lịch sử nợ xấu được xóa sau 1 năm. (Sau 1 năm thì khách hàng sẽ tiếp tục được vay).

Nợ xấu nhóm 3 – Nợ xấu nhóm 5: Sau khi thanh toán đủ gốc, lãi, lịch sử nợ xấu được xóa sau 5 năm. (Sau 5 năm thì khách hàng sẽ tiếp tục được vay trở lại).

Đối với các khoản vay dưới 10 triệu: theo khoản 1 Điều 11 Thông tư số 03/2013/TT-NHNN , Ngân hàng Nhà nước ngừng cung cấp lịch sử tín dụng các khoản vay quá hạn dưới 10 triệu đồng đã tất toán. Do vậy, ngay sau khi tất toán khoản nợ, CIC sẽ ngừng cung cấp lịch sử nợ xấu ngay sau khi cập nhật thông tin tất toán do tổ chức tín dụng báo cáo.

Làm sao để được xóa lịch sử nợ xấu nhanh nhất?

Xóa lịch sử nợ xấu là việc làm rất cần thiết để khách hàng tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn. Cách tốt nhất và nhanh nhất để có thể xóa nợ xấu trên CIC là khách hàng đến làm việc trực tiếp với ngân hàng hoặc tổ chức tài chính để thanh toán toàn bộ nợ gốc và lãi suất.

Trường hợp nợ xấu do lỗi của Ngân hàng hoặc lỗi của Trung tâm thông tin tín dụng CIC. Thì trước tiên, khách hàng cần kiểm tra thông tin rõ tình trạng nợ xấu trên CIC để biết rõ số tiền đang nợ và nhóm nợ. Tiếp đó, cần làm công văn gửi Ngân hàng hoặc CIC để khiếu nại xóa nợ xấu trên CIC. Sau khi ngân hàng hoặc CIC phản hồi, khách hàng cần kiểm tra lại CIC để đảm bảo thông tin đã được cập nhật chính xác.

Một khi đã bị rơi vào nhóm nợ xấu trên CIC sẽ rất khó để tiếp tục vay vốn ngân hàng. Do đó, trước khi vay vốn, khách hàng cần xem xét kỹ về các khoản vay, mức lãi suất, khả năng trả nợ. Đặc biệt với những người sử dụng thẻ tín dụng cần lưu ý chi tiêu hợp lý; trả nợ đúng hạn bởi lãi suất vay thẻ tín dụng là khá cao.

Có thể bạn quan tâm:

  • Làm sao kiểm tra mình có bị nợ xấu hay không và điểm tín dụng ra sao?
  • Nợ xấu bao lâu thì bị ngân hàng kiện ra tòa?
  • Dịch vụ khởi kiện xóa nợ xấu FE Credit, gọi điện làm phiền

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Mất bao lâu để được xóa lịch sử nợ xấu?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công tygiấy phép bay flycamxác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệuhợp pháp hóa lãnh sựđăng ký mã số thuế cá nhân,…. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102.

Hoặc qua các kênh sau:

  • Facebook: www.facebook.com/luatsux
  • Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
  • Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

CIC là gì?

CIC là viết tắt của từ Credit Information Center hay còn gọi là Trung tâm Thông Tin Tín Dụng Quốc Gia Việt Nam. Đây là một tổ chức thuộc ngân hàng nhà nước có chức năng thu nhận; lưu trữ, phân tích, xử lý, dự báo thông tin tín dụng của cá nhân; tổ chức nhằm phục vụ cho hoạt động của ngân hàng, tổ chức tín dụng.

Cách kiểm tra mình có bị nợ xấu hay không trên điện thoại?

Bước 1: Tải về cài đặt ứng dụng CIC cho điện thoại.Bước 2: Đăng ký tài khoản CIC theo các bước yêu cầu của hệ thống.Bước 3: Đăng nhập tài khoản khi CIC xét duyệt thành công. …Bước 4: Sử dụng tính năng tra cứu kiểm tra nợ xấu theo các bước yêu cầu của hệ thống.Bước 5: Nhận kết quả tra cứu.

Không trả được nợ thì phải làm gì, có bị đi tù không?

Khi dính nợ xấu, người vay nên tìm cách trao đổi, trình bày nguyện vọng một cách trung thực với ngân hàng để hai bên cùng đưa ra phương án giải quyết phù hợp. Trong trường hợp bị ngân hàng kiện ra đòi nợ; người vay phải chú ý tuân thủ lịch triệu tập, xét xử của Tòa án; thông báo giải quyết của Cơ quan thi hành án có thẩm quyền. Đặc biệt, không được tỏ thái độ né tránh, bất hợp tác; và nghĩ ra các cách để trốn nợ. Mặc dù vay nợ là vấn đề dân sự, tuy nhiên nếu người vay có hành vi vi phạm pháp luật; hay bỏ trốn thì ngân hàng có thể chuyển hồ sơ cho phía Công an để xử lý hình sự.

5/5 - (3 bình chọn)

Từ khóa » Nợ Chú ý Nhóm 2 Bao Lâu Mới Xoá