Mặt đường Khát Vọng – Wikipedia Tiếng Việt

Bước tới nội dung

Nội dung

chuyển sang thanh bên ẩn
  • Đầu
  • 1Hoàn cảnh sáng tác
  • 2Đánh giá
  • 3Trong văn hóa đại chúng
  • 4Tham khảo
  • Bài viết
  • Thảo luận
Tiếng Việt
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Công cụ Công cụ chuyển sang thanh bên ẩn Tác vụ
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Chung
  • Các liên kết đến đây
  • Thay đổi liên quan
  • Trang đặc biệt
  • Thông tin trang
  • Trích dẫn trang này
  • Lấy URL ngắn gọn
  • Tải mã QR
  • Khoản mục Wikidata
In và xuất
  • Tạo một quyển sách
  • Tải dưới dạng PDF
  • Bản để in ra
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

"Mặt đường khát vọng" là một bài trường ca của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm sáng tác năm 1971. Gồm có 9 chương. [1]

Hoàn cảnh sáng tác[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: Việt Nam hóa chiến tranh, Chiến dịch Lam Sơn 719, và Chiến dịch Xuân Hè 1972

Trường ca "Mặt đường khát vọng" được tác giả Nguyễn Khoa Điềm sáng tác ở chiến khu Trị Thiên năm 1971, in lần đầu năm 1974. Tác phẩm được tạo ra nhằm mục đích thuyết phục thanh niên vùng đô thị chính quyền Việt Nam đứng lên chống chính quyền và chống sự can thiệp quân sự của Hoa Kỳ tại miền Nam Việt Nam.[2]

Đánh giá[sửa | sửa mã nguồn]

Thanh Tùng của báo Tiền Phong nhận định: "Trong 'Mặt đường khát vọng' [...] với lối viết rất riêng, không đao to búa lớn, và không bắt đầu từ những anh hùng dân tộc như Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo... tác giả thủ thỉ kể về mình và về người bạn gái đang dấn thân trong cuộc đấu tranh, về những con người rất bình dị nhưng đều có những cống hiến cho đất nước với thái độ vô cùng yêu thương, trân trọng [...] Nguyễn Khoa Điềm đã có cái nhìn khác về đất nước và nhân dân với cách thể hiện cũng rất riêng của mình [...] Đó là sự tìm tòi, là cái nhìn mới mẻ của Nguyễn Khoa Điềm về đất nước ở thời điểm ấy, thời hoa lửa".[3] Hiền Thảo của báo Tổ Quốc cho rằng: "Cách định nghĩa đất nước của Nguyễn Khoa Điềm rất thơ và khúc chiết, không chung chung trừu tượng mà khá cụ thể. Quan niệm đó, vừa có tính kế thừa, vừa phát triển mang ý nghĩa triết lí rộng lớn [...] thể hiện chiều sâu, bề rộng văn hoá, những trải nghiệm, suy tưởng riêng và xúc động mãnh liệt, chân thành của Nguyễn Khoa Điềm.[4]

Trong văn hóa đại chúng[sửa | sửa mã nguồn]

Một đoạn thơ trong trường ca được đưa vào đề kiểm tra môn ngữ văn kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020.[5] Trước đó một số trích đoạn khác đã từng được đưa vào các đề thi đại học năm 2013 & thi trung học phổ thông quốc gia năm 2017.[cần dẫn nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Tìm hiểu tác phẩm Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm”. Đài Truyền hình Việt Nam. 20 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2020.
  2. ^ Sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập một. Nhà xuất bản Giáo dục. tr. 118.
  3. ^ Thanh Tùng (29 tháng 4 năm 2015). “Nguyễn Khoa Điềm: Không có cuộc chiến đấu này chưa chắc tôi đã làm thơ”. Tiền Phong. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2020.
  4. ^ Hiền Thảo (14 tháng 8 năm 2013). “Quan niệm về "Đất nước" trong thơ”. Tổ Quốc. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2020.
  5. ^ Đặng Chung & Anh Nhàn (9 tháng 8 năm 2020). “"Đất nước" vào đề thi môn Ngữ văn Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020”. Lao Động. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2020.
Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Mặt_đường_khát_vọng&oldid=69946137” Thể loại:
  • Trường ca Việt Nam
Thể loại ẩn:
  • Bài viết có trích dẫn không khớp
  • Chuyển đổi chiều rộng nội dung giới hạn

Từ khóa » đất Nước Nguyễn Khoa điềm Wikipedia