MẶT CẮT – HÌNH CẮT [VẼ KỸ THUẬT] - TECHNOLOGY
Có thể bạn quan tâm
https://www.youtube.com/watch?v=9PllTENKY7Q
Đối với những vật thể có cấu tạo bên trong phức tạp, nếu dùng nét khuất để thể hiện thì hình vẽ sẽ không được rõ ràng khó hình dung đối với người đọc bản vẽ. Vì vậy trong bản vẽ kỹ thuật, thường dùng loại hình biểu diễn khác gọi là hình cắt và mặt cắt.
Nội dung của phương pháp hình cắt và mặt cắt là. Để biểu diễn hình dạng bên trong của vật thể, ta giả sử rằng dùng một mặt phẳng tưởng tượng cắt qua phần cấu tạo bên trong như lỗ, rãnh.v.v… của vật thể bị cắt làm hai phần. Sau khi lấy đi phần vật thể nằm giữa người quan sát và mặt phẳng cắt, rồi chiếu vuông góc phần vật thể còn lại lên mặt phẳng hình chiếu song song với mặt phẳng cắt, sẽ được sẽ được một hình biểu diễn, gọi là hình cắt. Nếu chỉ vẽ các đường bao của vật thể nằm trên mặt phẳng cắt mà không vẽ các đường bao của vật thể ở phía sau mặt phẳng cắt thì hình biểu diễn đó gọi là mặt cắt. TCVN 8 – 40 : 2003 quy định các quy tắc về biểu diễn hình cắt và mặt cắt dùng cho tất cả các bản vẽ kỹ thuật nói chung và TCVN 8 – 44 : 2003. Quy định các quy tắc về biểu diễn hình cắt và mặt cắt dùng cho bản vẽ cơ khí nói riêng. TCVN 8 – 40 : 2003 và TCVN 8 – 44 : 2003 được chuyển đổi từ ISO 128 – 40: 2001 và ISO 128 – 44: 2001. Vậy hình cắt là hình biểu diễn các đường bao vật thể nằm trên và nằm sau mặt phẳng cắt. * Chú ý: mặt phẳng cắt chỉ là mặt phẳng tưởng tượng. Việc cắt đó chỉ có tác dụng đối với một hình cắt hoặc một mặt cắt nào đó, còn các hình biểu diễn khác không bị ảnh hưởng gì đối với mặt cắt đó. * Để phân biệt phần vật thể nằm trên mặt phẳng cắt và phần vật thể nằm ở phía sau mặt phẳng cắt, tiêu chuẩn quy định vẽ mặt cắt bằng kí hiệu vật liệu trên mặt cắt theo: TCVN 7 :1993.
2.1. Hình cắt
a.Phân loại hình cắt: * Chia theo vị trí mặt phẳng cắt đối với mắt phẳng hình chiếu cơ bản: – Hình cắt đứng: nếu mặt phẳng cắt (P) song song với mặt phẳng hình chiếu đứng (Hình 2.61).
– Hình cắt bằng: nếu mặt phẳng cắt (P) song song với mặt phẳng hình chiếu bằng (Hình 2.62)
– Hình cắt cạnh, nếu mặt phẳng cắt (P) song song với mặt phẳng hình chiếu cạnh (Hình 2.63)
– Hình cắt nghiêng: nếu mặt phẳng cắt không song song với mặt phẳng hình chiếu cơ bản (Hình2.64).
* Chia theo số lượng mặt phẳng cắt: – Hình cắt sử dụng một mặt phẳng cắt, thường gọi là hình cắt đơn giản. – Hình cắt sử dụng hai hoặc ba mặt phẳng cắt song song với nhau (Hình 2.65) thường gọi là hình cắt bậc.
Khi vẽ, các hình cắt của các mặt phẳng cắt song song đó được thể hiện trên cùng một hình cắt chung, giữa các mặt phẳng cắt không vẽ đường phân cách. – Hình cắt sử dụng các mặt phẳng cắt giao nhau, thường gọi là hình cắt xoay. Khi vẽ, hai mặt cắt giao nhau đó được thể hiện trên cùng một hình cắt chung, giữa hai mặt phẳng cắt không vẽ đường phân cách. Mặt cắt nghiêng được xoay về song song với mặt phẳng hình chiếu để vẽ thành hình cắt. * Chia theo phần vật thể bị cắt: – Để thể hiện cấu tạo bên trong của một phần nhỏ của vật thể, cho phép vẽ hình cắt của phần đó. Hình cắt cục bộ có thể dặt ngay ở vị trí tương ứng trên hình chiếu cơ bản, đường cắt cục bộ được vẽ bang nét zích dắc hoặc bằng nét lượn sóng. Hình cắt đó gọi là hình cắt riêng phần (Hình 2.66).
