MẶT DÂY CHUYỀN CHỮ VẠN BIỂU TƯỢNG MAY MẮN VÀ TỐT ...

Nguồn gốc chữ Vạn

Hình chữ Vạn vốn là biểu tượng biểu thị tính chất tốt lành của dân tộc Ấn Độ Cổ Đại nói riêng, và cả chủng người Aryan nói chung. Vì vậy, không chỉ riêng người Ấn Độ mà cả dân tộc Ba Tư, Hy Lạp cũng xem nó là biểu tượng của mình. Đó là một hình vẽ có từ thời xa xưa, thời tồn tại tín ngưỡng bái vật giáo. Trong tư tưởng của người Phương Đông, chữ Vạn tượng trưng cho mặt trời và tia lửa, biểu ý tập trung rực rỡ sự kiết tường.

Cũng chính bởi ý nghĩa phổ biến của chữ Vạn trong Phật giáo, là biểu tượng của sự kiết tường, thanh tịnh và viên mãn. Nên nhiều tôn giáo cổ đại của Ấn Độ như Bà-la-môn giáo, Kỳ-na giáo,… cũng đều sử dụng biểu tượng này. Như vậy, trước khi Phật giáo ra đời, đã có sự hiện diện của biểu tượng này.

Biểu tượng chữ Vạn trong phong thủy

Những tín đồ Bà-la-môn giáo xem biểu tượng chữ Vạn là chòm lông xoáy trước ngực của thần Vishnu và Krishna – là một trong những tướng tốt của vị thần. Theo một nghiên cứu, chữ Vạn trong Phật giáo được người Bà-la-môn ghi chép từ thế kỷ thứ VIII trước Tây lịch, cho thụy tướng lông xoắn trước ngực thần Vishnu. Đến thế kỷ thứ III trước tây lịch thì kinh Phật mới nhắc đến.

Dân tộc Ấn Độ có truyền thống văn hóa thờ cúng con bò. Vì thế mà họ cho rằng biểu tượng chữ Vạn cũng là tướng lông xoắn ốc trên đầu bầu. Biểu tượng này cũng được xem là một trong sáu tướng đại nhân. Về sau mới trở thành một trong ba mươi hai tướng đại nhân. 

Ý nghĩa chữ Vạn

Chữ Vạn hoặc swastika 卐 / sauwastika 卍 là một hình dạng hình học và là một biểu tượng tôn giáo cổ xưa trong các nền văn hóa của Á – Âu. Nó được sử dụng như một biểu tượng của thần linh và tâm linh trong các tôn giáo Ấn Độ. Tên chữ vạn (swastika) xuất phát từ tiếng Phạn (Devanagari: स्वस्तिक) có nghĩa là ‘có lợi cho hạnh phúc’ hoặc ‘tốt lành’. 

Chữ Vạn trên ngực Đức Phật

Chữ vạn trong phật giáo là một trong ba mươi hai tướng tốt của Phật. Nó nằm ngay trước ngực của Ngài. Ý nghĩa chữ vạn là biểu thị công đức vô lượng của Phật. Sở dĩ nó ứng hiện ở nơi ngực của Phật là đề nói lên ý nghĩa giác ngộ vẹn toàn của Phật. Ở chính giữa ngực là tượng trưng cho lý Trung Đạo, không kẹt hai bên và vượt ngoài đối đãi.

> Tìm hiểu thêm Ý nghĩa chữ Vạn trong Phật giáo

Chiều quay của chữ Vạn

Trên thực tế, có thể bắt gặp cả hai dạng chiều xoay của biểu tượng chữ Vạn trong phong thủy. Căn cứ vào cái bóng của chiều chuyển động chữ thập (+) và của nam hoa bánh xe mà nhiều nhà nghiên cứu thống nhất rằng hình này xoay về bên phải, thuận chiều kim đồng hồ. Còn hình thì xoay về bên trái nghịch chiều kim đồng hồ. Vấn đề này thường xảy ra tranh luận, chiều nào mới là chiều xoay của tướng Vạn của Phật Giáo. Vấn đề này xảy ra vào thập niên 40 thế kỷ XX, khi mà Đức Quốc xã ở Châu Âu dùng tướng Vạn làm biểu tượng cho chủ nghĩa quân phiệt của mình.

Chiều quay chữ Vạn

Tuy vậy, có một vị cao tăng đã nói: “Trong Phật Giáo, không luận là xoay sang hữu hay sang tả, chữ Vạn luôn tượng trưng cho lòng từ bi và trí tuệ quang minh của Đức Phật. Xoay vòng tượng trưng cho Phật lực vận tác vô cùng, không ngừng, không nghỉ và cứu độ vô lượng chúng sinh trong mười phương. Cho nên không cần phải chấp nhặt, thắc mắc hình chữ Vạn nên xoay qua phải hay qua trái” .

Các mẫu mặt dây chuyền chữ Vạn

Chữ Vạn không chỉ là họa tiết phổ biến trong các ngôi đền hay ngôi chùa. Không chỉ thế, hoa văn chữ vạn còn được trang trí trong phòng thờ, đồ thờ cúng,… Nó cũng được ứng dụng rất nhiều trong các thiết kế trang sức bởi ý nghĩa đặc biệt. Mặt dây chuyền chữ vạn là một trong những mẫu trang sức được khách hàng vô cùng yêu thích. Người ta luôn tin rằng đeo mặt dây chuyền chữ vạn trong phong thủy sẽ gặp nhiều điều may mắn và tốt lành. Dưới đây là một số mẫu mặt dây chuyền chữ Vạn:

Mặt dây chuyền chữ vạn bằng vàng
Mặt dây chuyền nam chữ vạn
Mặt dây chuyền bạc chữ vạn
Mặt dây chuyền hình chữ vạn
Mặt chuyền chuyền hình vuông khắc chữ vạn

Từ khóa » Vòng Trầm Chữ Vạn