Mắt Cá Chân Bị Sưng Nhưng Không đau: Vì Sao? - Bệnh Viện Thu Cúc

Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc – TCI Hospital gb

Trang chủ » Sống khỏe » Bệnh cơ xương khớp

Mắt cá chân bị sưng nhưng không đau: vì sao? 29/05/2017 - 08:48 Tác giả: Bệnh viện ĐKQT Thu CúcTheo dõi Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc trên Google News

Mắt cá chân bị sưng nhưng không đau xuất hiện tương đối phổ biến, đặc biệt ở những người lớn tuổi. Tình trạng này là do sự tích tụ chất lỏng dư thừa trong các mô mềm ở cẳng chân. Nhiều bệnh lý và rối loạn khác nhau có thể dẫn tới sưng mắt cá chân nhưng không gây đau. Trong một số trường hợp, triệu chứng này sẽ nhanh chóng biến mất và không phải là dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe nào nghiêm trọng cả. Tuy nhiên mắt cá chân bị sưng nhưng không đau đôi khi lại ẩn dấu nhiều nguyên nhân tiềm ẩn nguy hiểm.

Ít hoạt động thể chất

Cơ bắp không hoạt động trong thời gian kéo dài có thể gây ra huyết khối ở cẳng chân, thường xuyên dẫn đến rò rỉ chất lỏng vào mô mềm và sưng mắt cá chân. Đi ô tô hoặc ngồi máy bay đường dài cũng có thể dẫn tới tình trạng sưng mắt cá chân nhưng không đau. Những người có nghề đòi hỏi phải ngồi lâu cũng có thể phát triển bệnh sưng mắt cá chân, gọi là phù ngoại vi. Kéo dãn cơ bắp thường xuyên khi phải ngồi nhiều và đi lại nhẹ nhàng có thể giúp làm giảm sưng mắt cá chân do ít hoạt động.

Mang thai

Phụ nữ mang thai cũng thường gặp tình trạng mắt cá chân bị sưng, đặc biệt là vào những tháng cuối của thai kỳ

Phụ nữ mang thai cũng thường gặp tình trạng mắt cá chân bị sưng, đặc biệt là vào những tháng cuối của thai kỳ.

Phụ nữ mang thai cũng thường gặp tình trạng mắt cá chân bị sưng, đặc biệt là vào những tháng cuối của thai kỳ. Hàm lượng muối và nước duy trì góp phần làm sưng phù mắt cá chân do mang thai. Áp suất tăng lên trong tĩnh mạch chân thường dẫn đến sự rò rỉ chất lỏng vào các mô mềm của mắt cá chân. Mặc dù sưng phù mắt cá chân thường là vô hại trong thời gian mang thai nhưng nếu tình trạng này diễn ra đột ngột hoặc sưng rất nghiêm trọng thì có thể đây là dấu hiệu của chứng tiền sản giật – một biến chứng nghiêm trọng trong thai nghén.

Thừa cân và béo phì

Sưng mắt cá chân cũng gặp nhiều ở những người bị béo phì, thừa cân. Mỡ cơ thể dư thừa làm gia tăng sức ép lên tĩnh mạch ở chân và vùng bụng, tăng áp lực trong các mạch máu và thúc đẩy sự rò rỉ chất lỏng vào các mô mềm. Cơ thể ít vận động còn làm tăng thêm áp lực rong tĩnh mạch chân. Các tác động kết hợp của chất béo cơ thể dư thừa và không hoạt động thường xuyên dẫn đến sưng mắt cá chân. Giảm cân và tăng hoạt động thể lực có thể giúp làm giảm bong gân mắt cá do khối lượng cơ thể thừa.

Sưng mắt cá chân cũng gặp nhiều ở những người bị béo phì, thừa cân.

Sưng mắt cá chân cũng gặp nhiều ở những người bị béo phì, thừa cân.

Suy tim

Mắt các chân sưng nhưng không đau là triệu chứng phổ biến ở những người bị suy tim ở mức độ từ vừa đến nặng. Khả năng bơm máu của tim suy yếu làm cho máu tụ lại ở chân và thận tích nước. Những yếu tố này thường xuyên dẫn đến sưng mắt cá chân, cẳng chân và bàn chân. Tình trạng sưng mắt cá chân đột ngột trở nặng có thể cho thấy suy tim đã tiến triển phức tạp.

Bệnh thận

Sưng mắt cá chân nhưng không đau là một triệu chứng phổ biến của bệnh thận cấp tính hoặc mãn tính. Thận điều hoà khối lượng H2O và muối khoáng trong cơ thể. Bệnh thận thường gây ra tình trạng ứ nước và muối bất thường. Hạn chế tiêu thụ muối có thể giúp làm giảm sưng phù mắt các chân tuy nhiên bất cứ thay đổi nào về chế độ ăn uống cũng phải được thảo luận với bác sĩ điều trị.

Nên thăm khám sớm để biết nguyên nhân gây sưng mắt cá chân.

Nên thăm khám sớm để biết nguyên nhân gây sưng mắt cá chân.