– Để giảm bớt số lượng hình vẽ, cho phép ghép phần hình chiếu với phần hình cắt hoặc các phần hình cắt với nhau thành một hình biểu diễn theo cùng một phương chiếu (Hình 2.67)
Một nửa hình chiếu ghép với một nửa hình cắt, gọi là hình cắt bán phần. Quy định lấy trục đối xứng của hình (đường chấm gạch mảnh) làm đường phân cách giữa phần hình chiếu và hình cắt. – Trong trường hợp ghép một nửa hình chiếu với một nửa hình cắt ở trên, nếu có nét cơ bản trùng với trục đối xứng thì dùng nét lượn sóng làm đường phân cách. Nét này được vẽ lệch sang phần hình chiếu hay phần hình cắt tùy theo nét cơ bản ở sau mặt phẳng cắt hay ở trước mặt phẳng cắt (Hình 2.68)
2.2. Mặt cắt
Mặt cắt là hình biểu diễn các đường bao vật thể nhận được trên mặt phẳng cắt khi tưởng tượng dùng mặt phẳng này cắt qua vật thể. Mặt phẳng cắt được chọn sao cho nó vuông góc với chiều dài của phần vật thể bị cắt (mặt cắt vuông góc). Mặt cắt dùng để thể hiện hình dạng và cấu tạo phần tử bị cắt mà trên các hình chiếu khó thể hiện. a. Phân loại mặt cắt: Mặt cắt được chia ra: * Mặt cắt rời: là mặt cắt đặt ngoài hình chiếu tương ứng, đường bao vẽ bằng nét cơ bản. Có thể đặt mặt cắt rời ở giữa phần cắt lìa của một hình chiếu nào đó. Đường bao của mặt cắt rời và mặt cắt thuộc hình cắt vẽ bằng nét liền đậm. Mặt cắt rời thường đặt dọc theo đường kéo dài của nét cắt và đặt gần hình biểu diễn tương ứng. Nhưng cũng cho phép đặt ở vị trí bất kỳ trong bản vẽ.
* Mặt cắt chập: là mặt cắt đặt ngay trên hình biểu diễn tương ứng. Đường bao của mặt cắt chập vẽ bằng nét liền mảnh. Các đường bao tại nơi đặt mặt cắt của hình biểu diễn vẫn vẽ đầy đủ.
b. Kí hiệu và các qui định về mặt cắt: Cách ghi chú thích trên mặt cắt cũng giống như cách ghi chú trên hình cắt, cần có các nét cắt xác định vị trí mặt phẳng cắt, mũi tên chỉ hướng chiếu và chữ kí hiệu mặt cắt (Hình 2.72).
– Trường hợp mặt cắt chập hay mặt cắt rời không có trục đối xứng trùng với vết mặt phẳng cắt hay đường kéo dài của mặt phẳng cắt thì chỉ cần vẽ nét cắt, mũi tên chỉ hướng chiếu mà không cần ghi kí hiệu bằng chữ (Hình 2.73)
– Mặt cắt được đặt đúng theo hướng mũi tên, cho phép đặt mặt cắt ở vị trí bất kì trên bản vẽ. Nếu mặt cắt đã được xoay, thì trên chữ kí hiệu có mũi tên cong cũng giống như hình cắt đã được xoay (Hình 2.74)
– Nếu mặt phẳng cắt đi qua trục của đường bao xoay hoặc phần lõm tròn xoay, thì đường bao của lỗ hoặc phần lõm đó được vẽ đầy đủ trên mặt cắt (Hình2.75)
– Trong trường hợp đặc biệt, cho phép dùng mặt trụ để cắt. Khi đó mặt cắt được trải phẳng (Hình 2.76)
Chia sẻ:
Từ khóa » Hình Cắt Ghép Là Gì
-
Quy định Về Hình Cắt – Mặt Cắt - Kỹ Thuật Chế Tạo
-
HÌNH CẮT - Phần Mềm Kỹ Thuật
-
Hình Cắt Và Mặt Cắt Là Gì? Ứng Dụng Trong Cuộc Sống - VRO Group
-
Thế Nào Là Hình Cắt Và Mặt Cắt ? Hình Cắt Và Mặt Cắt Dùng để Làm Gì?
-
Bài 4: Mặt Cắt Và Hình Cắt - Tìm đáp án, Giải Bài Tập, để Học Tốt
-
Bài 4: Mặt Cắt Và Hình Cắt - Hoc24
-
Vẽ Hình Chiếu Cạnh Và Hình Cắt Ghép Hợp Lý Trên Hình ...
-
Công Nghệ 11 Bài 4: Mặt Cắt Và Hình Cắt
-
Phân Biệt Các Loại Hình Cắt
-
Hình Cắt Là Gì? Hình Cắt Thể Hiện điều Gì? - Tin Tức Các Loại điện Máy
-
[ĐÚNG] Hình Cắt Là Gì? - Top Tài Liệu
-
Hình Cắt Một Nửa Dùng để Biểu Diễn? - Top Lời Giải
-
Thế Nào Là Hình Cắt Hình Cắt Dùng để Làm Gì - Nội Thất Hằng Phát