Mặt đối Lập Là Gì? Ví Dụ Về Mặt đối Lập - Luật Hoàng Phi

Mục lục bài viết

Toggle
  • Mặt đối lập là gì?
  • Ví dụ về mặt đối lập
  • Ví dụ về sự đấu tranh giữa các mặt đối lập
  • Mâu thuẫn là gì?
  • Ví dụ về đối lập của mâu thuẫn
  • Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập

Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là một trong ba quy luật cơ bản của triết học Mác – Lênin. Quy luật này làm sáng tỏ nguồn gốc sự vận động, phát triển của sự vật. Mặt đối lập là gì? Ví dụ về mặt đối lập.

Mặt đối lập là gì?

Mặt đối lập là khái niệm dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những khuynh hướng vận động trái ngược nhau nhưng là điều kiện, tiền đề tồn tại của nhau.

Mặt đối lập là những mặt có những đặc điểm, những thuộc tính, những tính quy định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau, tồn tại một cách khách quan trong tự nhiên, xã hội và tư duy.

Ví dụ về mặt đối lập

Ví dụ của mặt đối lập: Mọi hoạt động kinh tế đều có mặt sản xuất và mặt tiêu dùng. Chúng thống nhất với nhau tạo thành một chỉnh thể nhưng đồng thời cũng luôn tác động bài trừ nhau. Hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm còn  hoạt động tiêu dùng thì lại triệt tiêu sản phẩm.

Ví dụ về sự đấu tranh giữa các mặt đối lập

Nội dung trên đã giải thích được Mặt đối lập là gì? Ví dụ về mặt đối lập, để làm rõ hơn vấn đề này nội dung sau sẽ đưa ra ví dụ về sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.

Đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động qua lại theo xu hướng bài trừ và phủ định lẫn nhau giữa các mặt đó.

Hình thức đấu tranh của các mặt đối lập hết sức phong phú, đa dạng, tùy thuộc vào tính chất, mối quan hệ qua lại giữa các mặt đối lập và điều kiện diễn ra cuộc đấu tranh.

Ví dụ: Trong một lớp học, hoạt động đoàn kết và hoạt động cạnh tranh là các mặt đối lập. Có những lúc hoạt động đoàn kết nổi trội hơn, nhưng có những lúc hoạt động cạnh tranh lại nổi trội hơn. Như vậy hoạt động đoàn kết và hoạt động cạnh tranh đang “đấu tranh” với nhau.

Mâu thuẫn là gì?

Trong phép biện chứng duy vật, khái niệm mâu thuẫn dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất và đấu tranh, chuyển hóa giữa các mặt đối lập của mỗi sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau.

Đây là quan niệm biện chứng về mâu thuẫn, khác căn bản với quan niệm siêu hình về mâu thuẫn.

Theo quan niệm siêu hình: Mâu thuẫn là cái đối lập phản logic, không có sự thống nhất, không có sự chuyển hóa biện chứng giữa các mặt đối lập, nhân tố tạo thành mâu thuẫn biện chứng là mặt đối lập.

Ví dụ về đối lập của mâu thuẫn

Mặt đối lập là gì? Ví dụ về mặt đối lập đã được giải thích ở trên, sau đây sẽ là một số ví dụ về mặt đối lập của mâu thuẫn:

– Trong mối quan hệ giữa giai cấp thống trị và bị trị trong xã hội xưa, họ đối lập với nhau về quyền lợi, ý chí. Hai giai cấp này luôn đấu tranh với nhau để bảo vệ quyền lợi của mình, luôn luôn tác động đến nhau.

– Trong mỗi sinh vật đều có mặt đồng hóa và dị hóa

+ Đồng hóa là quá trình tổng hợp các chất đơn giản thành những chất phức tạp.

+ Dị hóa là tập hợp các chuỗi phản ứng chuyển hóa phân hủy các phân tử thành các đơn vị nhỏ hơn được hoặc bị oxy hóa để giải phóng năng lượng hoặc được sử dụng trong các phản ứng đồng hóa khác.

Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập

Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập làm sáng tỏ nguồn gốc của sự vận động, phát triển của các sự vật và có ý nghĩa phương pháp luận trong nhận thức và hoạt động thực tiễn.

– Để nhận thức đúng bản chất của sự vật và tìm ra phương hướng, giải pháp đúng cho hoạt động thực tiễn, ta phải đi sâu nghiên cứu phát hiện ra mâu thuẫn của sự vật.

Muốn phát hiện ra mâu thuẫn phải tìm ra trong thể thống nhất những mặt, những khuynh hướng trái ngược nhau, tức là tìm ra những mặt đối lập và tìm ra những mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau giữa những mặt đối lập đó.

– Phải xem xét quá trình phát sinh, phát triển của từng mâu thuẫn.

+ Khi phân tích mâu thuẫn, ta phải xem xét quá trình phát sinh, phát triển của từng mâu thuẫn. Ta phải xem xét vai trò, vị trí và mối quan hệ lẫn nhau của các mâu thuẫn. Phải xem xét quá trình phát sinh, phát triển và vị trí của từng mặt đối lập, mối quan hệ tác động qua lại giữa chúng.

+ Chỉ có như vậy ta mới có thể hiểu đúng mâu thuẫn của sự vật, hiểu đúng xu hướng vận động, phát triển và điều kiện để giải quyết mâu thuẫn.

– Để thúc đẩy sự vật phát triển, ta phải tìm mọi cách để giải quyết mâu thuẫn, không được điều hòa mâu thuẫn

+ Việc đấu tranh giải quyết mâu thuẫn phải phù hợp với trình độ phát triển của mâu thuẫn. Phải tìm ra phương thức, phương tiện và lực lượng giải quyết mâu thuẫn. Mâu thuẫn chỉ được giải quyết khi điều kiện đã chín muồi.

+ Một mặt, ta phải chống thái độ chủ quan, nón vội. Mặt khác, ta phải cực kỳ thúc đẩy các điều kiện khách quan để làm cho các điều kiện giải quyết mâu thuẫn đi đến chín muồi.

+ Mâu thuẫn khác nhau phải có phương pháp giải quyết khác nhau. Do đó, ta phải tìm ra các hình thức giải quyết mâu thuẫn một cách linh hoạt, vừa phù hợp với từng loại mâu thuẫn, vừa phù hợp với điều kiện cụ thể.

Từ khóa » đối Lập Nhau Là Gì