Nguyên nhân khác

Một số bệnh khác có thể dẫn đến sưng mắt cá chân. Xơ gan hoặc suy gan có thể dẫn đến triệu chứng này do các cơ chế phức tạp dẫn tới việc cơ thể tích muối và nước. Suy dinh dưỡng nặng, đặc biệt với những trường hợp thiếu đạm, cũng có thể dẫn đến sự rò rỉ chất lỏng vào các mô mềm ở chân dưới. Suy giáp hoặc cường giáp cũng có thể gây ra triệu chứng sưng mắt cá chân nhưng không đau. Phẫu thuật khung xương chậu hoặc điều trị phóng xạ ở vùng bụng dưới hoặc khung chậu có thể dẫn đến mắt cá chân bị sưng phù do tổn thương hệ thống bạch huyết ở những khu vực này.

Cách xử lý

Trừ khi có một nguyên nhân rõ ràng, chẳng hạn như mang thai hoặc vừa trải qua một chuyến đi dài ngày bằng ô tô hay máy bany, nên tới bệnh viện để kiểm tra càng sớm càng tốt nếu bị sưng mắt cá chân. Mặc dù đa số các nguyên nhân gây ra tình trạng này thường không nguy hiểm, một số bệnh lý tiềm ẩn có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng. Tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay nếu bị suy tim, thận hoặc gan và phát hiện thấy sưng phù mắt cá chân kèm theo hụt hơi, khó thở, chóng mặt, chóng mặt hoặc lú lẫn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ: Từ khóa: bệnh suy timMắt cá chân bị sưngBài viết liên quan
  • Tìm hiểu bệnh suy tim ở người già có nguy hiểm không

    Tìm hiểu bệnh suy tim ở người già có nguy hiểm không

    Bệnh suy tim ở người già có nguy hiểm không là băn khoăn của rất nhiều người. Suy...

  • Suy tim – Bệnh lý không thể coi thường!

    Suy tim – Bệnh lý không thể coi thường!

    Theo ước tính, hiện nay Việt Nam có khoảng 1,6 triệu bệnh nhân suy tim. Đây là một...

  • Phương pháp phổ biến trong chẩn đoán bệnh suy tim

    Phương pháp phổ biến trong chẩn đoán bệnh suy tim

    Chẩn đoán bệnh suy tim được thực hiện bằng nhiều phương pháp. Bác sĩ sẽ hỏi bệnh sử...

  • Dấu hiệu suy tim và cách chẩn đoán, điều trị

    Dấu hiệu suy tim và cách chẩn đoán, điều trị

    Suy tim thường là hậu quả của một hoặc rất nhiều bệnh lý tim mạch khác nhau. Nắm...

  • Bệnh suy tim là gì, nguyên nhân và lưu ý chăm sóc

    Bệnh suy tim là gì, nguyên nhân và lưu ý chăm sóc

    Theo các thống kê gần đây Việt Nam có khoảng 1,6 triệu người bị suy tim. Suy tim...

  • Phác đồ điều trị suy tim qua từng giai đoạn

    Phác đồ điều trị suy tim qua từng giai đoạn

    Suy tim là bệnh lý tim mạch phổ biến và nguy hiểm, do đó ngay khi xuất hiện...

Câu hỏi liên quan
  • Người mắc bệnh xương khớp có được chơi thể thao không?

  • Bao nhiêu tuổi thì có nguy cơ bị loãng xương?

  • Lưng đau nhói mỗi khi bê vác nặng là bị làm sao?

  • Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ có gây ra biến chứng gì không ạ?

  • Người bị thừa cân, béo phì có nguy cơ cao mắc các bệnh về cơ xương khớp hơn?

Tin tức mới
  • Thoát vị đĩa đệm L4 L5 có nguy hiểm không và cách chẩn đoán

    Thoát vị đĩa đệm L4 L5 có nguy hiểm không và cách chẩn đoán

    Tình trạng thoát vị đĩa đệm L4 L5 có nguy hiểm không và cách chẩn đoán thế nào…
  • Triệu chứng và phương pháp phẫu thuật ngón tay lò xo

    Triệu chứng và phương pháp phẫu thuật ngón tay lò xo

    Khi mắc ngón tay lò xo, người bệnh rất khó khăn trong việc gập hoặc duỗi ngón tay.…
  • Hội chứng hẹp ống cổ tay và những điều cần lưu ý

    Hội chứng hẹp ống cổ tay và những điều cần lưu ý

    Hội chứng hẹp ống cổ tay là tình trạng tê, dị cảm, đau nhức các chi do bị…
  • Châm cứu thoái hóa đốt sống cổ: các thông tin tham khảo

    Châm cứu thoái hóa đốt sống cổ: các thông tin tham khảo

    Châm cứu thoái hoá đốt sống cổ là phương pháp hỗ trợ điều trị thoái hoá đốt sống…
  • Các bài tập thể dục trị thoái hoá cột sống hỗ trợ chữa bệnh

    Các bài tập thể dục trị thoái hoá cột sống hỗ trợ chữa bệnh

    Thể dục trị thoái hóa cột sống là phương pháp hỗ trợ điều trị thoái hoá cột sống…
  • Tìm hiểu về xương đốt sống cổ và các bệnh lý liên quan

    Tìm hiểu về xương đốt sống cổ và các bệnh lý liên quan

    Xương đốt sống cổ là vị trí thường xảy ra các bệnh xương khớp, khiến người bệnh đau…
Đăng ký nhận tư vấnVui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn Đăng ký ngay
  • 0936 388 288
  • 0936 388 288
  • Đặt lịch khám
Connect Zalo TCI Hospital

Từ khóa » Nổi Cục Cứng ở Mắt Cá Chân